Le hoi truyen thong chua Ong

Le hoi truyen thong chua Ong



1 Pages 1-10

▲back to top


1.1 Page 1

▲back to top


DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIA
LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG
CHÙA ÔNG
BIÊN HÒA

1.2 Page 2

▲back to top


1.3 Page 3

▲back to top


UBND THÀNH PHỐ BIÊN HÒA
BẢO TÀNG ĐỒNG NAI
THẤT PHỦ CỔ MIẾU BIÊN HÒA
NGUYỄN XUÂN THANH
Chủ biên
DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIA
LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG
CHÙA ÔNG
BIÊN HÒA
NHÀ XUẤT BẢN ĐỒNG NAI

1.4 Page 4

▲back to top


Tham gia biên tập
Huỳnh Văn Tới
Nguyễn Việt Sơn
Huỳnh Hữu Nghĩa
Trần Minh Trí
Nguyễn Anh Đức

1.5 Page 5

▲back to top


Lời mở đầu
Chùa Ông ở Cù lao Phố, thành phố Biên Hòa, được kiến tạo năm
1684, có giá trị về lịch sử, mỹ thuật và văn hóa, đã được Bộ Văn hóa
- Thông tin xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia theo
Quyết định số 04/2001/QĐ - BVHTT ngày 19/01/2001.
Chùa Ông ở Cù lao Phố, thành phố Biên Hòa là cơ sở tín ngưỡng
dân gian của người Hoa và người Việt; được người dân địa phương
thực hành lễ hội thường niên, liên tục suốt nhiều năm qua, gắn với
lịch sử hình thành, phát triển Biên Hòa - Đồng Nai, vượt qua gian
khó và chiến tranh, luôn được bảo tồn bản sắc, vun đắp giá trị cho
đến nay và muôn đời sau.
Lễ hội Chùa Ông thành phố Biên Hòa là dịp để cộng đồng Hoa
- Việt gặp gỡ giao lưu, cố kết tình cảm cộng đồng dân tộc. Đây là
minh chứng sống động trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền
thống của dân tộc Hoa - Việt, thể hiện ý thức bảo tồn giá trị văn hóa
dân tộc của cộng đồng và góp phần làm phong phú kho tàng di sản
văn hóa Việt Nam đa dạng trong thống nhất; cũng là biểu hiện của
bản sắc văn hóa Việt Nam: Tích hợp đa nguồn, chung sống an lành
trong tín ngưỡng đa hệ.
5

1.6 Page 6

▲back to top


Năm 2024, Chùa Ông thành phố Biên Hòa tròn 340 năm tuổi. Lễ
hội truyền thống Chùa Ông thành phố Biên Hòa được Bộ Văn hóa
Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào danh mục di sản văn hóa phi
vật thể quốc gia (QĐ số: 3440/QĐ-BVHTTDL ngày 10 tháng 11 năm
2023). Trong niềm vui lớn gắn với kỷ niệm Biên Hòa - Đồng Nai 325
năm; thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, UBND thành phố Biên Hòa
tổ chức nhiều hoạt động, nhiều sự kiện để lắng nghe, tiếp thu ý kiến
của nhân sĩ trí thức và công chúng gia tăng hiệu quả bảo tồn, phát
huy hiệu quả di sản văn hóa ở Biên Hòa, trong đó Lễ hội Chùa Ồng
thành phố Biên Hòa được xem là trọng điểm; trong chương trình
trọng điểm của Ban Tổ chức Lễ hội Chùa Ông năm 2024, việc biên
tập, xuất bản sách về lễ hội truyền thống Chùa Ông thành phố Biên
Hòa là việc làm thiết thực, đáp ứng nhu cầu của công chúng.
Quyển sách do Ủy ban Nhân dân thành phố Biên Hòa phối hợp
với Bảo tàng Đồng Nai và Ban Trị sự Thất Phủ cổ miếu Biên Hòa
thực hiện với sự tham gia biên tập của Huỳnh Văn Tới, Nguyễn Việt
Sơn, Huỳnh Hữu Nghĩa, Trần Minh Tú, Nguyễn Anh Đức; nhằm
mục đích thông tin cơ bản, hệ thống hóa tài liệu giúp cho công chúng
quan tâm tìm hiểu tổng quan và cụ thể về lễ hội Chùa Ông thành phố
Biên Hòa, cũng là để chia sẻ chung trong hệ thống tư liệu về lễ hội
và tín ngưỡng thờ Quan Thánh Đế quân.
Ban biên tập xin được phép sử dụng tài liệu trong hồ sơ di tích
cùng kết quả nghiên cứu của cá nhân, tập thể đã được chủ thể công
bố. Ngày 17 tháng 12 năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Biên
Hòa phối hợp với Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG - HCM, Ban Trị
sự Thất phủ Cổ miếu Biên Hòa và Chi hội Văn nghệ dân gian Đồng
6

1.7 Page 7

▲back to top


Nai tổ chức Tọa đàm khoa học về bảo tồn, phát huy di sản văn hóa ở
thành phố Biên hòa, trong đó, có nhiều tham luận về di sản văn hóa
phi vật thể Lễ hội Chùa Ông thành phố Biên Hòa đóng góp nhiều ý
kiến quí báu về quản lý văn hóa ở góc nhìn khoa học. Ban Biên tập
xin phép các tác giả cho in, xuất bản những tham luận này để chia
sẻ chung.
Dù đã nhiều cố gắng, ắt vẫn còn nhiều thiếu sót. Kính mong
người đọc lượng thứ, góp ý xây dựng.
Nguyễn Xuân Thanh
7

1.8 Page 8

▲back to top


PHẦN I
HỒ SƠ DI SẢN
8

1.9 Page 9

▲back to top


LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CHÙA ÔNG
THÀNH PHỐ BIÊN HÒA
Theo hồ sơ di sản văn hóa1 phi vật thể do Bảo tàng Đồng Nai
tham mưu Ủy ban Nhân dân tỉnh (UBND tỉnh) trình Bộ Văn hóa
Thể thao và Du lịch (Bộ VHTT và DL), Lễ hội Chùa Ông Biên Hòa
(dân gian thường gọi là Lễ hội Chùa Ông Cù lao Phố). Chùa Ông
Biên Hòa còn có tên gọi khác: Thất Phủ cổ miếu Biên Hòa (邊和七
府古廟 hoặc Quan Thánh Đế quân Thạnh hội (關聖帝君盛會); vị
trí tại tọa độ: 10055’34’’ vĩ độ Bắc, 106049’23’’ kinh độ Đông, ở Cù
lao Phố thuộc địa bàn phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh
Đồng Nai.
Chủ thể
Chủ thể văn hóa của lễ hội là cộng đồng người Việt - Hoa ở Biên
Hòa do Ban Quản trị người Hoa gồm đại diện 4 Hội quán (Quảng
Đông, Phúc Kiến, Triều Châu và Sùng Chính) quản lý.2.
Đại diện cho cộng đồng chủ thể quản lý (thời điểm 2023) là các
thành viên trong Ban Trị sự Thất Phủ cổ miếu, những người giữ vai
trò chủ chốt trong việc tổ chức, thực hành lễ hội, bao gồm:
1  Hồ sơ di sản do Bảo tàng Đồng Nai biên soạn và quản lý.
2  Người Hoa 04 Hội quán sinh sống ở các phường như: Bửu Hòa, Bửu
Long, Thanh Bình, Tân Tiến, Tân Vạn, Hóa An, Quyết Thắng, Hòa Bình,
Quang Vinh...
9

1.10 Page 10

▲back to top


Stt
Họ và tên
1
Huỳnh Hữu Nghĩa
(Thái Hữu Nghĩa)
2 Lý Hữu Đức
3 Dương Nguyên
4
Ngô Phi Long
(Ngô Gia Nguyên)
5 Quách Chí Cường
6 Vương Văn An
7 Lý Kim Bình
8 Huỳnh Dũ
9 Tăng Ngọc Minh
10
Lưu Dân Cường
(Lưu Chí Cường)
11 Hứa Mỹ Chiêu
12 Trương Lâm Thủy
Năm
sinh
Chức vụ
1958
Quyền
Trưởng ban
1950
Phó Trưởng ban
thường trực
1963
Phó
Trưởng ban
1963
Phó
Trưởng ban
1967
Phó
Trưởng ban
1958 Thành viên
1967 Thành viên
1946 Thành viên
1949 Thành viên
1953 Thành viên
1975 Thành viên
1945 Thành viên
Địa chỉ
Phường
Bửu Hòa
Phường
Bửu Hòa
Phường
Bửu Long
Phường
Thanh Bình
Phường
Hòa Bình
Phường
Bửu Long
Phường
Tân Tiến
Phường
Tân Vạn
Phường
Thanh Bình
Phường
Bửu Hòa
Phường
Tân Vạn
Phường
Bửu Long
10

2 Pages 11-20

▲back to top


2.1 Page 11

▲back to top


13 Lôi Thành
1949
14 Trịnh Diệu Khải 1956
15 Vương Sơn
1948
16 Đào Khánh Địa 1955
17
Vương Quang Minh
(Vương Địa Minh)
1955
18 Tất Minh
1974
19 Dương Quốc Hùng 1961
20 Lý Ngọc Bửu
1950
21 Huỳnh Dũng
1953
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Phường
Hóa An
Phường
Thanh Bình
Phường
Thanh Bình
Phường
Quyết Thắng
Phường
Hòa Bình
Phường
Quang Vinh
Phường
Quyết Thắng
Phường
Quang Vinh
Phường
Bình Thắng, Tp.
Dĩ An, tỉnh
Bình Dương
Quá trình hình thành Chùa Ông
Thất Phủ cổ miếu Biên Hòa (七府古廟) xây dựng năm 1684,
vốn có tên gọi ban đầu là Vọng Hải Quan Đế miếu (海關帝廟), hay
còn được gọi là Quan Đế miếu (關帝廟), Thất Phủ võ miếu, Nhân
dân quen gọi là Chùa Ông. Thời kỳ đầu vương triều Gia Long, Lưu
thủ dinh Trấn Biên chia người Hoa ở Biên Hòa ra làm 7 bang, cũng
11

2.2 Page 12

▲back to top


còn được gọi là 7 phủ (thất phủ)1. Tại Thất Phủ cổ miếu Biên Hòa có
tấm bia niên đại năm 1828 có tên “Thất Phủ võ miếu” (tấm bia Thất
Phủ cổ miếu đã bị thất lạc).
Năm 1885, chính quyền thực dân Pháp thay đổi bang hội người
Hoa, từ 7 bang xuống còn 5 bang gồm: Quảng Đông, Phúc Kiến,
Triều Châu, Hải Nam và Hẹ. Hiện nay, người Hoa ở Biên Hòa chỉ
còn 4 bang gồm: Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu và Hẹ - Sùng
Chính (do người Hải Nam có số dân ít nên sáp nhập vào nhóm Hẹ -
Sùng Chính). 4 bang đều có trụ sở hoạt động riêng gọi là Hội quán,
nhưng Thất Phủ cổ miếu là Hội quán chung cho cả 4 bang. Thất Phủ
cổ miếu còn được Nhân dân thường gọi là Chùa Ông, người dân
Biên Hòa có câu “Chùa Ông Biên Hòa, Chùa Bà Bình Dương”.
Theo nhà nghiên cứu Sơn Nam “Ở Nam Bộ hễ thấy nơi nào có sân
rộng, mái ngói cong cong, thờ bất cứ ai, có nhang khói thì cứ gọi là
chùa”2.
Chùa Ông nằm bên tả ngạn sông Đồng Nai hiền hòa thơ mộng,
tọa lạc trên mảnh đất bằng phẳng ven sông Đồng Nai có diện tích
2206.6m2, được ngăn cách với bên ngoài bởi bức tường gạch cao
2,5 mét. Chùa Ông được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống cơ
sở tín ngưỡng của Trung Hoa, vật liệu xây dựng chủ yếu là đá xanh
đặc trưng của làng đá Bửu Long và gạch, mái lợp ngói âm dương
ống ngõa... Bố cục mặt bằng theo kiểu “nội công, ngoại quốc” gồm
các hạng mục: Tiền điện, Trung điện và Hậu điện nối tiếp nhau, đối
1  Theo Tsai Maw Kuey (1968), Người Hoa ở Việt Nam, Bản dịch của Ban
Dân tộc học - Viện Khoa học Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, luận án tiến
sĩ, tr 39. “Năm 1814, dưới triều Hoàng đế Gia Long (1802-1820) có sự cải
tổ các bang hội Trung Quốc. Từ đây có 7 bang: Quảng Châu, Triều Châu,
Hải Nam, Phúc Kiến, Hakka, Phúc Châu và Kiang Tcheou”. Hakka (chính là
bang Hẹ), Kiang Tcheou (chính là bang Chương Châu).
2  Theo Sơn Nam (2009), Đình miếu và lễ hội dân gian miền Nam, Nxb. Trẻ,
Thành phố Hồ Chí Minh tr 237.
12

2.3 Page 13

▲back to top


xứng hai bên là dãy nhà Tả ban và Hữu ban. Bên trái sân chùa là
miếu Ngũ Hành Nương nương; phía sau Chánh điện chùa là căn nhà
một trệt một lầu: Tầng trệt là Điện Bao Công, tầng lầu là Điện Quan
Âm (Quan Âm các). Nóc chùa được trang trí bằng một quần thể tiểu
tượng gốm Cây Mai, tạo tác cuối thế kỷ XIX, thể hiện các tuồng tích,
múa hát cung đình, khung cảnh sinh động lễ hội của người Hoa. Mặt
tiền của Chùa Ông quay về hướng Tây Nam, nhìn ra sông Đồng Nai,
trước cổng có cây si cổ thụ tỏa bóng mát quanh năm, in bóng xuống
dòng sông Đồng Nai.
Lịch sử hình thành Chùa Ông gắn với quá trình người Hoa đến
vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai khai khẩn, lập ấp. Năm 1679, nhóm
người Hoa gồm Dương Ngạn Địch, Trần Thượng Xuyên đem 50
thuyền, 3.000 gia quyến đến xin trú ngụ tại Đàng Trong đất Việt.
Chúa Nguyễn Phước Tần chấp thuận và cho nhóm của Dương Ngạn
Địch đến Mỹ Tho (Tiền Giang), nhóm của Trần Thượng Xuyên đến
xứ Bàn Lân định cư. Tại xứ Bàn Lân, Trần Thượng Xuyên cùng thân
nhân khai khẩn vùng đất, lập phố chợ, phát triển kinh tế, buôn bán
giao thương với nhiều nước như: Trung Quốc, Nhật Bản, Mã Lai...
Với sự cần mẫn siêng năng trong lao động sản xuất và kinh doanh,
Trần Thượng Xuyên và nhóm người Hoa đã xây dựng Cù lao Phố trở
thành Nông Nại đại phố, một thương cảng sầm uất bậc nhất phương
Nam cuối thế kỷ XVII và hơn nửa đầu thế kỷ XVIII.
Đa phần người Hoa đến Biên Hòa từ thế kỷ XVII và tiếp tục sau
đó, có nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau đến từ 7 phủ ở Trung Quốc:
Phúc Châu, Chương Châu, Tuyền Châu (tỉnh Phúc Kiến), Quảng
Châu, Triều Châu và Quỳnh Châu (tỉnh Quảng Đông), Ninh Ba (tỉnh
Chiết Giang). Việc miếu người Hoa ở Biên Hòa có tên gọi Thất Phủ
võ miếu, Thất Phủ miếu hay Thất Phủ cổ miếu... thể hiện đầy đủ
cộng đồng này. Theo truyền thống của người Việt, sau khai khẩn lập
13

2.4 Page 14

▲back to top


làng, ổn định cuộc sống, người Việt thường xây cất đình làng để thờ
và các bậc tiền hiền, đình làng như một thiết chế văn hóa tín ngưỡng,
duy trì trật tự kỷ cương, làm nơi để dân làng hội họp bàn việc chung,
nơi nghỉ ngơi cho khách lỡ đường, đồng thời cũng là nơi sinh hoạt
văn hóa tinh thần chung của cả cộng đồng. Tương tự như người Việt,
sau 5 năm đặt chân đến miền đất mới, năm 1684 người Hoa xây
dựng Quan Đế miếu tại thôn Bình Hoành, thuộc dinh Trấn Biên, phủ
Gia Định, nay là phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng
Nai để thờ Quan Thánh Đế quân.
Sách Gia Định thành thông chí (1820) cho biết rõ niên đại của
ngôi miếu này: “Tuế thứ Giáp Tý Chính Hòa ngũ niên tứ nguyệt cát
nhật”, tức là ngày tốt tháng 4 năm Giáp Tý niên hiệu Chính Hòa thứ
năm là 1684. Từ xưa đến nay, miếu Quan Đế được các Hội quán, các
thế hệ người Hoa ở Biên Hòa thay nhau duy trì hương khói và thờ
tự theo nghi thức truyền thống. Chùa Ông không chỉ là nơi thực hiện
chức năng tín ngưỡng truyền thống của người Hoa, mà còn là nơi để
người Hoa gặp gỡ tương trợ, cố kết cộng đồng, giúp nhau tạo dựng
cuộc sống ở vùng đất mới. Chùa Ông chính là bằng chứng cột mốc
lịch sử của cộng đồng người Hoa từ thời kỳ khẩn hoang, lập ấp, cùng
với người Việt xây dựng phát triển vùng đất phương Nam.
Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức có ghi chép
về Chùa Ông như sau: “Nằm ở phía Nam Cù lao Đại Phố, phía
Đông ngã ba đường, mặt trông ra Phước Giang, điện vũ nguy nga,
tượng đắp cao hơn một trượng, phía sau là điện quán Quan Âm,
phía ngoài có tường gạch bao quanh, bốn góc có 4 con lân bằng đá
ngồi xổm. Cùng với Hội quán Phúc Châu đầu phía Tây đường lớn và
Hội quán Quảng Đông ở dưới phía Đông là 3 cái đền lớn”1.
1  Trịnh Hoài Đức (Bản dịch của Lý Việt Dũng, Huỳnh Văn Tới hiệu
đính/2005), Gia Định thành thông chí, Nxb. Đồng Nai, tr 236.
14

2.5 Page 15

▲back to top


Trải qua 340 năm thăng trầm cùng lịch sử, miếu Quan Đế đã
từng bị ảnh hưởng do chiến tranh, xuống cấp theo dòng thời gian
nhưng đã được cộng đồng người Hoa trùng tu vào các năm: 1743,
1817, 1868, 1894, 1927, 1968, 2005, lần thực hiện đại trùng tu vào
năm 2009. Cho dù đã trải qua nhiều lần trùng tu nhưng nội điện,
kết cấu kiến trúc, chất liệu xây dựng, mỹ thuật, lễ tục vẫn giữ được
bản sắc.
Chùa Ông đã trở thành nơi thờ tự tín ngưỡng của cả người Hoa
và người Việt. Những dấu ấn giao thoa văn hóa tín ngưỡng của
người Hoa và người Việt đã thể hiện rõ tại Chùa Ông. Tại Chùa
Ông, người Việt vẫn thường đến thắp hương, thờ cúng coi đó như
chỗ để gửi gắm niềm tin vào thế giới tâm linh. Người Việt cũng thờ
Quan Thánh Đế quân với 5 đức tính tiêu biểu cho chuẩn mực văn
hóa ứng xử cá nhân: trung, nghĩa, nhân, tín, dũng. Trong dịp lễ hội
Chùa Ông, đông đảo người Việt trong và ngoài địa bàn Biên Hòa đến
thắp hương, dâng lễ cầu xin Quan Thánh Đế quân phù hộ cho quốc
thái dân an, gia đình hạnh phúc. Lễ hội Chùa Ông còn là dịp để cộng
đồng Hoa - Việt gặp gỡ giao lưu, cố kết tình cảm cộng đồng dân tộc.
Chùa Ông là một trong những cơ sở tín ngưỡng dân gian cổ xưa ở
Đồng Nai và khu vực Nam Bộ, có giá trị về lịch sử, mỹ thuật và văn
hóa. Năm 2001, Chùa Ông đã được Bộ Văn hóa - Thông tin, nay là
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn
hóa cấp quốc gia (theo Quyết định số 04/2001/QĐ - BVHTT ngày
19/01/2001).
Đối tượng thờ cúng
Nhân vật lịch sử Quan Công (Quan Thánh Đế quân): Quan
Thánh Đế quân hay Quan Công (關公), tên thật là Quan Vũ (關羽),
tự Vân Trường (雲長). Ông sinh ở thôn Thường Bình, huyện Giải
Lương, tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc). Sở dĩ Quan Công có tầm ảnh
hưởng sâu rộng và trở thành một vị thần trong tín ngưỡng dân gian
15

2.6 Page 16

▲back to top


của người Hoa là bởi tính cách và hành động của ông được tác giả La
Quán Trung, miêu tả qua tác phẩm nổi tiếng “Tam quốc diễn nghĩa”.
Quan Công là một nhân vật lịch sử có thật ở Trung Quốc, ông là Đại
tướng quân thời Tam Quốc, cùng Lưu Bị, Trương Phi kết nghĩa anh
em. Ông đã giúp Lưu Bị lập nên nhà Thục Hán, là một trong 5 hổ
tướng đứng đầu của Lưu Bị gồm Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân,
Hoàng Trung và Mã Siêu.
Sinh làm tướng, chết làm thần, Quan Vũ được người dân tôn
thành thánh sau khi mất, từ thời nhà Đường các câu chuyện liên
quan đến sự hiển thánh của Quan Công được ghi chép rất nhiều
trong các loại bút ký, truyền kỳ... Nhìn chung nhân vật lịch sử Quan
Công được ca ngợi với các phẩm chất: Trung nghĩa, thẳng thắn, hiên
ngang, chính trực, văn võ toàn tài, chính nhân quân tử, những phẩm
chất của người quân tử theo truyền thống lễ giáo Trung Hoa, vốn
chịu ảnh hưởng từ tư tưởng Nho giáo của Khổng Tử. Người dân thờ
cúng Quan Công không phải do quyền cao chức trọng mà do phẩm
chất nhân, lễ, nghĩa, dũng, tín ở ông tiêu biểu cho đạo lý ứng xử văn
hóa của dân.
Tín ngưỡng thờ Quan Công xuất hiện ở Trung Quốc từ thời nhà
Tùy, nhà Đường, phát triển vào thời nhà Tống, nhà Nguyên, nhà
Minh, đạt đến đỉnh cao vào thời nhà Thanh. Các triều đại Trung
Quốc quan niệm có 2 vị thánh được tôn kính làm thánh, là Văn thánh
và Võ thánh, Văn thánh chính là Khổng Tử và Võ thánh chính là
Quan Công. Hai nhân vật lịch sử biểu trưng cho quan niệm văn võ
song toàn để phục vụ các triều đại phong kiến Trung Quốc. Chính
điều đó đã làm cho Quan Công được thần thánh hóa và trở thành vị
thần theo tín ngưỡng dân gian, được người Hoa thờ cúng ở khắp nơi
trên thế giới.
16

2.7 Page 17

▲back to top


Ở Nam Bộ người Hoa có mặt ở nhiều địa phương như: Đồng
Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre,
Trà Vinh, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang... Những nơi
người Hoa sinh sống, hầu như đều có cơ sở thờ tự Quan Thánh Đế
quân, những cơ sở thường được gọi với nhiều tên khác nhau: miếu,
cung, điện, chùa. Ở Đồng Nai, Quan Thánh Đế quân được thờ chính
hoặc phối thờ ở một số miếu như: Thất Phủ cổ miếu (ở phường
Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa), miếu Quan Đế (ở phường Thanh
Bình, thành phố Biên Hòa), Phựng Sơn tự (phường Quyết Thắng,
thành phố Biên Hòa), miếu Quan Thánh Đế (phường Xuân An, thành
phố Long Khánh), miếu Quan Đế (xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch).
Nhưng để có nơi thờ tự chung, cộng đồng 4 Hội quán cùng thờ Quan
Thánh Đế quân ở Thất Phủ cổ miếu tại phường Hiệp Hòa.
Quan Công được cả Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo và tín ngưỡng
dân gian thờ phụng. Nho giáo xem Quan Công là “Võ Thánh Đế
quân”, Phật giáo xem Quan Công là Hộ pháp gọi là “Già Lam Bồ
tát”, còn Đạo giáo phong Quan Công là “Tam giới Phục ma Đại
đế”. Cả tam giáo: Nho, Phật, Lão đã tích hợp từ câu chuyện lịch sử,
các truyền thuyết, ghi chép dân gian và nhất là nhân vật từ tiểu thuyết
Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung đã sáng tạo nên một hình
tượng Quan Công chính nhân quân tử “Trung nghĩa, Nho nhã, Anh
linh, Thần uy”.
Trong tâm thức của người Hoa, Quan Công đã trở thành một
huyền thoại lịch sử, trở thành điểm tựa tinh thần giá trị đạo đức, biểu
tượng các đức tính cao quý của bậc nam nhân quân tử đại trượng phu.
Ông cũng được xem là biểu tượng của trượng nghĩa trung thành, của
tính hào hiệp và là người bảo vệ cho tầng lớp bị áp bức. Người Hoa
ở Biên Hòa thờ Quan Công vì ông tượng trưng cho danh dự, lòng
chung thủy, sự hy sinh, độ lượng, can đảm, lòng tốt, sự công minh
17

2.8 Page 18

▲back to top


chính trực. Trên một số hoành phi, liễn đối tại Thất Phủ cổ miếu đã
thể hiện các tính cách của Quan Công. “Trung nghĩa thiên thu” (
義千秋), lòng trung nghĩa của Quan Vũ bền vững ngàn năm. “Oai
chấn Hoa Hạ” (威震華夏), oai danh làm chấn động cả nước Hoa
Hạ. “Thiên cổ nhất nhân” (千古一人), từ ngàn năm qua chỉ có một
người. “Chánh khí trường tồn” (正氣長存), chánh khí của Quan
Công sống mãi với thời gian. “Chánh khí phò luân” (正氣扶輪),
chánh khí phò trợ cho luân thường, đạo lý.
Người Việt, người Hoa ở Biên Hòa, Đồng Nai có tục thờ Quan
Công ở trong lòng, ở trong nhà, ở các đình, miếu, chùa tại cộng
đồng. Trong tín ngưỡng dân gian, Quan Công vừa là nhân thần vừa
là phúc thần; vừa là thần độ mạng tại gia, vừa là thần ban phước cho
cộng đồng.
Rất nhiều gia đình người Việt, người Hoa ở Biên Hòa - Đồng
Nai đã thỉnh tranh, tượng Quan Công về thờ tại gia, mong ông hiển
linh phù hộ cho gia đạo bình an và trấn giữ nhà cửa, hàng yêu phục
ma, chủ trì công đạo. Một số nhà nghiên cứu cho rằng: “Quan Công
thờ tại gia đình thì là vị thần phù hộ cho gia chủ (nam giới), thờ ở
đền, miếu là vị thần phù hộ cộng đồng, thờ ở Đạo quán là một trong
ba mươi sáu tướng của Huyền Thiên thượng đế chuyên trừ tà ma cứu
độ chúng sinh, thờ ở chùa là Già Lam Bồ tát hộ trì tam bảo”1.
Kể từ khi người Hoa xây dựng miếu Quan Đế vào thế kỷ XVII,
cũng từ đây cộng đồng người Hoa thực hiện các nghi lễ thờ cúng
Quan Công theo các nghi thức truyền thống của người Hoa. Hàng
năm, tại Chùa Ông, Ban Trị sự và cộng đồng người Hoa tổ chức lễ
hội Chùa Ông từ ngày 10 đến ngày 13 tháng Giêng, đây là dịp tiết
trời vào Xuân, nhân dân bá tánh tham gia lễ hội với quy mô rất lớn.
1  Huỳnh Ngọc Trảng (chủ biên, 2002), Sổ tay hành hương đất phương Nam,
Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, tr 215.
18

2.9 Page 19

▲back to top


Ngoài ra, ngày 24 tháng 6 (âm lịch), Ban Trị sự tổ chức lễ Quan
Thánh Đế quân thánh đản. Người dự lễ là bá tánh dân gian không
phân biệt người Hoa người Việt, ở nơi này hay nơi khác.
Thiên Hậu Thánh mẫu (天后聖母): Thiên Hậu Thánh mẫu được
đặt ở khám thờ bên trái chính điện. Cũng như Quan Đế, bà Thiên
Hậu được thờ khắp nơi theo bước di dân của người Hoa. Bà vốn
được tin là vị thần phù hộ cho những người đi biển, cho những người
xa xứ. Thiên Hậu Thánh mẫu được thờ thể hiện dưới dạng một người
phụ nữ ngồi trên ngai uy nghi. Bà mặc áo choàng dài, đầu đội mũ hậu
có tua. Hai bên có hai thuộc hạ là Thiên Lý Nhãn và Thuận Phong
Nhĩ, hai người này nghe và thấy tất cả những gì xảy ra trên thế gian.
Lễ vía Thiên Hậu Thánh mẫu vào ngày 23 tháng 3 âm lịch.
Kim Hoa Nương nương (金花娘娘): Còn được gọi là Chủ sanh
tức Bà mẹ Sanh. Bà được thờ ở khám thờ bên phải chính điện, trên
khám thờ có Kim Hoa Nương nương, mẹ sanh, mẹ đỡ. Kim Hoa
Nương nương giúp các sản phụ sinh nở mẹ tròn con vuông. Trợ tá
Kim Hoa Nương nương có Thập nhị Bà Thư hoặc Thập nhị Diên
Nữ, tức mười hai Mụ Bà, mỗi bà có một chức trách nhiệm vụ khác
nhau. Lễ vía Kim Hoa Nương nương vào ngày 17 tháng 4 âm lịch
hàng năm.
Quan Bình Thái tử (關平太子): Quan Bình Thái tử hay còn gọi
là Quan Thánh Thái tử, nhân vật trung hiếu vẹn toàn, là con nuôi của
Quan Công. Theo tín ngưỡng của người Hoa tôn xưng Quan Bình
Thái tử, hiệu là “Cửu thiên Uy linh Hiển hóa Đại thiên tôn”. Việc
thờ Quan Thánh Đế quân luôn thờ cùng Quan Bình Thái tử (con nuôi
của Quan Công, bị địch giết cùng lúc với cha) và Châu Xương (tùy
tướng của Quan Công, tử tiết khi được tin ông bị kẻ thù sát hại)1.
1  Huỳnh Ngọc Trảng (chủ biên 2013), Đặc khảo tín ngưỡng thờ gia thần,
Nxb. Văn hóa - Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh, tr 73.
19

2.10 Page 20

▲back to top


Trong Chùa Ông, Quan Bình Thái tử được thờ đứng bên trái đối diện
Châu Xương Tướng quân. Lễ vía Quan Thánh Thái tử vào ngày 15
tháng 3 âm lịch.
Châu Xương Tướng quân (周倉將軍): Châu Xương (tên gọi
khác Châu Thương). Châu Xương được dân gian tôn hiệu là “Cương
trực Trung dũng Đại thiên tôn”. Trong Chùa Ông, Châu Xương được
thờ ở bên phải đối diện Quan Bình Thái tử, hình tượng của Châu
Xương mặt đen, râu ngắn, mắt sáng tròn xoe, thân mang áo giáp, tay
trái cầm Thanh Long đao, khuôn mặt thể hiện thần sắc uy nghi. Lễ
vía Châu Xương diễn ra vào ngày 30 tháng 10 âm lịch.
Đô Thiên Chí Phú Tài Bạch Tinh quân (都天致富財帛星君):
Vị thần được thờ ở góc ngoài cùng của chính điện, đối diện với khám
thờ Tiền hiền. Đây là một “tinh quân” tức một vì sao, thần chủ quản
một vì sao trên trời Đô thiên, có công năng ban phát tài lộc cho con
người ở trần gian. Vị thần sao này được nhân hóa là một ông lão râu
bạc, một vị thần trong truyền thuyết dân gian về việc ban phát điều
lành và giàu có. Lễ vía Đô Thiên Chí Phú Tài Bạch Tinh quân vào
ngày 27 tháng 7 âm lịch.
Phước Đức Chánh Thần (福德正神): Phước Đức Chánh Thần
là vị thần được thờ ở một bên tiền điện, đối diện Mã Đầu Tướng quân
ngựa Xích Thố. Ở đây, theo biển để chữ Quốc ngữ là “Ông Phước
Đức”, song trong bài vị chữ Hán lại viết “Bổn Đầu Công linh ứng”.
Ông Phước Đức là cách gọi thông tục của Phước Đức Chính Thần
(danh hiệu đầy đủ Trung ương Mậu kỷ Phước Đức Chính Thần) tức
thần Thổ địa của nhà cửa, đền miếu. Phước Đức Chánh Thần là thần
Thổ địa, gọi là Thổ địa công, chủ cai quản cả vùng đất rộng lớn.
Ngày vía Phước Đức Chánh Thần là mùng 2 tháng 2 âm lịch.
Môn Thần (門神): Môn thần là vị thần có khả năng ngăn chặn,
đe dọa và khống chế các oan hồn, ma quỷ; mặt khác còn có thể ngăn
20

3 Pages 21-30

▲back to top


3.1 Page 21

▲back to top


chặn không cho tà ma xâm nhập vào đền miếu, gia cư. Vị thần này
được thể hiện dưới nhiều hình thức thờ tự khác nhau, đôi khi chỉ là
bức tranh, bức tượng, hình mặt hổ phù ngậm chiếc vòng thiếc, hình
nhân bằng gỗ đào, chiếc gương soi hình tròn, hình bát giác ở trên đó
vẽ hình bát quái hoặc chỉ một vài câu bùa chú gắn trên các cánh cửa
ra vào. Còn ở Chùa Ông hình tượng môn thần khá đơn giản là hai
ống sắt bên đố cửa chính.
Mã Đầu Tướng quân và ngựa Xích Thố (赤兔马): Mã Đầu
Tướng quân và ngựa Xích Thố được thờ ở bên góc phải, trước cửa
vào của chính điện. Mã Đầu Tướng quân là người chăn giữ ngựa cho
Quan Công. Ngựa Xích Thố của Quan Công là một con vật trung
nghĩa, đầu tiên nó là con ngựa của Đổng Trác, nhưng nó ghét người
bất trung hay trở chứng nên Đổng Trác đem nó cho Lữ Bố. Khi Lữ
Bố chết, con Xích Thố trở về với Quan Công. Chủ tớ hiểu nhau nên
nó tận tâm phục vụ. Khi Quan Công chết, Tôn Quyền đem Xích Thố
cho Mã Trung (tướng đã giết Quan Công) nhưng nó biết đó là kẻ thù
thì nhịn ăn mà chết. Do đó, các đền miếu thờ Quan Công đều thờ
ngựa Xích Thố và Mã Đầu Tướng quân. Lễ vía Mã Tướng quân vào
ngày 23 tháng 6 âm lịch.
Quan Thế Âm Bồ tát (觀世音菩薩): Phật Bà Quan Âm hay Bồ
tát Quan Thế Âm với thần tích là vị Bồ tát cứu khổ cứu nạn, nhất là
cứu nạn trên biển và hóa độ chúng sinh. Quan Âm Bồ tát tuy là biểu
tượng của Phật giáo nhưng lại được người Hoa tín ngưỡng như một
vị thần nữ cứu tinh. Đối với người Hoa, Phật Bà Quan Âm là một
phụ nữ có đức tính cao đẹp, luôn luôn làm phúc cho mọi người thoát
khỏi tai nạn hiểm nghèo. Tại Chùa Ông Quan Âm Bồ tát được thờ
ở Quan Âm các. Lễ vía sanh Quan Âm ngày 19 tháng 2, vía Quan
Âm đắc đạo ngày 19 tháng 6, vía Quan Âm xuất gia ngày 19 tháng
9 âm lịch.
21

3.2 Page 22

▲back to top


Bao Công (包公): Bao Công hay còn được gọi là Bao Chửng
được thờ ở Chính đại Quang minh điện, đặt ở tầng dưới Quan Âm
các. Sinh thời ông là người công minh chính trực, yêu dân không sợ
cường quyền, có tài xét xử nhiều vụ án uẩn khúc, phá án như thần
nên được gọi là Thanh Thiên Đại lão gia. Bao Công được thờ như
một vị thần Công lý cả trên dương gian lẫn ở âm phủ. Do đó, những
ai oan ức thường đến đây lễ bái, cầu xin Ngài phù hộ cho được minh
oan. Lễ cúng vía Bao Công vào ngày 12 tháng 5 âm lịch.
Ngũ Hành Nương nương (五行娘娘): Miếu bà Ngũ Hành Nương
nương được lập ở bên phải theo hướng từ cổng nhìn vào. Trong miếu
có tượng 5 bà với trang phục 5 màu khác biệt. Người Hoa còn gọi
Ngũ Hành Nương nương là bà Ngũ Hành, là thói quen gọi tắt, gồm
5 bà Thổ Đức Thánh Phi, Hỏa Đức Thánh Phi, Kim Đức Thánh Phi,
Thủy Đức Thánh Phi và Mộc Đức Thánh Phi. 5 vị nữ thần này có
quyền năng đối với đất, nước, lửa, kim loại, cây gỗ. Kim, Mộc, Thủy,
Hỏa, Thổ chính là 5 yếu tố vận động phát triển theo hướng “tương
sinh” “tương khắc” biểu thị quy luật sinh thành, vận động của
vũ trụ. Lễ vía Ngũ Hành Nương nương vào ngày 21 tháng 7 âm lịch
hàng năm.
Ngoài các đối tượng thờ như Thiên Hậu Thánh mẫu, Kim Hoa
Nương nương, Đô Thiên Chí Phú Tài Bạch Tinh quân... kể trên, tại
Chùa Ông còn thờ Thần Tài, Thái Tuế Tinh quân, Huyền Đàn Triệu
Nguyên Soái, Thanh Long - Bạch Hổ, Thái Sơn Thạch Cảm Đương,
Tề Thiên Đại Thánh, Hiếu Tử - Thần Tài Âm Phủ.
Như vậy, các đối tượng phối thờ ở Chùa Ông là một tập hợp khá
đầy đủ các thần linh chủ yếu của cộng đồng người Hoa bao gồm các
thần linh của tín ngưỡng thờ Quan Công (thần bảo hộ cộng đồng mà
trước hết là thần của giới võ tướng); tín ngưỡng thờ Thiên Hậu (hộ
thần của giới đi biển, buôn bán thương hồ); tín ngưỡng thờ Mẹ Sanh,
22

3.3 Page 23

▲back to top


Mẹ Độ (Kim Huê bà Chúa thai sanh); tín ngưỡng thờ Phúc Thần
(Bổn Đầu Công Phước Đức chính thần); Tài Thần (Đô Thiên Chí
Phú Tài Bạch Tinh quân, Triệu Huyền Đàn)...
Thực hành lễ hội Chùa Ông
Lịch lễ hàng năm
Lễ hội đầu xuân: Vào thời điểm giao thừa mỗi năm, người dân
khắp nơi kéo về dâng hương, xin lộc; thiện nam tín nữ lũ lượt đông
vui. Người địa phương có tập quán viếng mười kiểng chùa ngay sau
Tết Nguyên đán; Chùa Ông là kiểng chùa thiêng, không thể thiếu.
Lễ vía chính (lễ lớn)
- Lễ thứ nhất: Lễ hội Chùa Ông, tổ chức từ ngày 10 đến ngày 13
tháng Giêng.
- Lễ thứ hai: Lễ cúng vía Quan Thánh Đế quân thánh đản, ngày
24 tháng 6 âm lịch.
- Lễ thứ ba: Lễ cúng Hạ Ngươn, tổ chức từ ngày 13, 14 và 15
tháng 10 âm lịch.
Lễ vía phụ (lễ nhỏ)
- Lễ thứ nhất: Lễ cúng giao thừa khai ấn.
- Lễ thứ hai: Lễ Thượng nguyên, tổ chức ngày 15 tháng Giêng.
- Lễ thứ ba: Cúng Phúc Đức Chính Thần, tổ chức vào ngày 2
tháng 2 và ngày 15 tháng 8 âm lịch.
- Lễ thứ tư: Lễ cúng Quan Thế Âm, tổ chức ngày 19 tháng 2 âm
lịch, lễ Mẹ Quan Âm đản sanh ngày 19 tháng 6 âm lịch, lễ Mẹ Quan
Âm đắc đạo, lễ Mẹ Quan Âm xuất gia ngày 19 tháng 9 âm lịch.
- Lễ thứ năm: Lễ cúng Triệu Huyền Đàn, tổ chức ngày 15 tháng
3 âm lịch.
23

3.4 Page 24

▲back to top


- Lễ thứ sáu: Lễ cúng Thiên Hậu Thánh mẫu, tổ chức vào ngày
23 tháng 3 và 9 tháng 9 âm lịch.
- Lễ thứ bảy: Lễ cúng Kim Hoa Nương nương, ngày 17 tháng 4
âm lịch.
- Lễ thứ tám: Lễ cúng Bao Công, tổ chức ngày 12 tháng 5 âm
lịch.
- Lễ thứ chín: Lễ cúng Quan Bình, ngày 13 tháng 5 âm lịch.
- Lễ thứ mười: Lễ cúng Mã Đầu Tướng quân, ngày 23 tháng 6
âm lịch.
- Lễ thứ mười một: Lễ cúng Trung nguyên và Vu Lan. Từ ngày
10 đến ngày 15 tháng 7 âm lịch.
- Lễ thứ mười hai: Lễ cúng Thái Tuế, ngày 19 tháng 7 âm lịch.
- Lễ thứ mười ba: Lễ cúng Ngũ Hành Nương nương, tổ chức từ
đêm 20 tháng 7 và sáng 21 tháng 7 âm lịch.
- Lễ thứ mười bốn: Lễ cúng Tài Bạch Tinh quân, ngày 22 tháng
7 âm lịch.
- Lễ thứ mười lăm: Lễ cúng Tiền Bối, ngày 21 tháng 10 âm lịch.
- Lễ thứ mười sáu: Lễ cúng Châu Xương Đại Tướng quân thánh
đản, vào ngày 30 tháng 10 âm lịch.
- Lễ thứ mười bảy: Tạ lễ Chư Thánh Thần - Phong Ấn, ngày 25
tháng Chạp.
Riêng lễ hội chính Chùa Ông có phần nghinh Ông tuần du hàng
năm thu hút đông đảo cộng đồng Hoa - Việt khắp nơi về hành hương
chiêm bái, dâng lễ, xin lộc. Lễ hội này mang những nét đặc sắc của
người Hoa, với màu sắc lễ hội hoành tráng, trang nghiêm, cộng đồng
tham dự tin rằng các chư thần sẽ phù hộ cho quốc thái dân an, nhân
khang vật thịnh, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
24

3.5 Page 25

▲back to top


Quy trình thực hiện lễ hội
Đại Nam nhất thống chí có viết về đền Quan Công và người
Thanh, người Minh Hương đèn hương thờ tự như sau: “Ở phía Đông
các đường phố, về phía Nam Cù lao Phố, thuộc huyện Phước Chính,
trông ra sông Phước Giang, đền đài rộng đẹp, có tượng cao hơn
trượng. Phía sau là quán Quan Âm cùng với Hội quán Phúc Châu
ở đầu phía Tây, Hội quán Quảng Đông ở phía Đông là ba ngôi đền
lớn... hai ngôi kia bị phá huỷ, duy đền này vẫn còn, do người Thanh
và người Minh Hương trong tỉnh đèn hương thờ tự, miếu mạo vẫn
như cũ”1.
Kể từ khi người Hoa xây dựng Quan Đế miếu vào năm 1684,
đây cũng là thời gian người Hoa thực hiện các nghi lễ thờ cúng Quan
Thánh Đế quân ở Chùa Ông, theo nghi thức truyền thống. Các vị bô
lão người Hoa kể lại rằng: Lễ hội Chùa Ông luôn được các thế hệ
người Hoa nối tiếp nhau duy trì và vun đắp. Các nghi lễ được cộng
đồng thực hành luôn đảm bảo tính thiêng, phần hội là không gian
mở luôn có các tiết mục biểu diễn Lân - Sư - Rồng, các hoạt động
văn hóa văn nghệ dân gian, hoạt động vui chơi giải trí diễn ra tại sân
chùa, được cộng đồng hưởng ứng và tham gia2.
Hàng năm, lễ Đức Ông Quan Thánh Đế quân hiển thánh từ ngày
10 đến 13 tháng Giêng, các Hội quán cùng nhau tổ chức, đại diện
các Hội quán thành kính dâng hương và lễ vật. Sau khi đại diện cộng
1  Quốc sử quán Triều Nguyễn - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam - Viện Sử
học (2006), Đại Nam nhất thống chí (tập 5), Nxb. Thuận Hóa, tr 87.
2  Theo thông tin của những người Hoa lớn tuổi cung cấp lúc 9 giờ ngày
20/7/2022, tại Chùa Ông. Gồm Huỳnh Dũ 76 tuổi, Lý Ngọc Bửu 72 tuổi, Lý
Hữu Đức 70 tuổi, Vương Văn An 64 tuổi, Trịnh Diệu Khải 66 tuổi, Huỳnh
Hữu Nghĩa 64 tuổi...
25

3.6 Page 26

▲back to top


đồng 4 Hội quán thực hiện nghi lễ dâng cúng Đức Ông, cộng đồng
bá tánh vào chùa dâng hương và lễ vật, thành kính bái lạy trước
khám thờ Quan Thánh Đế quân. Tham dự lễ hội có đủ mọi lứa tuổi
và giới tính: Trai, gái, già, trẻ, không phân biệt dân tộc. Người dân
đến tham dự lễ hội thường mang theo những vật phẩm như: Bông
hoa (kiêng hoa mào gà), trái cây, xôi chè, gà vịt, heo quay... tùy tâm
của mỗi người dâng cúng Đức Ông. Mọi người đến với lễ hội Chùa
Ông ai nấy đều hoan hỉ, thư thái, khoan hòa, thành kính Đức Ông
và các chư Thần, nguyện ước đón nhận những điều tốt lành cho gia
đình và xã hội.
Lễ rước cộ (kiệu) Chùa Ông được cộng đồng người Hoa tổ chức
bài bản, trang trọng từ xa xưa, đến năm 1966 được Ban Tổ chức mở
rộng về qui mô và thành phần tham gia, với sự tham gia của hàng
nghìn người Hoa và người Việt ở Biên Hòa, nhân dân ở các khu vực
phụ cận, cùng du khách thập phương đến tham dự lễ hội. Vào ngày
Quan Thánh Đế quân hiển thánh, tức ngày 13 tháng Giêng năm Bính
Ngọ 1966, chính quyền địa phương lúc bấy giờ đã cho phép cộng
đồng người Hoa tổ chức rước kim thân Đức Ông Quan Thánh Đế
quân tuần du. Cộng đồng 4 Hội quán người Hoa đồng tổ chức, rước
kim thân Đức Ông tuần du trên một số tuyến đường và khu chợ Biên
Hòa, nơi có đông người Hoa sinh sống và buôn bán kinh doanh.
Kim thân Đức Quan Thánh Đế quân được thỉnh trên kiệu, kiệu
được trang hoàng lộng lẫy do 8 thanh niên trai tráng khỏe mạnh
khiêng trên vai, phía sau có 4 người đại diện của 4 Hội quán đi theo
hầu kiệu. Đi trước kiệu là lỗ bộ, bát bửu, các cô gái gánh hoa trong
trang phục truyền thống của người Hoa, lân, sư, rồng, các nhân vật
hóa trang thành Bát tiên đi cà kheo, 4 người hóa trang thành thầy trò
Đường Tăng đi thỉnh kinh. Đi phía sau kiệu còn có sự tham gia của
26

3.7 Page 27

▲back to top


hơn 300 diễn viên (nghiệp dư), biểu diễn các tiết mục văn nghệ mang
sắc thái văn hóa truyền thống dân tộc Hoa. Ngoài ra, đi trước tiên là
đoàn xe chở bánh và nước ngọt phát cho người tham gia, tạo ra một
không khí rất sôi động vui tươi, thu hút Nhân dân bá tánh cùng hòa
nhập vào lễ hội.
Kiệu Đức Ông xuất phát từ Chùa Ông đi đến đường Hàm Nghi
(nay là đường Cách mạng Tháng 8), sau đó di chuyển đến Phụng Sơn
tự của Hội quán Phúc Kiến, cung thỉnh Đức Quảng Trạch Tôn Vương
cùng xuất du. Tại dinh tỉnh trưởng Biên Hòa1 có lập bàn hương án
để cung nghinh kiệu Ông, tỉnh trưởng cùng các quan chức đứng đón
kiệu. Khi đến dinh tỉnh trưởng, ban nhạc cùng nổi chuông, trống và
biểu diễn các tiết mục văn nghệ để chào mừng kim thân Đức Ông.
Sau đó đoàn tiếp tục xuất du vòng quanh khu vực chợ Biên Hòa, đi
qua đường Phan Đình Phùng, Hưng Đạo Vương, đến Quốc lộ 1 (nay
là đường Hà Huy Giáp) rồi trở về Chùa Ông. Kiệu đi đến đâu nhân
dân nhập hội đến đó, không phân biệt người Việt, người Hoa, trên
các tuyến đường kiệu Ông đi qua, nhân dân hai bên đường lập bàn
hương án với nhang thơm hoa đẹp thành kính đón chào Đức Ông.
Sau 1975, lễ rước cộ Chùa Ông Biên Hòa tiếp tục được duy trì.
Đặc biệt, từ năm 2013 đến nay, được sự chấp thuận của Ủy ban nhân
dân tỉnh Đồng Nai, lễ hội Chùa Ông được tổ chức lớn hơn, ngày một
khoa học hơn, thu hút hàng vạn khách thập phương đến tham dự. Lễ
hội Chùa Ông được thực hành theo nghi thức truyền thống nhưng
cũng có phần sáng tạo của cộng đồng. Đặc biệt, trong lễ hội Chùa
Ông có nghi lễ nghinh thần ở các đình, miếu trong khu vực về Chùa
Ông tham gia lễ hội. Lễ nghinh thần bằng đường sông lẫn đường
1  Nay là trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.
27

3.8 Page 28

▲back to top


bộ. Thành phần tham gia có đội hình nghi thức trang nghiêm và các
đoàn người tham dự nối dài với niềm tin thiêng liêng và tinh thần vui
khỏe. Tham gia tuần du có nhiều đoàn của các Hội quán người Hoa,
người Việt với nhiều hoạt động phong phú: Kiệu Đức Ông, Tứ đại
Thiên Vương, thầy trò đường Tam Tạng đi thỉnh kinh, kiệu Phật bà
Quan âm, Phước, Lộc, Thọ, Thần tài, Na Tra, Lân - Sư - Rồng vừa
đi vừa biểu diễn, các đoàn võ sinh, thiếu nữ gánh hoa... tạo không
khí vui nhộn trên đường phố. Người dân hai bên đường đoàn diễu
hành đi qua đều vui mừng bày hương án kính cẩn nghinh Ông và
chư Thần. Nhiều gia đình tiếp nước uống và thực phẩm để góp phần
mình vào lễ hội nghinh Ông.
Ghi nhận những đóng góp của Ban Trị sự Thất Phủ cổ miếu cũng
như của cộng đồng người Hoa trong việc hoạt động và tổ chức lễ hội
Chùa Ông, năm 2016 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng Bằng
khen cho Ban Trị sự Thất Phủ cổ miếu vì đã có thành tích xuất sắc
trong quản lý và tổ chức hoạt động lễ hội Chùa Ông (Quyết định số
19/QĐ- BVHTTDL, ngày 04/01/2017).
Chuẩn bị tổ chức lễ hội
Thành lập Ban Tổ chức và các Tiểu ban: Để chuẩn bị cho lễ hội
Chùa Ông diễn ra thành công, trước 6 tháng, Ban Trị sự Chùa Ông
thành lập Ban Tổ chức lễ hội và các Tiểu ban. Ban Tổ chức lễ hội là
các thành viên trong Ban Trị sự, Trưởng ban Trị sự là Trưởng ban Tổ
chức lễ hội, các Phó Trưởng ban Trị sự là Phó Trưởng ban Tổ chức
lễ hội1. Ban Trị sự là những người có uy tín được 04 Hội quán người
Hoa ở Biên Hòa bầu ra. Người được bầu vào Ban Trị sự phải là
1  Ngoài ra, Ban Trị sự còn mời một số chuyên gia am hiểu về lịch sử, văn
hóa tham gia vào Ban Tổ chức, với vai trò là cố vấn.
28

3.9 Page 29

▲back to top


những người được cộng đồng tín nhiệm trong các Hội quán, những
người am hiểu về phong tục tập quán, tín ngưỡng thờ cúng của người
Hoa, có hiểu biết về Chùa Ông và tín ngưỡng thờ Đức Ông Quan
Thánh Đế quân1.
Trưởng ban Tổ chức lễ hội thành lập các Tiểu ban chuyên môn
để thực hiện công tác chuẩn bị như: Tiểu ban nội dung, tuyên truyền,
đối ngoại; Tiểu ban cơ sở vật chất, hậu cần; Tiểu ban lễ; Tiểu ban hội;
Tiểu ban an ninh, trật tự.
Tiểu ban nội dung, tuyên truyền, đối ngoại: Có quyền và trách
nhiệm chuẩn bị một số công việc như: Soạn thảo nội dung, kế hoạch,
tờ trình, chương trình chi tiết, hồ sơ xin cấp phép, thư mời, cử người
dẫn chương trình, bài phát biểu, báo cáo kết quả lễ hội Chùa Ông;
thực hiện treo băng rôn, pano, áp phích, cổng chào... tuyên truyền
về lễ hội trên các phương tiện thông tin truyền thông; liên hệ các cơ
quan, ban ngành, chính quyền địa phương liên quan nhờ hỗ trợ về
chuyên môn; liên hệ các cơ quan báo, đài hỗ trợ đưa tin, bài về lễ hội;
mời và đón tiếp đại biểu, khách mời tham dự lễ hội.
Tiểu ban cơ sở vật chất và hậu cần: Có quyền và trách nhiệm
tổ chức, điều hành các hoạt động theo kế hoạch chi tiết tổ chức của
lễ hội bao gồm: Chuẩn bị trái cây, bông hoa, hương đèn, hoa đăng,
bong bóng, phà, thuyền lớn, thuyền nhỏ, thuyền thả hoa đăng, ẩm
thực... Dựng sân khấu, nhà vòm, các gian hàng để giao lưu thư pháp;
1  Người tham gia vào Ban Trị sự đều dựa trên tinh thần tự nguyện, có trách
nhiệm làm việc vì cộng đồng và bảo vệ, phát huy các giá trị di tích quốc gia
Chùa Ông (không hưởng lương). Người bầu vào Ban Trị sự do cộng đồng
người Hoa thuộc bốn Hội quán giới thiệu và bầu bằng hình thức hiệp thương
(đề cử). Ban Trị sự gồm 1 Trưởng Ban và 4 Phó Trưởng Ban. Nhiệm kỳ của
Ban Trị sự là 5 năm sau đó bầu lại. Ban Trị sự được Ủy ban nhân dân phường
Hiệp Hòa (nơi di tích Chùa Ông đứng chân) xác nhận.
29

3.10 Page 30

▲back to top


chuẩn bị âm thanh, ánh sáng; chuẩn bị bàn ghế các loại; sắp xếp chỗ
gửi xe, vệ sinh, trang trí đèn trong khuôn viên chùa và từ cổng chùa
đến các con đường trong khuôn viên chùa.
Tiểu ban lễ: Tổ chức, điều hành các hoạt động lễ của lễ hội gồm:
Thực hiện lễ nghinh Thần, lễ vía Đức Ông, lễ cúng Trời, lễ cầu an, lễ
thả phúc khí cầu, lễ thả hoa đăng....
Tiểu ban hội: Điều hành, tổ chức các hoạt động thuộc phần hội
gồm: Tổ chức biểu diễn nghệ thuật múa Lân - Sư - Rồng; giao lưu
thư pháp, võ thuật; thi kéo co, nhảy bao bố, nhảy dây....
Tiểu ban an ninh trật tự: Tổ chức, điều hành các hoạt động an
ninh trật tự của lễ hội bao gồm: Phối hợp với các lực lượng công an,
quân sự của tỉnh, thành phố Biên Hòa và phường Hiệp Hòa bảo đảm
an ninh trật tự, an toàn, phòng chống cháy nổ, kịp thời giải quyết các
tình huống khi có sự cố xảy ra; bố trí phân công nhân sự, trực tại các
vị trí, địa điểm diễn ra các hoạt động lễ hội; đảm bảo lễ hội thành
công, an toàn, phù hợp với quy định của pháp luật và sự hướng dẫn
của các cơ quan, ban ngành chức năng.
Ngoài ra, Ban Tổ chức phân công cho các Hội quán chuẩn bị
nghi thức, lễ vật, hoành phi, các trò chơi, các tiết mục văn nghệ để
tham gia dự vào lễ hội Chùa Ông. Trong dịp này, không gian bên
trong và bên ngoài Chùa Ông được cộng đồng cùng trang trí hoành
phi, cờ hội, lồng đèn, kết hoa tạo nên bức tranh vô cùng rực rỡ nổi
bật với sắc màu chủ đạo là màu đỏ1, vàng, xanh... Trên cổng chính
và cổng phụ, trên trường đều cắm cờ hội với nhiều màu sắc. Trong
và ngoài sân giăng hàng trăm chiếc đèn lồng lớn nhỏ được treo thành
1  Màu đỏ là màu truyền thống đặc thù của cộng đồng người Hoa, từ trong
gia đình đến đền, miếu khi vào dịp lễ, tết quan trọng họ thường trang trí màu
đỏ, vì người Hoa quan niệm màu đỏ tượng trưng cho sự tốt lành và may mắn.
30

4 Pages 31-40

▲back to top


4.1 Page 31

▲back to top


nhiều dãy. Sự chuẩn bị chu đáo tại không gian diễn ra lễ hội, tạo nên
bức tranh lộng lẫy, không khí háo hức cho du khách thập phương đến
tham dự lễ hội có dịp đắm chìm trong không khí linh thiêng, tưng
bừng ở ngôi chùa cổ trong dịp tiết trời đầu Xuân.
Diễn trình lễ hội chính (13 tháng Giêng hàng năm)
Diễn ra các nghi lễ, nghi thức sau:
- Lễ thỉnh hàm thư (chiều ngày 9 tháng Giêng).
- Lễ nghinh Thần (sáng ngày 10 tháng Giêng).
- Lễ an vị chư Thần (trưa ngày 10 tháng Giêng).
- Lễ cáo yết, khai hội (tối ngày 10 tháng Giêng).
- Lễ vía Quan Thánh Đế quân do các Hội quán và các đình thực
hiện (ngày 11 và sáng ngày 12 tháng Giêng).
- Lễ cầu an (sáng ngày 13 tháng Giêng).
- Lễ vía Quan Thánh Đế quân do Ban Trị sự Chùa Ông và Ban
Tổ chức lễ hội Chùa Ông thực hiện (sáng ngày 13 tháng Giêng).
- Nghi thức thả phúc khí cầu (trưa ngày 13 tháng Giêng).
- Lễ cầu an, thả hoa đăng (tối ngày 13 tháng Giêng).
Lễ hội Chùa Ông diễn ra trong 5 ngày liên tiếp (từ chiều ngày 9
đến tối ngày 13 tháng Giêng), rất nhiều nghi lễ diễn ra theo trình tự
thời gian và không gian khác nhau, phần hội có rất nhiều hoạt động
diễn ra sôi nổi. Phần lễ là hoạt động thờ tự liên quan đến tín ngưỡng
của người Hoa, do Ban Trị sự Chùa Ông đại diện cho cộng đồng
người Hoa thực hiện dâng đăng, dâng hương, dâng lễ vật, thực hành
các tập quán... nhằm cầu tài, cầu lộc, cầu sức khỏe cho nhân dân bá
tánh. Phần hội là hệ thống các hoạt động vui chơi như: các trò chơi
dân gian, biểu diễn ca kịch cổ truyền, múa Lân - Sư - Rồng, múa
hẩu, nghệ thuật đường phố... Tuy nhiên, trong lễ hội Chùa Ông giữa
31

4.2 Page 32

▲back to top


phần lễ và hội không có sự tách bạch riêng, mà phần lễ và phần hội
luôn đan xen gắn kết, trong lễ có hội và trong hội cũng có lễ. Sự đan
xen giữa lễ và hội tạo ra không gian văn hóa tâm linh, góp phần làm
cho lễ hội Chùa Ông càng trở nên hấp dẫn, cộng đồng và du khách
thập phương đến tham dự được đắm mình trong không khí lễ hội linh
thiêng tràn đầy hương sắc mùa Xuân và nguyện cầu cho gia đình, đất
nước năm mới an lành, hạnh phúc, phồn vinh.
Những nghi lễ và hoạt động hội diễn ra trong suốt những ngày
lễ hội và nhất là vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch. Trong đó điểm
nhấn là hoạt động nghinh thần diễu hành, biểu diễn nghệ thuật trên
đường phố và tại Chùa Ông. Bên cạnh phần lễ và trong phần hội có
hoạt động giao lưu giữa các Hội quán người Hoa cũng rất sôi nổi.
Các Hội quán cử đoàn đại diện đến Chùa Ông dâng lễ và biểu diễn
văn nghệ theo theo tinh thần vừa dâng lễ vừa thể hiện sự giao lưu,
giới thiệu bản sắc văn hóa của hội đoàn cho cộng đồng bá tánh đến
tham dự thưởng thức.
Trước ngày lễ chính (9 tháng Giêng)
Lễ Thỉnh hàm thư (gửi thư mời): Theo quan niệm của người
Hoa, mỗi khu vực sẽ có vị thần cai quản cư ngụ ở những đình, miếu
khác nhau “Đất có thổ công, sông có hà bá”, vì vậy vào dịp lễ hội,
Chùa Ông cử Ban đại diện đến một số đình, miếu dâng thỉnh hàm
thư. Nghi lễ Thỉnh hàm thư diễn ra vào lúc 14 giờ, đại diện Ban Trị
sự Chùa Ông đem hàm thư (thư mời) và lễ vật đến các đình, miếu.
Thể hiện tinh thần đoàn kết hòa hợp dân tộc, Ban Tổ chức lễ
hội gửi lời mời (thỉnh) một số tôn Thần như: Đức Ông Nguyễn Hữu
Cảnh (đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh), Đức Ông Trần Thượng Xuyên
(đình Tân Lân). Các vị thánh, thần thờ tại các cơ sở tín ngưỡng của
người Hoa ở Biên Hòa như: Đức Ông Quan Thánh Đế quân (Quan
32

4.3 Page 33

▲back to top


Đế miếu chợ Biên Hòa), Đức Ông Quảng Trạch Tôn Vương (Phụng
Sơn tự), Bà Thiên Hậu Thánh mẫu (Thiên Hậu cung). Các Tổ nghề
đá, mộc, gốm (miếu Tổ sư) và Thần Thành hoàng bổn cảnh tại địa
phương (đình Bình Quan) cùng hội tụ về Chùa Ông tham dự lễ hội,
để cùng phù hộ cho quốc thái dân an, cộng đồng các dân tộc anh em
được an lành, ấm no và hạnh phúc.
Trước khi đi mời, đoàn đại diện của Chùa Ông dâng lễ vật lên
Đức Ông xin cho đoàn được đi xuất ngoại gửi thư mời đến các đình,
miếu. Lễ vật dâng lên Quan Thánh Đế quân là 1 giỏ trái cây, 2 cây
đèn cầy lớn, 3 cây hương lớn, 5 chung trà, 5 chung rượu, hoa quả,
bánh1. Ban Trị sự nghiêm trang đứng trước bàn thờ Ông, xướng lễ
đọc sớ trình Quan Thánh Đế quân cho đoàn đại diện Chùa Ông xuất
ngoại thỉnh hàm thư đến một số đình, miếu.
Sớ trình có nội dung: “Hôm nay ngày mùng 09 tháng Giêng
năm.... Đoàn đại diện Ban Trị sự tề tựu trước điện thờ Đức Quan
Thánh Đế quân thành tâm dâng hương; Cung vọng Đức Quan Thánh
Đế quân cho phép Đoàn đại diện được gửi thư mời đến: đình Tân
Lân Biên Hòa; đền Nguyễn Hữu Cảnh; đình Bình Quan; Phụng Sơn
tự - Hội quán Phúc Kiến Biên Hòa; miếu Tổ sư Bửu Long - Hội quán
Sùng Chính Bửu Long; Thiên Hậu cung - Hội quán Sùng Chính Biên
Hòa; miếu Quan Đế Quảng Triệu - Hội quán Quảng Đông Biên
Hòa. Xin phép để cung thỉnh chư vị Tôn thần giá đáo đến Chùa Ông
an vị tham dự lễ hội”2.
1  3 cây hương lớn thể hiện mối tương quan giao kết giữa trời, đất và con
người (Thiên - Địa - Nhân). 5 chung trà và 5 chung rượu có ý nghĩa cùng
dâng cúng cho 5 vị thần linh gồm: Quan Công, Châu Xương, Quan Bình,
Vương Linh quan Thiên quân và Trương Tiên Đại đế.
2  Theo Sớ trình Đức Quan Thánh Đế quân cho đoàn đại diện xuất ngoại
cung thỉnh chư vị Tôn thần do Chùa Ông cung cấp.
33

4.4 Page 34

▲back to top


Trưởng ban Trị sự là người dâng 2 cây đèn cầy lớn lên Đức Quan
Thánh Đế quân trước1, tiếp theo là các thành viên trong Ban Trị sự
dâng những lễ vật còn lại. Sau khi dâng lễ vật, người dẫn lễ dùng con
dấu của Đức Ông đóng lên các hàm thư. Cuối cùng tất cả Ban Trị sự
cùng thực hiện nghi thức tam khấu đầu trước Đức Quan Thánh Đế
quân và Chư vị Tôn thần.
Đoàn đại diện Chùa Ông gồm 3 người đem lễ vật và thư mời đi
đến một số đình, miếu như: đền Nguyễn Hữu Cảnh, đình Bình Quan,
Phụng Sơn tự, miếu Thiên Hậu cung, miếu Quan Đế (chợ Biên Hòa),
đình Tân Lân, miếu Tổ sư. Các đình, miếu cử các vị chức sắc nghinh
đón; có đình, miếu còn chuẩn bị Lân - Sư - Rồng để nghinh đón đoàn
từ hai bên cổng.
Lễ vật dâng lên các vị thần, thánh ở các đình, miếu do Chùa Ông
chuẩn bị đều giống nhau, gồm: 3 cây hương lớn, 1 cặp đèn cầy, 1 giỏ
trái cây và thư mời. Trước bàn thờ chính mỗi đình miếu, đoàn thỉnh
hàm thư dâng lễ vật đèn hương, đọc sớ thỉnh chư Thần ở các cơ sở
thờ tự xuất du đến tham dự lễ hội Chùa Ông.
Sớ thỉnh tại các đình, miếu đều có các nội dung: “Hôm nay mùng
09 tháng Giêng âm lịch năm... Đoàn Đại diện Ban Trị sự Thất Phủ
cổ miếu Biên Hòa tề tựu tại... trước án thờ... thắp một nén hương
thành tâm kính bái. Cung thỉnh: ... vào ngày mùng 10 tháng Giêng
âm lịch năm..., Di giá (lên kiệu) du hành qua các con đường trong
thành phố Biên Hòa và đến tham dự lễ hội Chùa Ông tại Thất Phủ
cổ miếu Biên Hòa. Ban Trị sự Thất Phủ cổ miếu Biên Hòa đồng cẩn
cáo”2.
1  Hai cây đèn cầy lớn do Trưởng ban Trị sự dâng lên Đức Quan Thánh Đế
Quân với ý nghĩa ông chính là người đứng đầu đại diện cho Ban Tri sự dẫn lối
giữ gìn hương hỏa, thực hành phong tục tập quán của cộng đồng người Hoa.
2  Theo Sớ thỉnh chư Thần ở các cơ sở thờ tự cùng xuất du đến tham dự lễ
hội Chùa Ông, Sớ thỉnh do Chùa Ông cung cấp.
34

4.5 Page 35

▲back to top


Lần lượt đoàn sẽ đến thỉnh hàm thư các đình, miếu từ gần đến
xa, trước tiên là đền Nguyễn Hữu Cảnh, đình Bình Quan, Phụng Sơn
tự, Thiên Hậu cung, miếu Quan Đế Chợ Biên Hòa, đình Tân Lân,
miếu Tổ sư. Nghi thức dâng hàm thư tại các đình, miếu đều giống
nhau về hình thức, chỉ khác nhau về nội dung tên gọi địa điểm và vị
thần tại địa điểm đến.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, đoàn gửi thư mời sẽ vào trước bàn
thờ Quan Thánh Đế quân dâng hương, cẩn báo nhiệm vụ đã thực
hiện hoàn thành. Nghi thức gửi thư mời thường kết thúc lúc 17 giờ
cùng ngày.
Ngày thứ nhất (ngày 10 tháng Giêng).
Lễ nghinh Thần: Lễ nghinh Thần là hoạt động mở đầu cho lễ
hội Chùa Ông, đây là hoạt động đặc sắc riêng của cộng đồng người
Hoa, với sự tham gia của các đoàn rước và cung nghinh kim thân,
linh vị, hương linh các chư Thần được người Hoa, người Việt tôn thờ
trong các cơ sở tín ngưỡng ở địa phương. Cung nghinh kim thân Đức
Quảng Trạch Tôn Vương thờ ở Phụng Sơn tự, kim thân Đức Ông
Trần Thượng Xuyên thờ ở đình Tân Lân - người công lớn trong việc
khai mở xây dựng vùng đất Biên Hòa. Cung nghinh linh vị Thiên
Hậu Thánh mẫu thờ ở Thiên Hậu cung, linh vị tổ nghề Lỗ Ban Tiên
sư thờ ở miếu Tổ sư. Cung thỉnh hương linh Đức Ông Quan Thánh
Đế quân thờ ở Quan Đế miếu Biên Hòa. Cung nghinh linh hương
Thượng đẳng thần Nguyễn Hữu Cảnh - người công lớn trong việc an
định biên cương lãnh thổ về phương Nam tại đền thờ Nguyễn Hữu
Cảnh. Cung nghinh linh hương Thành hoàng bổn cảnh thờ ở đình
Bình Quan - vị thần được dân làng tôn thờ bảo vệ cuộc sống bình
yên của dân làng.
Lúc 6 giờ 30 phút, Ban Trị sự thực hiện nghi lễ thỉnh kim thân
Đức Quan Thánh Đế quân lên kiệu tuần du. Lễ vật dâng trước bàn
35

4.6 Page 36

▲back to top


thờ Đức Quan Thánh Đế là 1 cặp đèn cầy, 3 cây hương lớn, 1 lư trầm,
3 chung nước.
Ban Trị sự trong lễ phục áo dài gấm truyền thống Trung Hoa
màu vàng nhạt, bên ngoài khoác thêm áo dài tay, cổ tròn màu xanh,
thắt nút từ trên xuống, đầu đội nón quả bí màu xanh giống màu của
áo khoác ngoài, trên vai đeo dây chéo màu đỏ viền vàng có hàng chữ
Hoa lớn “Biên Hòa Thất Phủ cổ miếu Quan Thánh Đế quân Thắng
hội”. Tất cả nghiêm trang đứng trước bàn thờ Đức Quan Thánh Đế
quân. Dẫn lễ đọc sớ trình Quan Thánh Đế quân và Quan Bình Thái
tử, Châu Đại Tướng quân, Thiên Hậu Thánh mẫu, Kim Hoa Nương
nương, Ngũ Hành Thánh mẫu, Quán Thế Âm Bồ Tát, Bao Công
Thừa Tướng, Tề Thiên Đại Thánh... lên kiệu đi tuần du trên một số
con đường trong thành phố Biên Hòa.
Nội dung sớ thỉnh chư Thần ở Chùa Ông xuất du: “Hôm nay
mùng 10 tháng Giêng năm.... Ban Trị sự Thất Phủ cổ miếu Biên
Hòa tề tựu trước điện thờ Quan Thánh Đế quân xin dâng các lễ vật:
Hương hoa, trái cây, trầm hương, bảo trúc (đèn cầy), trà thơm, rượu
lễ, thành tâm kính bái (trống và chuông cùng đánh 3 hồi, 4 tiếng).
Cung thỉnh: Quan Thánh Đế quân, Quan Bình Thái tử, Châu Đại
Tướng quân, Thiên Hậu Thánh mẫu, Kim Hoa Nương nương, Ngũ
Hành Thánh mẫu, Quán Thế Âm Bồ Tát, Bao Công Thừa Tướng,
Tề Thiên Đại Thánh, chư Thánh hiền khai cơ tổ. Di giá (lên kiệu)
du hành qua các con đường trong thành phố Biên Hòa. Đồng thời
nguyện cầu Quan Thánh Đế quân và Chư đại Tôn thần phù hộ độ trì
cho mưa thuận gió hòa quốc thái dân an, Nhân dân bá tánh an cư
lạc nghiệp”1.
1  Theo Sớ thỉnh chư vị Tôn thần ở Chùa Ông đi xuất du, do Chùa Ông cung
cấp.
36

4.7 Page 37

▲back to top


Sau khi đọc sớ trình, trống, chuông, nhạc cổ Triều Châu cùng nổi
nhịp. Quản tự chùa thỉnh Kim thân Quan Thánh Đế quân từ khám
thờ trong chánh điện, Trưởng ban Trị sự, Trưởng ban Tổ chức lễ hội
Chùa Ông đón kim thân và rước kim thân Đức Ông từ trong chùa đi
ra ngoài theo hướng tay phải. Cùng rước kim thân Quan Thánh Đế
quân là một số thành viên của Tiểu ban nghi lễ bê lư trầm, đèn cầy,
hương lớn, đôi hia (giày) của Đức Ông, theo sau là Quan Bình, Châu
Xương1. Khi rước kim thân Đức Ông đi ra bá tánh chắp tay đứng hai
bên cung nghinh kim thân.
Kim thân Quan Thánh Đế quân ra khỏi cửa chùa thì có lọng che,
đoàn rước kiệu Đức Ông đi nghinh thần gồm có 2 người hóa trang
thành Quan Bình và Châu Xương, 4 người đưa kiệu là những thanh
niên khỏe mạnh trong trang phục áo thun (trên áo thun có in dòng
chữ Thất Phủ cổ miếu Biên Hòa bằng tiếng Trung và tiếng Việt), bên
cạnh 4 người đưa kiệu là 4 người hầu kiệu, họ là những người lớn
tuổi, đại diện của 4 Hội quán người Hoa trong lễ phục áo dài truyền
thống.
Thành phần tham gia các đoàn rước đều tương đối giống nhau.
Đi đầu các đoàn là cờ Tổ quốc, theo sau lần lượt là bảng tên các đoàn
(một mặt tiếng Việt, một mặt tiếng Hoa tên đoàn nghinh Thần), đại
kỳ (cờ lớn) của các hội quán, hoành phi (một mặt tiếng Việt, một mặt
tiếng Hoa), đội nhạc phèng la (theo từng Hội quán), cờ hội, đội hẩu
(hổ) trong trang phục hóa trang, các nhân vật hóa trang gắn với văn
hóa người Hoa như Quan Âm, Hồng Hài Nhi, Tứ Đại Thiên Vương,
Bát tiên, Thất tiên, Tam Thái tử, Kim Hoa Nương nương, Ngũ Hành
1  Những người hóa trang phải làm lễ dâng hương trước bàn thờ Đức Quan
Thánh Đế quân xin phép được phép hóa trang thành các nhân vật. Quan Bình
là con nuôi của Quan Công và Châu Xương là người theo hầu Quan Công,
hai nhân vật thường được phối thờ cùng Quan Công.
37

4.8 Page 38

▲back to top


Nương nương, Bao Công và tùy tùng, Thiên lý nhãn, Thuận phong
nhĩ... Sau các nhân vật hóa trang là các cô gái rải hoa cầm lồng đèn
trong trang phục áo dài sườn xám. Quan trọng nhất trong mỗi đoàn
là kiệu và bàn hương án tùy theo Hội quán, đi sau kiệu lộng là đội
Rồng, cuối cùng của các đoàn nghinh thần là cộng đồng theo Hội
quán và bá tánh đến tham dự lễ hội. Những năm gần đây lễ hội
Chùa Ông còn có các thần tướng như: Tứ đại Thiên vương, Phúc
Đức Chánh Thần, Thần Tài, Tam Tra (Na Tra, Kim Tra, Mộc Tra),
Nhị tiên, Tam Đa (Phúc, Lộc, Thọ)... các thần tướng cao lớn, sinh
động đi cùng các đoàn nghinh thần làm cho không khí lễ hội thêm
phong phú.
Các đoàn đi nghinh thần theo hai lộ trình đường thủy (đường
sông Đồng Nai) và đường bộ, tất cả các đoàn cùng gặp nhau tại bến
sông Nguyễn Văn Trị, sau đó các đoàn cung nghinh chư Thần đi theo
các tuyến đường vòng quanh chợ Biên Hòa rồi trở về Chùa Ông.
Các đoàn đi theo đường thủy gồm có: đoàn Chùa Ông rước kim
thân Đức Ông Quan Thánh Đế quân; đoàn Hội quán Phúc Kiến rước
kim thân Quảng Trạch Tôn Vương; đoàn Hội quán Quảng Đông rước
bàn hương án, hương linh Đức Ông Quan Thánh Đế quân (Quan Đế
miếu Biên Hòa); đoàn Hội quán Triều Châu rước bàn hương án, linh
vị Tiền hiền của Hội quán Triều Châu.
Các đoàn đi theo đường thủy đều là chủ thể thực hành lễ hội, đi
trên 08 chiếc phà lớn được trang trí cờ ngũ sắc. Lúc 7 giờ các phà
xuất phát theo đường sông, đi đầu là 2 phà chở đoàn Chùa Ông (đi
đầu là đoàn khai lộ cầm cờ Tổ quốc và cờ hội, đi sau là phà chở kiệu
Quan Thánh Đế quân), phà thứ ba của Hội quán Triều Châu, 2 phà
tiếp sau là đoàn của Hội quán Quảng Đông; phà thứ sáu và bảy chở
đội nhạc Triều Châu và đoàn Lân - Sư - Rồng; phà đi cuối cùng là
38

4.9 Page 39

▲back to top


phà của Hội quán Phúc Kiến rước kim thân Đức Ông Quảng Trạch
Tôn Vương. Đây là khoảnh khắc linh thiêng của lễ hội các phà lướt
trên mặt sông Đồng Nai gợi nhớ năm 1679 Đức Ông Trần Thượng
Xuyên và Dương Ngạn Địch dẫn đầu 3.000 người, đi trên 50 chiếc
thuyền từ Phú Xuân tiến vào Biên Hòa cập bến Bàn Lân định cư lập
nghiệp.
Ba đoàn nghinh thần trên tuyến đường bộ gồm: đoàn Hội quán
Sùng Chính (Bửu Long) cung nghinh linh vị Lỗ Ban Tiên Sư từ
miếu Tổ sư ở phường Bửu Long; đoàn Sùng Chính (Biên Hòa) cung
nghinh linh vị Thiên Hậu Thánh mẫu từ Thiên Hậu cung ở phường
Hòa Bình; đoàn Ban Quý tế của đình Tân Lân cung nghinh kim thân
Đức Ông Trần Thượng Xuyên xuất phát từ đình Tân Lân. Trong 3
đoàn nghinh Thần theo đường bộ thì có 2 đoàn là chủ thể thực hành
lễ hội gồm đoàn Sùng Chính (Biên Hòa) và đoàn Sùng Chính (Bửu
Long), còn lại đoàn Ban Quý tế của đình Tân Lân là khách mời tham
gia vào hoạt động lễ hội.
Lúc 7 giờ đoàn Hội quán Sùng Chính (Bửu Long) cung nghinh
Lỗ Ban Tiên Sư xuất phát từ di tích miếu Tổ sư (phường Bửu Long)
đi theo đường bộ Huỳnh Văn Nghệ - Nguyễn Văn Trị đến tập kết tại
bến phà Nguyễn Văn Trị.
Lúc 7 giờ 20 phút đoàn Sùng Chính (Biên Hòa) cung nghinh
Thiên Hậu Thánh mẫu xuất phát từ Thiên Hậu cung (phường Hòa
Bình), đi bộ theo các tuyến đường Quang Trung - Phan Chu Trinh
tập kết tại bến phà Nguyễn Văn Trị.
Lúc 7 giờ 20 phút đoàn Ban Quý tế đình Tân Lân cung nghinh
kim thân Đức Ông Trần Thượng Xuyên xuất phát từ đình Tân Lân
(phường Hòa Bình), đi theo đường Nguyễn Văn Trị đến tập kết tại
bến phà Nguyễn Văn Trị.
39

4.10 Page 40

▲back to top


Tất cả 3 đoàn theo đường bộ đều tập kết tại bến phà Nguyễn
Văn Trị vào lúc 7 giờ 30 phút. Sau khi các đoàn đi đường sông và đi
đường bộ cùng tập kết trên đường Nguyễn Văn Trị thì sắp xếp theo
thứ tự cung nghinh Đức Quan Thánh Đế quân, cùng các chư Thần đi
trên một số tuyến đường vòng quanh chợ Biên Hòa.
Nghinh Thần qua một số tuyến đường tại chợ Biên Hòa: Các
đoàn nghinh thần linh tuần du quanh khu chợ Biên Hòa với ý nghĩa
để các chư thần thị sát tình hình bà con, hiểu những nỗi khó khăn
vất vả, vui mừng trước sự phát triển và ban phước lành để cuộc sống
của nhân dân ngày càng sung túc, xã hội phồn vinh và quê hương
giàu đẹp.
Thời gian nghinh Thần trên một số tuyến đường tại chợ Biên
Hòa thường diễn ra từ lúc 8 giờ và kết thúc lúc 9 giờ 30 phút. Đi đầu
là đoàn khai lộ (cầm cờ Tổ quốc và cờ lễ hội). Sau là các đoàn theo
thứ tự đoàn Hội quán Phúc Kiến rước kim thân Đức Ông Quảng
Trạch Tôn Vương, đoàn Hội quán Sùng Chính Biên Hòa rước Thiên
Hậu Thánh mẫu, đoàn Hội quán Sùng Chính Bửu Long rước linh vị
Lỗ Ban Tiên sư, đoàn Ban Quý tế đình Tân Lân rước kim thân Đức
Ông Trần Thượng Xuyên, đoàn Hội quán Quảng Đông và đoàn Hội
quán Triều Châu rước bàn hương án, cuối cùng là đoàn Chùa Ông
rước kiệu Đức ông Quan Thánh Đế quân.
Các đoàn nghinh Thần đi theo các tuyến đường đi bắt đầu từ bến
phà Nguyễn Văn Trị đến đường Võ Tánh - Nguyễn Hiền Vương - Lê
Thánh Tôn - Nguyễn Thị Hiền - Phan Chu Trinh, sau cùng lại trở lại
điểm xuất phát (bến phà) Nguyễn Văn Trị.
Với đội hình cờ Tổ quốc, cờ phướn, hoành phi, lộng, bàn hương
án... các đoàn diễu hành vòng quanh các tuyến phố ở chợ Biên Hòa,
kết hợp với các tiết mục hóa trang thành các nhân vật như: Kim Hoa
40

5 Pages 41-50

▲back to top


5.1 Page 41

▲back to top


Nương nương, Ngũ Hành Nương nương, Quan Bình, Châu Thương,
Quan Âm Bồ tát, Thái Bạch Tinh quân, Phước Đức Chánh thần, Bao
Công Thừa tướng, Triển Chiêu, Công Tôn Sách, Vương Triều, Mã
Hán, Trương Long, Triệu Hổ... cùng các tiết mục trình diễn múa dân
gian như gánh hoa, thất tiên nữ, bát tiên đi cà kheo, múa lân, múa
hẩu, múa rồng, biểu diễn nhạc cổ truyền,... diễn vòng quanh các
tuyến phố. Nhân dân hai bên đường phố đa phần đều lập bàn hương
án trước nhà với đầy đủ hương đèn, bánh trái, có người còn cúng cả
heo quay... vui mừng cung kính các vị tiền hiền, các chư Thần và
Đức Quan Thánh Đế quân ghé thăm chúc phúc, qua đó gửi gắm lời
nguyện cầu năm mới an khang, phúc lành và may mắn.
Các đoàn trở về di tích Chùa Ông: Lúc 9 giờ 30 phút, các đoàn
theo thứ tự trở về Chùa Ông theo đường sông và đường bộ. Các đoàn
đường sông gồm: Đoàn Chùa Ông, đoàn Hội quán Quảng Đông,
đoàn Hội quán Triều Châu, đoàn Hội quán Phúc Kiến, đoàn Ban
Quý tế đình Tân Lân theo đường sông trở về bến sông trước Chùa
Ông. Đi đầu là đoàn Chùa Ông, các đoàn khác theo sự bố trí của Ban
Tổ chức. Các đoàn theo đường bộ gồm: đoàn Hội quán Sùng Chính
Biên Hòa, đoàn Hội quán Sùng Chính Bửu Long.
Các đoàn đi đường thủy cập bến sân trước cổng chùa, theo thứ
tự của Ban điều hành, các phà không cập bến một lúc mà theo thứ tự
lên bờ theo 2 bến. Đoàn Chùa Ông lên bờ vào chùa trước tiên, Ban lễ
từ chùa ra đón kim thân Đức Quan Thánh Đế quân. Trong lúc thỉnh
kim thân Đức Ông tiến vào sân chùa thì các nhạc cụ trống, chuông,
phèng la... cùng nổi lên vang dội không gian ngôi chùa. Kim thân
Đức Quan Thánh Đế quân được thỉnh lên an vị tại khám thờ của
Ngài. Sau đó người dẫn lễ đọc Chúc văn an vị Quan Thánh Đế quân,
Ban lễ của Chùa Ông cùng thực hiện nghi thức tam khấu đầu.
41

5.2 Page 42

▲back to top


Lễ an vị chư Thần: Sau lễ nghinh Thần, Ban Trị sự Chùa Ông
cung nghinh đưa kim thân, linh vị và linh hương an vị: Thượng Đẳng
Thần Nguyễn Hữu Cảnh, Thành hoàng bổn cảnh Đình Bình Quan,
Đức Ông Quảng Trạch Tôn Vương, Đức Ông Quan Thánh Đế quân,
Thiên Hậu Thánh mẫu và các vị Tổ nghề an vị tại bàn thờ Hội đồng
trong chính điện.
Đoàn Phúc Kiến rước kiệu kim thân Đức Ông Đức Quảng Trạch
Tôn Vương vào chùa. Tiểu ban lễ Chùa Ông cử 3 người ra đón đoàn
Phúc Kiến, đại diện đoàn Phúc Kiến thỉnh kim thân Quảng Trạch Tôn
Vương tiến đến bàn hội đồng, đại diện ban lễ Chùa Ông đón kim thân
Đức Quảng Trạch Tôn Vương đặt lên bàn Hội đồng. Người xướng lễ
đọc chúc văn an vị Đức Quảng Trạch Tôn Vương, đoàn Phúc Kiến
cùng ban lễ của Chùa Ông thực hiện nghi thức tam khấu đầu.
Đoàn Sùng Chính Biên Hòa rước kiệu linh vị Thiên Hậu Thánh
mẫu vào chùa, tiểu ban lễ Chùa Ông cử 3 người ra đón đoàn Sùng
Chính, đại diện đoàn Sùng Chính thỉnh linh vị Thiên Hậu Thánh
mẫu tiến vào bàn Hội đồng, đại diện ban lễ Chùa Ông đón đón linh
vị đặt lên bàn Hội đồng. Người dẫn lễ đọc chúc văn an vị Thiên Hậu
Thánh mẫu, đoàn Sùng Chính cùng ban lễ của Chùa Ông thực hiện
nghi thức tam khấu đầu.
Đoàn Sùng Chính Bửu Long rước kiệu linh vị Lỗ Ban Tiên sư
vào chùa, tiểu ban lễ Chùa Ông cử 3 người ra đón đoàn Sùng Chính,
đại diện đoàn thỉnh linh vị Lỗ Ban Tiên sư vào bàn Hội đồng, đại
diện ban lễ Chùa Ông đón đón linh vị đặt lên bàn Hội đồng. Người
dẫn lễ đọc chúc văn an vị Lỗ Ban Tiên sư, đoàn Sùng Chính Bửu
Long cùng ban lễ của Chùa Ông thực hiện nghi thức tam khấu đầu.
Đoàn Ban Quý tế đình Tân Lân rước kiệu kim thân Đức Ông
Trần Thượng Xuyên vào chùa, đại diện ban lễ của Chùa Ông cử 3
người ra đón. Trưởng ban Quý tế đình Tân Lân đội kim thân Đức
42

5.3 Page 43

▲back to top


Ông Trần Thượng Xuyên trên đầu đi vào chùa trước bàn hội đồng,
đại diện Ban lễ Chùa Ông đón kim thân Đức Ông Trần Thượng
Xuyên lên bàn Hội đồng. Người dẫn lễ đọc chúc văn an vị Đức Ông
Trần Thượng Xuyên, Ban Quý tế đình Tân Lân cùng ban lễ của Chùa
Ông thực hiện nghi thức tam khấu đầu.
Hội quán Phúc Kiến được phân công của Ban Tổ chức đến cung
thỉnh hương linh Thượng Đẳng Thần Nguyễn Hữu Cảnh. Lúc 10h40,
đoàn do Hội quán Phúc Kiến phụ trách đến cung thỉnh hương linh
Thượng Đẳng Thần Nguyễn Hữu Cảnh từ đền thờ Nguyễn Hữu
Cảnh. Đại diện Ban Quý tế đền thực hiện nghi thức tam khấu đầu
trước bàn thờ Thần và thỉnh 3 cây hương lớn từ lư hương đưa cho đại
diện đoàn Phúc Kiến, đoàn Phúc Kiến rước hương linh thượng đẳng
thần Nguyễn Hữu Cảnh về Chùa Ông tham dự lễ hội. Về đến Chùa
Ông đại diện ban lễ của Chùa Ông cử 3 người ra đón hương linh
Thượng Đẳng Thần Nguyễn Hữu Cảnh cắm lên lư hương lớn trên
bàn Hội đồng. Người dẫn lễ đọc chúc văn an vị hương linh Thượng
Đẳng Thần Nguyễn Hữu Cảnh, Ban Quý tế đền Nguyễn Hữu Cảnh
cùng ban lễ của Chùa Ông thực hiện nghi thức tam khấu đầu.
Hội quán Quảng Đông đến cung thỉnh linh hương Thành hoàng
làng tại đình Bình Quan (đình thờ Thành hoàng của người Việt). Lúc
10 giờ 50 phút, đoàn do Hội quán Quảng Đông phụ trách đến cung
thỉnh linh hương Thành hoàng làng đình Bình Quan. Đại diện Ban
Quý tế đình thực hiện nghi thức tam khấu đầu trước bàn thờ Thần
và lấy linh vị từ bàn thờ Thần đưa cho đại diện đoàn Quảng Đông
rước linh vị Thành hoàng làng về Chùa Ông tham dự lễ hội. Về đến
Chùa Ông đại diện Ban lễ cử 3 người ra đón linh vị đưa lên bàn Hội
đồng. Người dẫn lễ đọc chúc văn an vị Thành hoàng làng, Ban Quý
tế đình Bình Quan cùng ban lễ của Chùa Ông thực hiện nghi thức
tam khấu đầu.
43

5.4 Page 44

▲back to top


Linh vị
Thành hoàng
bổn cảnh đình
Bình Quan
Kim thân
Đức Ông Trần
Thượng Xuyên
Kim thân
Đức Ông
Quảng Trạch
Tôn Vương
Linh vị
Thiên Hậu
Thánh mẫu
Linh vị
Lỗ Ban
Tiên sư
Linh hương
Vị trí các chư Thần an vị tại bàn Hội đồng trong Chùa Ông.
Ngay từ sáng sớm ngày đầu tiên lễ hội Chùa Ông, các Hội quán
tham gia nghinh Thần trên một số tuyến đường ở thành phố Biên
Hòa đã trình diễn sắc màu văn hóa dân tộc theo hội rước. Văn hóa
dân tộc Hoa phần nào thể hiện qua trang phục dân tộc, gánh hoa chúc
tụng, gánh liễn chúc thọ, xếp hình nghệ thuật, biểu diễn trích đoạn
lân sư rồng, đi cà kheo, các thần tướng hóa trang thành các nhân vật
phổ biến gắn với văn hóa người Hoa... Sự đa dạng phong phú của
các đoàn nghinh Thần, vừa huyên náo lại vừa trật tự, được trình diễn
theo thời điểm và thời gian tạo thành tâm điểm của lễ hội như một
bữa tiệc nghệ thuật đường phố, rực rỡ màu sắc và âm thanh, thu hút
hàng ngàn người tham gia hưởng ứng.
Xuyên suốt những ngày diễn ra lễ hội, trong khuôn viên sân
Chùa Ông luôn có các đội Lân - Sư - Rồng của người Hoa ở Biên
Hòa và người Hoa từ Thành phố Hồ Chí Minh đến biểu diễn. Đối
với người Hoa, Lân - Sư - Rồng là những con vật biểu trưng cho
tinh thần thượng võ, sự may mắn trong năm. Cùng với tiếng chuông
trống rộn ràng, Lân - Sư - Rồng xuất hiện với những bước nhảy
44

5.5 Page 45

▲back to top


vui tươi, bằng những động tác khéo léo, uyển chuyển, mạnh mẽ,
dũng cảm biểu diễn các bài như mai hoa thung, sư tử hí cầu, long
tranh châu, long đoạt châu... Những đường quyền, động tác võ thuật
dứt khoát kết hợp với biểu diễn Lân - Sư - Rồng thể hiện tinh thần
thượng võ của dân tộc, mang đến cho du khách thêm niềm tin mạnh
mẽ, vượt mọi trở ngại trong năm mới. Bên cạnh đó, hình ảnh Ông
Địa hóa trang trong biểu diễn Lân - Sư - Rồng chính là sự kết hợp
văn hóa hài hòa Việt - Hoa. Ông Địa gần gũi, trêu ghẹo bá tánh tạo
thêm sự gần gũi thân mật. Múa Lân - Sư - Rồng là bộ môn nghệ thuật
dân gian truyền thống của cộng đồng người Hoa, biểu diễn trong dịp
lễ hội Chùa Ông góp phần giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân
gian, dân tộc, tạo nên quang cảnh nhộn nhịp, nhiều màu sắc, thu hút
quan khách tham gia dự lễ hội.
Tham gia cùng với đoàn nghinh Thần của Hội quán Phúc Kiến,
còn có đội Hẩu 6 con biểu diễn trên đường phố, họ là người Hoa
thuộc Hội quán Phúc Kiến từ tỉnh Bình Dương được mời đến tham
dự lễ hội. Ngoài ra, vào buổi chiều ngày (11/1 âm lịch) trong lúc Hội
quán Phúc Kiến thực hiện nghi lễ cúng Đức Ông Quan Thánh Đế
quân trong chùa, thì bên ngoài sân Chùa Ông đội Hẩu biểu diễn cho
cộng đồng tham dự thưởng thức. Hẩu được xem là linh vật của người
Phúc Kiến và múa hẩu chính là nét đặc sắc riêng của người Hoa Phúc
Kiến. Hẩu có hình dáng đầu hổ, mình rắn, chân nai, đuôi bò gọi là
tứ bất tướng, là con vật đáng sợ theo trí tưởng tượng của người xưa.
Lễ cáo yết, khai hội: Nghi lễ diễn ra bắt đầu lúc 18 giờ. Không
gian diễn ra nghi lễ bên trong sân Chùa Ông. Tham dự buổi lễ có
đông đảo lãnh đạo tỉnh, thành phố và địa phương cùng cộng đồng
Hoa - Việt dâng lễ. Chương trình lễ cáo yết, khai hội diễn ra với nhiều
hoạt động: tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, phát biểu khai mạc
của Trưởng ban Tổ chức lễ hội, phát biểu chào mừng và tặng hoa của
45

5.6 Page 46

▲back to top


lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, chương trình nghệ thuật chào mừng của Nhà
hát Nghệ thuật truyền thống Đồng Nai, phát động gây quỹ vì người
nghèo của Ban Tổ chức lễ hội...
Lễ vật cúng Trời gồm có lục1 chay gồm sáu món: chôm chôm,
táo tàu, nấm tuyết, nấm đông cô, rong biển, bún tàu; 6 chén chè đậu
trắng; 6 chén xôi vò đậu xanh; ngũ quả 5 đĩa trái cây (quýt đường,
mãng cầu, thanh long, táo đỏ, xoài); 3 chung trà, 3 chung rượu, 1
tô nước lớn, 1 cặp bánh phát, 1 đĩa bánh bao, 5 cành hoa có 5 màu
(trắng, đỏ, vàng, xanh, hồng), 5 xấp giấy vàng, 1 cặp đèn cầy, 3
hương lớn dài 1,2 mét... Sau khi bày biện lễ vật hương, đăng, hoa
quả, bánh trái trên bàn thờ cúng Trời sau lư hương đại ở sân chùa.
Ban Trị sự và lãnh đạo khách mời đứng trước bàn lễ vật. Người
dẫn lễ đọc văn tế trời trước bằng 2 thứ tiếng, tiếng Hoa trước tiếng
Việt sau.
Trong không khí trang nghiêm và liêng thiêng cùng tiếng trống,
tiếng chuông khai lễ, Ban Tổ chức cùng lãnh đạo tỉnh, thành phố, địa
phương, các đại biểu và nhân dân thành kính cử hành nghi thức cúng
trời với hương trầm nghi ngút, dâng hoa, quả, trà, rượu, cầu cho quốc
thái dân an, xã tắc an bình và năm mới hanh thông.
Sớ cúng Trời có nội dung: “Hôm nay mùng 10 tháng Giêng
năm... Ban Trị sự Chùa Ông thực hiện nghi thức cúng Trời kính
chúc cho lễ hội Chùa Ông năm.... (Nổi chuông, trống). Cung thỉnh:
Hoàng Thiên Hậu Thổ, Quan Thánh Đế quân và Chư đại Tôn thần
giáng lâm. Long Thiên Tứ Phước (Trời ban phước lành)”.
Người dẫn lễ mời Trưởng Ban Trị sự dâng cặp đèn cầy lớn, mời
5 đại biểu cùng Trưởng Ban Trị sự dâng hương lớn lên Trời Đất.
1  Người Hoa rất coi trọng con số 6, số 6 là con số tốt, số 6 đọc theo tiếng
Hoa là “Lục” (có nghĩa là “Lộc”).
46

5.7 Page 47

▲back to top


Người dẫn lễ tiếp tục đọc Sớ: “Hôm nay tại xã/phường Hiệp
Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, nước Việt Nam, Ban Trị sự
Chùa Ông Biên Hòa và quý đại biểu tề tựu tại khuôn viên bổn miếu
xin dâng các lễ vật: Hương hoa, trái cây, trầm hương, bảo trúc (đèn
cầy), trà thơm, rượu lễ, lục trai (sáu món đồ chay), lộc phẩm thành
tâm kính bái. Cung vọng Hoàng Thiên Hậu Thổ, Quan Thánh Đế
quân và Chư đại Tôn thần hoan hỉ hưởng nhận các lễ vật. Nguyện
cầu Hoàng Thiên Hậu Thổ, Quan Thánh Đế quân và Chư đại Tôn
thần phù hộ độ trì cho: Mưa thuận gió hòa quốc thái dân an, nhân
dân bá tánh an cư lạc nghiệp, cảnh thổ thăng bình thương nghiệp
hưng long, công nghiệp phát triển nông nghiệp bội thu, gia môn
địch cát lão ấu an vui, tinh thần thuận thái vận mệnh hanh thông,
nam tăng bách phước nữ nạp thiên tường, tứ thời vô tai bát tiết hữu
khánh, phúc tinh phổ chiếu nhà nhà khang thái, con cháu hiếu thảo
thời đại thịnh vinh, vạn chúng ngưỡng vọng trời cao phụ trì, vinh
hoa phú quý phúc thọ vô cương. Ban Trị sự Chùa Ông Biên Hòa
đồng cẩn cáo”1.
Sau khi đọc xong sớ cúng Trời, các thành viên trong Ban Trị sự,
Ban Tổ chức và đại biểu khách mời lại lần lượt dâng lễ vật theo thứ
tự, 5 đại biểu dâng hoa, 6 đại biểu dâng lục chay, 6 đại biểu dâng xôi
chè, 3 đại biểu dâng bánh phát và bánh bao, 5 đại biểu dâng ngũ quả,
1 đại biểu dâng vàng bạc, 3 đại biểu dâng trà, rượu, cuối cùng tất cả
đại biểu về vị trí thực hiện nghi lễ tam khấu đầu, kết thúc nghi lễ.
Sau khi lễ cáo yết khai hội là chương trình văn nghệ, hát những
bài hát ca ngợi đất nước, mừng xuân vui tươi, đờn ca tài tử, các tuồng
tích cổ phục vụ bà con bá tánh, cầu chúc cho cuộc sống an bình, xã
hội vui tươi, nhân dân bá tánh thêm niềm tin trong năm mới, tất cả
hòa vào không gian văn hóa tạo nên sức sống cho mùa Xuân.
1  Theo Sớ Cáo yết khai hội do Ban Trị sự Chùa Ông cung cấp.
47

5.8 Page 48

▲back to top


Ngày thứ hai (ngày 11/1 âm lịch)
Lễ vía Đức Ông Quan Thánh Đế quân (do các Hội quán thực
hiện): Các Hội quán thực hiện nghi lễ cúng vía Đức Quan Thánh
Đế quân. Thời gian diễn ra nghi lễ cúng vía Ông của các Hội quán
cả ngày thứ hai và buổi sáng ngày thứ ba. Các Hội quán tiến hành
các nghi thức cúng vía Đức Quan Thánh Đế quân đều theo một cách
thức, dưới sự điều hành của Tiểu ban lễ.
Lễ vật dâng cúng do mỗi Hội quán chuẩn bị, nhưng thường có 3
cây hương lớn, 1 cặp đèn cầy, 1 con heo quay, bánh bông lan, bánh
bò, bánh bao, trái cây (ngũ quả), 5 chung trà và 5 chung rượu. Sau
khi bày biện lễ vật hương, đăng, hoa quả, bánh trái trên bàn thờ cúng
Đức Ông Quan Thánh Đế quân trước bàn Hội đồng. Ban Trị sự, Ban
tế tự và các Hội quán cộng đồng người Hoa tham dự lễ cúng.
Lễ phục thực hiện nghi lễ là áo dài cổ đứng, thắt nút, bên ngoài
mặc thêm áo ngắn tay, màu sắc trang phục theo truyền thống hội
quán1, đầu đội nón quả bí, riêng Hội quán Sùng Chính Bửu Long thì
đầu không đội nón.
Người dẫn lễ đọc sớ trình Đức Quan Thánh Đế quân. Sớ có nội
dung: Hôm nay tại phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh
Đồng Nai, nước Việt Nam, Ban Trị sự và cộng đồng Hội quán...
tề tựu trước điện thờ Quan Thánh Đế quân xin dâng các lễ vật:....
thành tâm kính bái. Cung vọng Quan Thánh Đế quân và Chư đại
1  Lễ phục truyền thống Hội quán Quảng Đông là áo dài cổ đứng, màu hồng,
bên ngoài mặc thêm áo màu xanh, đầu đội nón quả bí màu xanh. Hội quán
Sùng Chính Bửu Long là áo dài cổ tròn, màu xanh lam. Hội quán Sùng Chính
Biên Hòa là áo dài cổ tròn, màu xanh lam bên ngoài mặc thêm áo màu xanh,
đầu đội nón quả bí màu xanh. Hội quán Phước Kiến là áo dài cổ đứng, xẻ giữa
có nút thắt, màu vàng nhạt. Hội quán Triều Châu là áo dài, cổ đứng, màu đen,
bên ngoài mặc thêm chiếc áo ngắn tay, giữa có nút thắt, màu đỏ đen.
48

5.9 Page 49

▲back to top


Tôn thần hoan hỉ hưởng nhận lễ vật. Nguyện cầu Quan Thánh Đế
quân và Chư đại Tôn thần phù hộ độ trì cho: Mưa thuận gió hòa
quốc thái dân an, nhân dân bá tánh an cư lạc nghiệp, cảnh thổ thăng
bình thương nghiệp hưng long, công nghiệp phát triển nông nghiệp
bội thu, gia môn địch cát lão ấu an vui, tinh thần thuận thái vận
mệnh hanh thông, nam tăng bách phước nữ nạp thiên tường, tứ thời
vô tai bát tiết hữu khánh, phúc tinh phổ chiếu nhà nhà khang thái,
con cháu hiếu thảo thời đại thịnh vinh, vạn chúng ngưỡng vọng trời
cao phụ trì, vinh hoa phú quý phước thọ vô cương.
Sau khi đọc sớ, đại diện các Hội quán dâng đèn, hương và lễ vật.
Trong không khí linh thiêng và âm vang của nhạc cụ chuông, trống,
các Hội quán và cộng đồng cùng cầu Đức Quan Thánh Đế quân, các
chư Thần ban bình an, may mắn, hạnh phúc cho mỗi gia đình và cho
cả cộng đồng.
Thứ tự và thời gian các Hội quán lễ vía Quan Thánh Đế quân:
Hội quán Quảng Đông cúng vía Quan Thánh Đế quân từ lúc 7
giờ đến 8 giờ 30 phút.
Hội quán Sùng Chính Bửu Long cúng vía Quan Thánh Đế quân
từ lúc 8 giờ 30 phút đến 10 giờ.
Hội quán Sùng Chính Biên Hòa cúng vía Quan Thánh Đế quân
từ lúc 10 giờ đến 11 giờ 30 phút.
Hội quán Phúc Kiến cúng vía Quan Thánh Đế quân từ lúc 13 giờ
30 phút đến 15 giờ.
Trong khi Hội quán Phúc Kiến thực hiện nghi lễ cúng vía Quan
Thánh Đế quân bên trong Chùa Ông, thì bên ngoài là đội nhạc lễ
Phúc Kiến do Đoàn cổ nhạc Mân Nam biểu diễn nhạc cụ, phục vụ
cộng đồng bá tánh tham dự lễ hội thưởng thức. Nhạc lễ Phúc Kiến
là hệ thống âm nhạc pha lẫn dân gian và cung đình của người Hoa
49

5.10 Page 50

▲back to top


Phúc Kiến. Cơ cấu cổ nhạc chia làm văn - võ, võ là nhạc khí có âm
lượng lớn, văn là nhạc khí có âm vực cao1. Nhạc lễ Phúc Kiến mang
lại không khí linh thiêng và vui tươi cho người đến tham dự lễ hội.
Cùng với các nghi thức cúng vía Đức Quan Thánh Đế quân,
bên trong sân chùa là các hoạt động biểu diễn nghệ thuật viết Thư
pháp. Trong khuôn viên Chùa Ông một số câu lạc bộ Thư pháp, một
số họa gia được mời đến Chùa Ông biểu diễn và cho chữ. Thư pháp
viết bằng tiếng Việt và tiếng Hán, tái hiện khung cảnh cho chữ đầu
xuân, một nét đẹp văn hóa dân gian trong dịp Tết cổ truyền của dân
tộc. Hoạt động mang ý nghĩa tôn vinh cái đẹp, khuyến khích tinh
thần hiếu học, đạo lý làm người với tư tưởng, tìm về bản sắc văn
hóa của cộng đồng người Việt và người Hoa ở vùng đất Biên Hòa -
Đồng Nai. Du khách đến với không gian giao lưu thư pháp vừa được
tận mắt chiêm ngưỡng những nét bút phóng khoáng kỳ tài của nghệ
nhân, lại vừa được mang về những bức thư họa, thư pháp với nội
dung thể hiện ước nguyện phúc lộc tràn đầy, an khang thịnh vượng,
may mắn cát tường, hay những chữ Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín...
Ngày thứ ba (ngày 12/1 âm lịch)
Tiếp tục các nghi lễ: Hội quán Triều Châu tiếp tục thực hiện nghi
thức cúng vía Đức Quan Thánh Đế quân, thời gian từ lúc 7 giờ đến
8 giờ 30 phút, nghi thức và cách thức tiến hành giống các Hội quán
khác.
Sau Hội quán Triều Châu là Ban Quý tế đình Tân Lân cúng vía
Đức Quan Thánh Đế quân. Lễ cúng diễn ra từ lúc 9 giờ đến 10 giờ.
1  Nhạc văn gồm: Hồ (1 cặp), nhị hồ (1 cặp), trúc hồ 1 cây, đại nhị hồ 1 cây,
nguyệt cầm 1 chiếc, tỳ bà 1 cây, tần cầm 1 chiếc, động tiêu 1 cây, sáo 1 đến
4 cặp... Nhạc lễ Phúc Kiến thiên về yếu tố khí, tính uyển chuyển cao, yếu tố
trình diễn nghệ thuật cao hơn yếu tố nghi lễ.
50

6 Pages 51-60

▲back to top


6.1 Page 51

▲back to top


Lễ vật của của đình Tân Lân dâng trước Đức Quan Thánh Đế quân là
3 cây hương lớn, 1 cặp đèn cầy, trà rượu và 1 mâm trái bưởi1.
Lễ phục của Ban Quý tế đình Tân Lân là áo dài màu xanh, đầu
đội khăn đóng màu đen, riêng trưởng Ban Quý tế và niệm hương thì
mặc áo dài màu đỏ, đầu đội khăn đóng màu đen. Ban Quý tế đình
khoảng 60 người, nam đứng trước, nữ đứng sau nghiêm trang đứng
trước bàn Hội đồng. Trưởng Ban Quý tế và niệm hương dâng hương,
các thành viên còn lại dâng các loại lễ vật lên bàn thờ Hội đồng, nam
dâng trước, nữ dâng sau.
Nhằm tạo không gian vui chơi bổ ích cho cộng đồng và du khách
trong những ngày đầu xuân, Ban Tổ chức lễ hội Chùa Ông tổ chức
một số trò chơi dân gian như: trò chơi kéo co, nhảy bao bố, nhảy
dây... Các trò chơi dân gian không chỉ là vui chơi, mà còn là môn thể
thao rèn luyện sức khỏe và mang tính đồng đội cao. Tại lễ hội Chùa
Ông các Hội quán tham gia thi đua, tranh tài với với nhau, các Hội
quán đều đăng ký trước, ngoài ra còn có sự tham gia giao lưu, thi
đấu của Đoàn Thanh niên ở địa phương (nơi di tích Chùa Ông đứng
chân). Các trò chơi đem lại niềm vui, sự thoải mái cho mọi người khi
tham dự lễ hội. Qua lễ hội Chùa Ông tạo nên sự gắn kết cộng đồng
Việt - Hoa và mang lại niềm hân hoan cùng những tiếng cười sảng
khoái cho mọi người.
Cùng thời gian Hội quán Triều Châu thực hiện nghi thức cúng
vía Đức Ông Quan Thánh Đế quân, thì bên ngoài sân chùa đội nhạc
cổ Triều Châu biểu diễn cho cộng đồng thưởng thức. Đội nhạc cổ
Triều Châu do Nghiệp đoàn cổ nhạc Triều Quần từ thành phố Hồ
1  Theo lý giải của ông Lâm Văn Lang, Trưởng ban Quý tế đình Tân Lân
thì bưởi là sản vật nổi tiếng của người Việt ở vùng đất Tân Triều, Vĩnh Cửu
cho nên Ban Quý tế đình hàng năm đều đem bưởi đến dâng Đức Ông Quan
Thánh Đế quân.
51

6.2 Page 52

▲back to top


Chí Minh đến tham dự và trình diễn. Nhạc cụ cổ nhạc Triều Châu có
đại la cổ. Cổ (trống) được xem là chủ lệnh, giữ nhịp trong dàn nhạc.
La bố trí theo âm dương đối xứng, có Thanh Long và Bạch Hổ, kèm
các cờ lệnh. Hai đại la cũng là phó lệnh trong dàn đại la cổ. 20 tiểu
la bố trí vòng tròn khi biểu diễn, hoặc 2 hàng khi diễu hành để tạo
âm thanh khuếch tán. 6 cặp chập chõa, 2 cặp tiêu nhỏ hoặc 5 cặp kèn
điểm xuyết âm vực. Đội nhạc cổ Triều Châu không chỉ biểu diễn tại
Chùa Ông, mà còn tham gia diễu hành trên phố trong ngày nghinh
Thần, tạo nên không khí náo nhiệt cho lễ hội.
Trong các ngày lễ hội, vào buổi tối tại sân Chùa Ông luôn có
các chương trình nghệ thuật biểu diễn tuồng cổ, hát Quảng do các
đoàn Nghệ thuật truyền thống người Hoa (đoàn Ca múa nhạc Hoa
Sen, đoàn Ca kịch Thống Nhất Quảng Đông)... Ngoài ra, Ban Tổ
chức lễ hội còn mời các đoàn hát tuồng cổ ở địa phương (đoàn Ngọc
Khanh, đoàn Thu Ba) đến tham dự phục vụ lễ hội. Những tuồng tích
truyền thống của Trung Quốc được các diễn viên thể hiện liên quan
đến các nhân vật lịch sử anh hùng, đề cao tinh thần đạo đức nhân, lễ,
nghĩa và lòng thủy chung. Phần diễn tuồng cổ, hát Quảng luôn thu
hút đông đảo người dân đến xem và thưởng thức; đồng thời việc mời
các đoàn hát tuồng cổ người Việt tham dự ở lễ hội, còn thể hiện sự
giao lưu văn hóa, tinh thần đoàn kết giữa người Hoa và người Việt
ở địa phương.
Ngày thứ tư (ngày 13 tháng Giêng)
Lễ cầu an: Lễ cúng cầu an được tổ chức theo cách truyền thống.
Không gian lễ hội diễn ra trong sân chùa, có Bàn hương án với hoa
quả, hương, đèn. Bên trên bàn thờ là hình ảnh Đức Phật, dưới là lễ
vật chay bày trên bàn gồm: mì, cơm, bánh phát, bánh bao hình trái
đào, nước; trái cây: quýt, nho, mãng cầu, thơm, bưởi... Lúc 5 giờ, 30
phút, các sư thầy chủ buổi lễ, các đoàn Phật tử, đại diện Ban Tổ chức
lễ hội, đại diện các Hội quán người Hoa ở Biên Hòa tham gia hầu
52

6.3 Page 53

▲back to top


kinh trong không khí trang nghiêm. Lễ cúng cầu an với ý nghĩa là
báo cho các vị thần linh chứng giám tấm lòng thành của cộng đồng,
cầu chúc cho cuộc sống luôn tốt đẹp, thịnh vượng, cho Thiên - Địa -
Nhân (Trời - Đất - Con người) luôn hòa hợp.
Lễ vía Đức Ông Quan Thánh Đế quân (do Ban Trị sự Chùa Ông,
Ban Tổ chức lễ hội, đại diện các Hội quán và cộng đồng cùng thực
hiện): Sau lễ cúng cầu an, Ban Trị sự Chùa Ông, Ban Tổ chức lễ hội,
đại diện các Hội quán và cộng đồng cùng thực hiện nghi lễ cúng vía
Quan Thánh Đế quân hiển thánh. Lễ vật bày trước bàn Hội đồng
trong Chùa Ông gồm: 1 cặp đèn cầy lớn, 5 chung trà, 5 chung rượu,
giấy tiền vàng bạc, 6 cây hương (8 tấc), 5 bình bông (5 màu vàng, đỏ,
xanh, hồng, trắng). Tam sên, 3 heo quay, 3 cá diêu hồng chiên, 3 gà
luộc, 6 chén chay khô (nấm đông cô, nấm tuyết, nấm kim châm, tàu
hũ ky khô, táo tàu, bún tàu); 1cặp bánh phát, 1 đĩa bánh bao.
Sau khi bày biện lễ vật hương, đăng, hoa quả, bánh trái trên bàn
thờ cúng Đức Ông Quan Thánh Đế quân ở sân Chùa Ông.
Dẫn lễ đọc sớ cúng, có nội dung: “Hôm nay ngày 13 tháng
Giêng năm... Ban Trị sự Chùa Ông Biên Hòa kính chúc cho lễ hội
Chùa Ông năm .... Kỷ niệm ngày Đức Quan Thánh Đế quân hiển
thánh. Cung thỉnh: Quan Thánh Đế quân, Quan Bình Thái tử, Châu
Đại Tướng quân... Chư Thánh hiền Khai cơ Tổ và Chư đại Tôn thần.
Kính đấng Thánh Đế, hạo khí xông trời, lòng son thấu trời, phò
chính thống mà làm rạng tín nghĩa, lừng lẫy cửu châu, hoàn thành
đại tiết dốc lòng trung thành, anh linh chiếu sáng muôn đời, dẹp ma
trừ giặc, công huân rực rỡ nhiều đời, dạy dân thức đời, lời minh
huấn thầm nhuần hoàn vũ, phò vua trợ nước, đức quảng thiên hạ.
Long Thiên Tứ Phước (Trời ban phước lành)”1.
1  Theo Sớ cúng vía Quan Thánh Đế quân hiển thánh do Ban Trị sự Chùa
Ông cung cấp.
53

6.4 Page 54

▲back to top


Sau khi đọc sớ, Ban Trị sự và Ban Tổ chức lễ hội, đại diện các
Hội quán dâng đèn, hương và các phẩm vật lên Đức Quan Thánh Đế
quân, sau đó dâng hoa, lục chay, tam sên, ngũ quả, bánh, vàng bạc,
trà rượu. Trước khi thực hiện nghi thức dâng đèn, hương và lễ vật
đều có đánh 3 hồi trống và 3 hồi chuông.
Nghi thức thả phúc khí cầu: Nghi thức thả phúc khí cầu cũng
là hoạt động quan trọng của lễ hội Chùa Ông. Phúc khí cầu là bong
bóng buộc thành chùm, trong những chùm phúc khí cầu có 1 phúc
khí cầu to lớn có viết nội dung “phong điều, vũ thuận” (gió điều
hòa, mưa phù hợp). Nhân dân bá tánh cũng viết lời nguyện ước trên
những chùm phúc khi cầu, mong cho quốc thái dân an, con người ấm
no hạnh phúc, cây cối tươi tốt, vạn vật sinh sôi nảy nở.
Không gian diễn ra nghi lễ là bên trong sân chùa và đoạn sông
Đồng Nai trước mặt tiền Chùa Ông, tham dự nghi lễ có đại biểu
khách mời, bá tánh và du khách thập phương cùng tham dự. Sau khi
bày lễ vật hương, đăng, hoa quả, bánh trái trên bàn thờ cúng Trời ở
sân Chùa Ông, Trưởng ban Tổ chức lễ hội đọc Chúc văn thể hiện ước
nguyện đầu năm của bá tánh trăm họ.
Nội dung chúc văn:
“Không gian vũ trụ bao la không chỉ là bầu khí quyển mênh
mông trong xanh mang lại khí trời trong lành cho cuộc sống, mà còn
là chất xúc tác cho vạn vật sinh sôi, cây trái nảy mầm xanh; nơi ngự
trị của Ngọc Hoàng Thượng đế và các chư tôn Thần luôn dõi theo
từng sinh hoạt cuộc sống nhân gian.
Nguyện cầu và ước nguyện đầu năm của bá tánh trăm họ là:
Phúc lộc an khang; Quốc thái dân an; mưa thuận gió hòa; mùa
màng tốt tươi; nhân quần kết đoàn; xã hội an bình; gia đình sum
họp; vui tươi hạnh phúc; sáng rực lòng nhân ái, xua tan dịch bệnh;
thắp sáng ngọn lửa yêu thương kết đoàn, xua tan đố kỵ nhỏ nhen
54

6.5 Page 55

▲back to top


trong cuộc sống; vì cộng đồng, chung lưng đấu cật xây cuộc sống ấm
no thuận hòa và hạnh phúc.
Với ước nguyện đó, hôm nay ngày... tháng... năm..., tức 13 tháng
Giêng năm..., Ban Trị sự Chùa Ông cùng bá tánh chiêm bái tại Chùa
Ông, với lòng thành, tin tưởng trời cao tổ chức lễ thả phúc khí cầu.
Mong thay:
Mỗi quả phúc khí cầu, một tấm lòng niềm tin vào đấng cao sanh.
Mỗi quả phúc khí cầu, một tấm lòng thành của nhân quần bá
tánh.
Mỗi quả phúc khí cầu, xua tan mây u tối, dịch bệnh, tai ương.
Xin Ngọc Hoàng Thượng đế cùng các chư tôn Thần chứng
giám”1.
Sau chúc văn chuông, trống cùng nổi, đại diện Ban Tổ chức cắt
dây thả chùm phúc khí cầu lớn, các đại biểu và bá tánh cùng đồng
loạt thả các chùm phúc khí cầu nhỏ. Hàng trăm chùm phúc khí cầu
đủ màu sắc bay lên trời xanh, mang theo những ước nguyện của nhân
dân bá tánh về hạnh phúc, gia đạo, sức khỏe, thịnh vượng cho bản
thân, gia đình và đất nước. Trên bầu trời trong xanh, hàng ngàn quả
bóng đủ màu sắc bay cao, tạo nên không gian đầy sắc màu tươi vui
trong ngày lễ hội.
Lễ thả hoa đăng cầu an: Nghi thức cầu an thả hoa đăng là hoạt
động tín ngưỡng tâm linh, là điểm nhấn của lễ hội, cũng chính là
nghi thức khép lại các hoạt động của lễ hội Chùa Ông. Không gian
diễn ra nghi lễ là bên trong sân chùa và đoạn sông Đồng Nai trước
mặt tiền Chùa Ông. Tham dự nghi lễ có đại biểu khách mời, bá tánh
và du khách thập phương.
1  Chúc văn thả phúc khí cầu năm 2022, do Ban Trị sự Chùa Ông cung cấp.
55

6.6 Page 56

▲back to top


Vào lúc 14 giờ các nhà sư cùng phật tử đứng trước bàn thờ Phật
Tam Bảo và thất Phật Dược Sư1, tụng kinh cầu xin Thủy thần và chư
vị tôn Thần chứng giám để dòng sông Đồng Nai cuốn đi những khó
khăn, tai ương, dịch bệnh, mang về những điều may mắn trong năm
mới.
Trước khi tiến hành nghi thức thả hoa đăng, Trưởng Ban tổ chức
lễ hội đại diện cho cả cộng đồng đọc Chúc văn. Chúc văn có nội
dung:
“Sông Đồng Nai linh thiêng uốn khúc từ thượng nguồn mang
theo bao khát vọng của sự sống ngàn đời. Sông Đồng Nai với nhiều
chi lưu hợp thành như biểu trưng cho khối kết đoàn bền vững của
dân tộc bao đời. Dòng sông mang theo, lắng đọng và đưa phù sa bồi
đắp cho đất đai, mùa màng tươi tốt. Sông mang dòng nước trong
lành cho sự sống của muôn người, muôn nhà, muôn vật. Sông đưa
người, đưa thuyền về bến; sông tạo cảnh quan để cuộc sống thêm
tươi vui; kết đoàn để dựng xây bao công trình di tích; sông cuốn
phăng đi ôn dịch, bệnh tật... ra biển khơi; sông lập bao chiến tích vì
hòa bình, độc lập.
Đêm ngày... tháng... năm..., nhằm 13 tháng Giêng năm..., Ban
Trị sự Chùa Ông cùng các Hội quán, bá tánh chiêm bái, vãng cảnh
cùng tổ chức đêm thả hoa đăng trên sông Đồng Nai. Những đóa hoa
đăng sẽ trôi theo con nước, dòng sông yên bình. Mỗi cánh hoa đăng
lung linh trên sóng nước nhẹ nhàng, là lòng thành của bá tánh với
nguyện ước Quốc thái dân an, xã hội phồn vinh, nhân quần hạnh
phúc.
1  Thất Phật gồm: 2 Thiện Danh Xưng Cát Tường Vương Như Lai, 2 Kim
Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai, 3 Bảo Nguyệt Trí Nghiêm
Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai.
56

6.7 Page 57

▲back to top


Thủy thần và chư vị tôn Thần chứng giám để sông sẽ cuốn đi
những tai ương, dịch bệnh, mang về những điều may mắn trong năm
mới. Sông Đồng Nai an bình cho cuộc sống vươn cao sung túc, ấm
êm. Mong lòng thành của bá tánh được ứng linh. Năm ... vạn an, ơn
trên cho Biên Hòa - Đồng Nai phát triển sung túc”1.
Hoa đăng đã được Ban Tổ chức và cộng đồng chuẩn bị trước, có
7 hoa đăng lớn tượng trưng cho 7 phủ của người Hoa trước đây và
hàng trăm hoa đăng trung, tượng trưng cho số năm thành lập Chùa
Ông và nhiều hoa đăng nhỏ đủ màu sắc. Trên các hoa đăng người
dân viết lời ước nguyện, cầu bình an và ký tên. Tham gia thả hoa
đăng gồm có Ban trị sự, Ban Tổ chức, các nhà sư, một số Phật tử
lên 2 chiếc phà, rời bến ngược dòng sông Đồng Nai, đem theo hoa
đăng lớn và hoa đăng trung, thả xuống giữa dòng sông Đồng Nai.
Trong khi 2 chiếc phà rời bến, cộng đồng bá tánh đến bến sông trước
Chùa Ông, thả những ngọn hoa đăng nhỏ cho trôi theo dòng nước.
Mỗi ngọn hoa đăng trôi theo dòng nước, như mang theo những ước
nguyện thiện lành, cầu cho quốc thái dân an, âm siêu dương thái, cầu
cho một năm mới an khang thịnh vượng, ấm no hạnh phúc cho muôn
nhà. Nghi thức thả hoa đăng cũng chính là nghi thức cuối cùng khép
lại lễ hội Chùa Ông trong niềm hân hoan của nhân dân và bá tánh.
Trong tiến trình lịch sử mở mang vùng đất Nam Bộ, cộng đồng
người Hoa cùng với người Việt đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự
phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội. Lễ hội Chùa Ông - Cù lao Phố
(Biên Hòa, Đồng Nai), mang tính liên tục gắn liền với dấu ấn lịch
sử văn hóa của người Hoa trong quá trình xây dựng, phát triển vùng
đất Biên Hòa - Đồng Nai. Lễ hội Chùa Ông được tổ chức hàng năm
với nhiều nghi lễ trang nghiêm, phần hội luôn sôi động và phong
phú thu hút cộng đồng người Hoa, người Việt tham dự. Nhân dân
1  Chúc văn thả hoa đăng, do Ban Trị sự Chùa Ông cung cấp.
57

6.8 Page 58

▲back to top


đến với lễ hội được tham dự các nghi lễ linh thiêng, cũng như được
tham gia các trò chơi dân gian, được thưởng thức các chương trình
văn hóa nghệ thuật. Nhưng quan trọng nhất mà cộng đồng, nhân dân
đến tham dự lễ hội Chùa Ông có được là việc gửi gắm tâm tư tình
cảm đến các chư thần, giúp mỗi người thỏa mãn nhu cầu tâm linh,
cũng như nhu cầu tinh thần, thông qua các hoạt động như: Được
thực hiện nghi thức dâng hương, được dâng lễ vật, được tham gia thả
phúc khí cầu, được tham gia thả hoa đăng, được thỉnh vòng nhang
cầu an, được rước lộc Đức Ông Quan Thánh Đế quân về nhà... Trong
suốt thời gian qua, Ban Trị sự, Ban Tổ chức lễ hội Chùa Ông đã làm
tốt công tác tổ chức hoạt động lễ hội, thu hút nhân dân đến lễ bái và
nhập hội, từ đó đã góp phần bảo tồn lễ hội truyền thống cộng đồng
người Hoa ở Biên Hòa, Đồng Nai.
Trong những ngày diễn ra lễ hội Chùa Ông, Ban Quản lý các di
tích có thờ Quan Thánh Đế quân trong vùng (như ở Thành phố Hồ
Chí Minh, Bình Dương, Bình Thuận, Mỹ Tho) và hơn 30 Ban Quí
tế các đình miễu ở Biên Hòa đều có hình thức dâng lễ, chia sẻ cộng
đồng. Người dân địa phương tự nguyện đến dâng lễ vật, thắp hương,
thọ lộc, phóng sanh, tham gia thả hoa đăng, phúc khí... mỗi người thể
hiện lòng tin theo cách của mình. Các mâm ẩm thực theo phong cách
cổ truyền Hoa Việt cũng được chuẩn bị bằng sự đóng góp tài vật của
bá tánh, tài nghệ bếp núc của dân gian và tấm lòng hiếu khách, rộng
mở của người địa phương.
Không gian văn hóa liên quan đến lễ hội Chùa Ông
Trong khi phần lễ được thực hiện tại Chùa Ông, song hành là
phần hội diễn ra trong không gian ở ngoài sân chùa. Các chương
trình vui chơi giải trí, sân khấu hóa phục dựng lại cảnh Chưởng cơ
Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh và Đức Ông Trần Thượng Xuyên
đến vùng đất Bàn Lân (nay Biên Hòa - Đồng Nai) khai hoang mở
58

6.9 Page 59

▲back to top


cõi, lập làng. Các chương trình văn nghệ, đoàn Lân - Sư - Rồng tham
gia biểu diễn, đặc biệt là giao lưu văn nghệ với các đoàn từ Thành
phố Hồ Chí Minh... các nhà thư pháp tham dự và tặng chữ. Các trò
chơi dân gian, các hoạt động ở ngoài sân chùa đã thu hút đông đảo
cộng đồng Hoa - Việt địa phương và khách du lịch, tạo nên không
khí vui tươi phấn khởi tự hào cho người dân.
Trong nghi lễ nghinh Thần không gian lễ hội diễn ra trên một
đoạn sông Đồng Nai dài khoảng 2km từ Chùa Ông đến chợ Biên
Hòa và một số tuyến đường tại thành phố như: Đỗ Văn Thi, Nguyễn
Thành Phương, Hà Huy Giáp, Hưng Đạo Vương, Phan Đình Phùng,
Phan Chu Trinh, Võ Tánh, Nguyễn Hiền Vương, Lê Thánh Tôn,
Nguyễn Thị Hiền, Phan Chu Trinh, Nguyễn Văn Trị, Cách mạng
Tháng Tám... ngập tràn không khí lễ hội đường phố. Cùng hòa vào
không gian văn hóa lễ hội Chùa Ông là điểm đến tại một số đình,
đền, miếu, tham gia nghinh Thần và đưa kim thân, linh vị, hương
linh chư thần đến Chùa Ông tham dự lễ hội.
Một số đình, đền, miếu tổ chức đoàn rước kiệu kim thân, linh vị
và linh hương chư thần đến Chùa Ông tham dự lễ hội như: đình Tân
Lân, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, đình Bình Quan, Phụng Sơn tự,
miếu Quan Đế, Thiên Hậu cung và miếu Tổ sư.
Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh (tên gọi đình Bình Kính), thuộc
phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa. Đền được xây dựng vào
khoảng cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX thờ Lễ Thành Hầu Nguyễn
Hữu Cảnh. Trong tâm thức của người dân Nam Bộ nói chung không
chỉ xem Nguyễn Hữu Cảnh là bậc công thần, mà còn xem ông như
một nhân thần phù hộ cho nhân dân. Mộ và đền thờ Nguyễn Hữu
Cảnh được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích cấp Quốc gia
theo Quyết định 457/QĐ ngày 25/03/1991. Hiện nay, đình vẫn lưu
giữ 03 đạo sắc phong vào các năm Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức.
59

6.10 Page 60

▲back to top


Trưa ngày đầu tiên của lễ hội, Hội quán Phúc Kiến đại diện cho Ban
Tổ chức lễ hội Chùa Ông đến thỉnh hương linh Thượng Đẳng Thần
Nguyễn Hữu Cảnh đến Chùa Ông tham dự lễ hội.
Đình Tân Lân thuộc phường Hòa Bình, thành phố Biên Hòa.
Đình được khởi dựng vào đầu thế kỷ XVIII, thờ Đô đốc Tướng quân
Trần Thượng Xuyên, người có công trong việc khai phá đất đai, xây
dựng thương cảng Cù Lao Phố sầm uất vào bậc nhất phương Nam
vào thế kỷ XVII - XVIII. Đối tượng phối thờ là Ngũ Hành Nương
nương, Thổ thần, Tiền bối Việt Nam, Tiền bối Trung Hoa.... ình Tân
Lân có kiến trúc kiểu chữ Tam với 3 nếp nhà nối tiếp nhau theo thứ
tự Tiền đình rồi đến Chánh điện và Hậu cung. Đây là một cơ sở tín
ngưỡng dân gian mang đậm dấu ấn văn hóa Hoa - Việt, từ kiến trúc
nghệ thuật đến lễ hội truyền thống. Ngày 25/03/1991, đình Tân Lân
được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử nghệ
thuật cấp Quốc gia (Quyết định số 457/QĐ). Trong ngày đầu tiên
của lễ hội, Ban Quý tế đình Tân Lân rước kim thân Đức Ông Trần
Thượng Xuyên đến Chùa Ông tham dự lễ hội.
Đình Bình Quan thuộc phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa.
Đình được xây dựng vào thế kỷ XIX, thờ Thần Thành hoàng bổn
cảnh. Phối thờ tại đình có các ban thờ Tả ban, Hữu ban, Thổ thần,
Tiên sư, Tiền hiền khai khẩn, Hậu hiền khai cơ... Trong phạm vi đình
còn có miếu thờ Ngũ Hành Nương nương. Trong kháng chiến chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đình là nơi hoạt động bí mật của cách
mạng. Đình Bình Quan đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai xếp
hạng là di tích lịch sử cấp tỉnh theo Quyết định số 6527/QĐ.CTUBT
ngày 21/12/2004. Trong dịp lễ hội Chùa Ông, Hội quán Quảng Đông
đại diện cho Ban Tổ chức lễ hội Chùa Ông đến rước linh vị Thành
hoàng làng tại đình Bình Quan đến tham dự lễ hội Chùa Ông.
60

7 Pages 61-70

▲back to top


7.1 Page 61

▲back to top


Thiên Hậu cổ miếu (miếu Tổ sư) thuộc phường Bửu Long, thành
phố Biên Hòa, được xây dựng vào năm 1680. Miếu được xây dựng
theo lối kiến trúc truyền thống Trung Hoa, có 4 vách xung quanh,
giữa có sân thiên tĩnh. Hầu hết các hạng mục xây dựng tại miếu như:
Tường, cột, bàn thờ, khám thờ, tượng thờ, lư hương, bình bông, bát
hương, hoành phi, phù điêu trang trí, tượng linh vật trang trí... đều
bằng đá xanh Bửu Long. Miếu thờ 3 vị Tổ nghề (nghề đá, nghề gốm,
nghề mộc) của người Hoa là Ngũ Đăng Tiên sư, Lỗ Ban Tiên sư và
Uất Trì Tiên sư. Đáo lệ 3 năm một lần, Thiên Hậu Cổ miếu tổ chức
lễ hội làm chay vía Tổ nghề rất lớn kéo dài từ ngày 10 đến 13 tháng
6 âm lịch, với nhiều nghi thức mang tính chất của Đạo giáo Trung
Hoa. Miếu Tổ sư đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai xếp hạng
là di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh, theo Quyết định số
981/QĐ-UBND ngày 28/3/2008.
Phụng Sơn tự được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX, tọa lạc tại
số 167, đường Cách mạng Tháng Tám, phường Quyết Thắng, thành
phố Biên Hòa. Đây là Hội quán sinh hoạt của người Hoa Phúc Kiến
ở thành phố Biên Hòa. Đối tượng thờ cúng chính tại Phụng Sơn tự
là Đức Ông Quảng Trạch Tôn Vương. Thời bình sinh, ông giúp dân
dẹp loạn, sau khi chết ông hiển linh bảo vệ dân, nên người Hoa ở
Phúc Kiến suy tôn ông làm bậc thánh minh, gọi danh xưng là Quách
Thánh vương (còn cách gọi khác là Quảng Trạch vương).
Miếu Quan Đế tọa lạc tại số 20, đường Quang Trung, phường
Hòa Bình, thành phố Biên Hòa. Cộng đồng người Hoa bang Quảng
Đông ở Biên Hòa xây dựng vào năm 1919. Gian giữa thờ Quan
Thánh Đế quân, phối thờ Châu Xương, Quan Bình, Tiên hiền và
Khổng Tử, Mã Đầu Tướng quân, Thần Tài, Thổ Địa. Ở miếu có hệ
thống bao lam, hoành phi, liễn đối chữ Hán được chạm lộng sắc nét
trên nền gỗ, đá tạo vẻ uy nghiêm cho ngôi miếu.
61

7.2 Page 62

▲back to top


Thiên Hậu cung tọa lạc tại đường Quang Trung, phường Thanh
Bình, thành phố Biên Hòa. Cộng đồng người Hoa Sùng Chính xây
dựng năm 1873, là Hội quán của người Hoa bang Sùng Chính ở Biên
Hòa. Thiên Hậu cung gồm một trệt một lầu. Tầng dưới được dùng
làm chánh điện chia làm 3 khu vực thờ tự, giữa là khám thờ bà Thiên
Hậu Thánh mẫu; bên trái là khám thờ Quan Thánh Đế quân, Châu
Xương, Quan Bình; bên phải là khám thờ Kim Hoa Nương nương.
Quanh tường của chánh điện được bài trí các bức hoành phi chạm
lộng rất đẹp. Tầng trên của Thiên Hậu cung được xây cao hình tháp
tạo dáng như một cung thờ.
Chợ Biên Hòa gắn sự hình thành và phát triển, hưng thịnh vùng
đất Biên Hòa - Đồng Nai, chủ nhân là người Hoa và người Việt.
Trước đây, chợ Biên Hòa là nơi diễn ra giao thương buôn bán trên
quy mô lớn, với vai trò của một trung tâm buôn bán, chi phối hoàn
toàn các hoạt động buôn bán của hệ thống chợ vùng đất Biên Hòa -
Đồng Nai. Chợ Biên Hòa có rất nhiều tiểu thương người Hoa buôn
bán, cho nên dịp lễ hội Chùa Ông có hoạt động rước Đức Ông Quan
Thánh Đế quân vòng quanh một số tuyến đường tại chợ Biên Hòa,
để tiểu thương và cộng đồng hai bên đường nghinh bái.
Sông Đồng Nai không gian lễ hội Chùa Ông còn lan tỏa trên
một đoạn sông Đồng Nai, từ trước Chùa Ông đến chợ Biên Hòa, dài
khoảng 2km. Trong lễ nghinh Thần sáng ngày đầu tiên diễn ra lễ hội,
trên đoạn sông Đồng Nai một số chiếc phà lớn được trang hoàng với
cờ hoa lộng lẫy, các hội đoàn người Hoa trong trang phục truyền
thống, lướt trên mặt sông Đồng Nai như gợi nhớ cảnh hơn 340 năm
trước Đức Ông Trần Thượng Xuyên dẫn đầu đoàn người Hoa từ Phú
Xuân vào Biên Hòa định cư. Ngày cuối cùng của lễ hội Chùa Ông,
bến sông Đồng Nai trước chùa lại trở nên huyền ảo, hàng ngàn ngọn
hoa đăng lung linh xuôi theo dòng nước sông Đồng Nai như mang
62

7.3 Page 63

▲back to top


tất cả những điều xấu đi xa, đồng thời chờ đón những điều kỳ diệu
mới, ấm no hạnh phúc trong tương lai.
Giá trị của lễ hội Chùa Ông Biên Hòa
Giá trị lịch sử
Quá trình thực hành lễ hội Chùa Ông là minh chứng quan trọng
về những giai đoạn lịch sử của cộng đồng người Hoa di cư đến vùng
đất Biên Hòa - Đồng Nai nói riêng và Nam Bộ nói chung trong tiến
trình lịch sử Việt Nam. Qua lễ hội giúp cho chúng ta xác định được
những cột mốc lịch sử, những đóng góp của cộng đồng người Hoa
đối với vùng đất mới. Lớp người Hoa di cư đến vùng đất Biên Hòa -
Đồng Nai từ năm 1679, những năm về sau không chỉ là nhân tố quan
trọng tạo nên sự sầm uất thương mại ở Nam Bộ mà còn có công lớn
cùng chúa Nguyễn và người Việt xác định chủ quyền của Việt Nam
ở vùng đất này. Trong quá trình di dân, họ đã mang theo văn hóa tín
ngưỡng từ quê nhà, kết hợp với bản sắc văn hóa vùng đất mới đã tạo
nên nét đặc trưng của cộng đồng người Hoa. Điều này phản ánh quá
trình hòa nhập của người Hoa vào cộng đồng các dân tộc Việt Nam,
mà tiêu biểu là người Việt. Quá trình này diễn ra liên tục trong hòa
bình, hòa hợp và thân thiện cùng góp sức vào việc xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam.
Quá trình thực hành lễ hội Chùa Ông gắn liền với những diễn
biến lịch sử của địa phương, đất nước về mặt chính trị, kinh tế, xã
hội... Quy mô, phương thức tổ chức của lễ hội phụ thuộc tùy vào tình
hình, đặc điểm xã hội trong từng giai đoạn lịch sử; qua lễ hội được
tổ chức, giúp chúng ta đánh giá được phần nào diễn biến lịch sử địa
phương. Điều này dễ nhận thấy, vào buổi đầu khởi dựng, những giai
đoạn chiến tranh... cộng đồng người Hoa và các cư dân ở địa phương
tổ chức lễ hội Chùa Ông ở mức độ phù hợp với điều kiện kinh tế, xã
hội lúc đó. Về sau, khi tình hình xã hội ổn định, kinh tế tương đối
63

7.4 Page 64

▲back to top


phát triển, công việc buôn bán phát đạt... thì quy mô, hình thức tổ
chức ngày càng đầy đủ, hoàn thiện, phong phú hơn.
Trong lễ hội Chùa Ông, nhiều nhân vật lịch sử có những đóng
góp cho quê hương, đất nước Việt Nam như Trần Thượng Xuyên,
Nguyễn Hữu Cảnh... được tái hiện thông qua các hoạt động tuần du,
nghinh thần hay tái hiện các điển tích, điển cố, những sự kiện lịch sử
liên quan đến nhân vật ấy qua những tiết mục văn nghệ được trình
diễn trong những ngày tổ chức lễ hội. Thông qua hoạt động ấy đã
giáo dục cho các thế hệ hiện tại và mai sau hiểu biết về cội nguồn
lịch sử, văn hóa của dân tộc mình.
Giá trị văn hóa nhân văn
Lễ hội Chùa Ông không chỉ là lễ hội dân gian truyền thống đặc
sắc của người Hoa mà còn được coi là di sản văn hóa chung của đại
gia đình các dân tộc Việt Nam và của các dân tộc trên thế giới. Lễ hội
Chùa Ông là minh chứng sống động trong việc bảo tồn và phát huy
nét văn hóa truyền thống của dân tộc Hoa - Việt, thể hiện ý thức gìn
giữ bản sắc văn hóa dân tộc của cộng đồng và góp phần làm phong
phú kho tàng di sản văn hóa Việt Nam đa dạng và giàu bản sắc. Cư
dân ở Đồng Nai hội nhập từ tứ xứ, tha hương ở vùng đất mới dễ
kiếm sống nhưng khó thiết lập những quan hệ bền chặt cho nên rất
trân trọng tình cảm “đồng cảnh ngộ”, nhiều lúc nó thiêng liêng hơn
quan hệ họ hàng. Vì chung nỗi niềm xa xứ mà cư dân Việt, Hoa dễ
dàng đồng cảm, hòa hợp với nhau, Tổ tiên, Thần thánh, niềm tin của
người Hoa gốc Phước Kiến, Quảng Đông cùng một hệ nông nghiệp
nên thâm nhập vào thần điện cư dân Việt khá dễ dàng và ngược lại.
Đó là lý do người Việt, người Hoa không phân biệt, cùng chung niềm
tin thiêng liêng trong lễ hội Chùa Ông. Đó cũng là biểu hiện của bản
sắc đẹp trong văn hóa Việt Nam, nhất là ở Nam Bộ: tích hợp văn hóa
đa nguồn, chung sống an lành trong tín ngưỡng đa hệ.
64

7.5 Page 65

▲back to top


Lễ hội Chùa Ông được tổ chức nhằm tưởng nhớ, thể hiện lòng
biết ơn của cộng đồng đối với các vị Thần, Thánh đã phù hộ, độ trì
cho người Hoa, người Việt trong đời sống thường nhật và công việc.
Đây là đạo lý “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
truyền thống đạo đức tốt đẹp của cộng đồng người Việt, người Hoa
và các dân tộc anh em khác đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
Lễ hội Chùa Ông là dịp để bá tánh bày tỏ lòng tri ân đối với các vị
thần đã có công bảo vệ, phù hộ xóm làng, tri ân các vị tiền hiền, hậu
hiền, các anh linh chiến sĩ, liệt sĩ có công bảo vệ quê hương, đất
nước.
Lễ hội Chùa Ông đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của
cộng đồng các dân tộc đang sinh sống không chỉ ở vùng đất Biên
Hòa - Đồng Nai, mà còn cả trong và ngoài nước. Nhìn vào cách thờ
tự và cúng tế diễn ra tại Chùa Ông, chúng ta nhận thấy tính thực tiễn
này của cộng đồng các dân tộc rất cao. Nhiều vị thần được thờ tự
trong chùa, với mong muốn các vị thần này phù hộ cho họ về mọi
mặt trong cuộc sống. Thờ cúng Quan Công ngoài việc tượng trưng
cho sự trung hiếu tiết nghĩa còn mong vị thần này giúp cho gia đình
được bình yên. Thờ cúng Bà Thiên Hậu là mong phù hộ cho họ được
bình an sau những chuyến hải trình xa xôi. Thờ cúng Phật Bà Quan
âm là mong cứu khổ cứu nạn, giải trừ tai ách. Thờ cúng Phước Đức
Chính Thần là cầu mong sự nghiệp hanh thông, buôn bán phát đạt.
Theo quan niệm dân gian của cư dân Biên Hòa - Đồng Nai nói riêng,
Nam Bộ nói chung, vào đầu năm âm lịch, mọi người phải đến đủ ít
nhất10 ngôi chùa, miếu để lễ bái Thần thánh, cầu mong cả năm gia
đình hanh thông, mạnh khỏe. Trong các điểm đến lễ bái đầu năm,
Chùa Ông và lễ hội Chùa Ông là nơi nhất định phải đến lễ bái. Ngoài
ra, trong lễ hội, mọi người bày tỏ lòng tri ân đối với các vị thần đã có
công bảo vệ, phù hộ xóm làng, tri ân các vị tiền hiền, hậu hiền, các
anh linh chiến sĩ, liệt sĩ có công bảo vệ quê hương, đất nước. Đây là
65

7.6 Page 66

▲back to top


những biểu tượng đặc trưng cho sự khát vọng của dân tộc Hoa, dân
tộc Việt về cuộc sống ngày càng tốt đẹp, phồn thịnh hơn.
Mặt khác, lễ hội Chùa Ông là nơi gửi gắm tâm tư, tình cảm của
cộng đồng, là không gian văn hóa thỏa mãn nhu cầu nhiều mặt của
đời sống tâm linh. Trong đời sống, có nhiều điều còn khúc mắc,
chưa hài lòng với nhau, nhưng đứng trước các thần linh trong một
không gian thiêng của lễ hội, dường như mọi người đều quên hết
hiềm khích với nhau, tất cả cùng chung tay góp sức lo thờ cúng. Từ
đó, trong tâm họ sẽ trở nên bình lặng hơn, tất cả vì cái chung, gác
lại chuyện riêng tư, gần gũi nhau hơn, đoàn kết nhau hơn. Hơn thế
nữa khách thập phương đến Chùa Ông lễ bái, cầu nguyện rất phong
phú và đa dạng, từ người nghèo, kẻ giàu, từ người dân buôn gánh
bán bưng đến những tỷ phú, đủ mọi dân tộc, mọi tầng lớp trong xã
hội. Do đó nội dung cầu khấn cũng hết sức đa dạng, phụ thuộc vào
từng hoàn cảnh, từng nhu cầu và khát vọng của mỗi người. Nhưng
chung quy lại, mọi người đến với lễ hội Chùa Ông nhằm mục đích
cầu khấn, mong ước được cuộc sống ấm no, hạnh phúc, an khang và
thịnh vượng. Ngoài ra chính niềm tin vào các vị thần đã giúp người
dân giải tỏa những căng thẳng tâm lý, xoa dịu nỗi đau tinh thần, làm
tăng thêm nghị lực, vững vàng vượt qua khó khăn nếu có gặp trong
cuộc sống. Chính vì cùng chung một niềm tin vào các vị thần được
thờ tự tại Chùa Ông, đã giúp gắn kết cộng đồng các dân tộc ở vùng
đất Biên Hòa - Đồng Nai xích lại gần nhau, không phân biệt dân tộc,
không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt tầng lớp xã hội. Lễ hội
Chùa Ông đã trở thành sợi dây vô hình nối liền quá khứ, hiện tại và
tương lai.
Lễ hội Chùa Ông còn biểu hiện cụ thể tính cố kết cộng đồng, tính
hòa hợp dân tộc, tinh thần đoàn kết, hòa thuận, gắn bó giữa các dân
tộc anh em chung sống trên vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai. Đặc biệt,
66

7.7 Page 67

▲back to top


đối với người Hoa, người Việt, đoàn kết dân tộc luôn là đặc tính nổi
bậc và là truyền thống quý báu, dù ở nơi đâu tinh thần ấy vẫn luôn
được gìn giữ và phát huy. Tính đoàn kết dễ dàng nhận thấy tại lễ hội
Chùa Ông, bởi vì lễ hội có rất nhiều hoạt động diễn ra liên tục trong
4 ngày, nên đòi hỏi các thành viên người Hoa, người Việt phải có sự
thống nhất cao, phối hợp nhịp nhàng thì mọi việc mới thông suốt và
hoàn thành. Các thành viên tham gia lễ hội luôn thể hiện tinh thần
trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, với mong muốn
góp phần cho lễ hội được thành công tốt đẹp. Ngoài ra, hiện nay bá
tánh đến lễ bái, tham gia các hoạt động vui chơi tại lễ hội Chùa Ông
thuộc nhiều dân tộc khác nhau, thu hút cả khách nước ngoài tham
gia, không phân biệt người Hoa, hay người Việt, tạo không khí tăng
cường tính đoàn kết, gắn bó cộng đồng có chung niềm tin ngưỡng
vọng các vị Thần, thánh đang thờ tại chùa.
Lễ hội Chùa Ông thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc. Đó là biểu
hiện của đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, giáo dục cho thế hệ trẻ về
nhân cách, đạo đức, tâm hồn và truyền thống văn hóa dân tộc. Trong
những năm qua, một hoạt động quan trọng, xuyên suốt và gắn liền
với mỗi lần tổ chức lễ hội là công tác xã hội - cộng đồng. Ban Trị sự
Chùa Ông luôn lấy các hoạt động xã hội là chương trình hướng tới
của mình. Đối tượng mà hoạt động xã hội của Ban Trị sự không chỉ
là cộng đồng người Hoa mà còn mở rộng ra dân tộc khác. Ban Trị sự
đã hỗ trợ nhiều tấn gạo cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Đây là việc làm thiết thực, thể hiện tinh thần đoàn kết, tương trợ gắn
kết cộng đồng, tất cả vì mục tiêu hướng tới cộng đồng của Ban Trị
sự Chùa Ông.
Lễ hội Chùa Ông không chỉ là nơi thực hành tín ngưỡng, tâm
linh, mà còn là không gian sinh hoạt văn hóa của người dân địa
phương. Trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội, sự tồn tại của lễ
67

7.8 Page 68

▲back to top


hội Chùa Ông đã và sẽ luôn góp phần bảo tồn, làm phong phú thêm
nhiều loại hình di sản văn hóa của nhân dân địa phương. Trong lễ hội
Chùa Ông, nhiều loại hình di sản văn hóa vật thể và phi vật thể tiêu
biểu, đặc trưng không chỉ riêng của cộng động người Hoa mà còn
người Việt được thực hành, trở thành nét văn hóa chung của dân tộc
Việt Nam. Xuyên suốt lễ hội nhiều loại hình văn hóa của cộng đồng
người Hoa, người Việt được thực hành, đan xen, kết hợp với nhau
được đông đảo người dân hưởng ứng tham gia như các trò chơi dân
gian (nhảy bao bố, kéo co, biểu diễn võ cổ truyền - Vovinam), trình
diễn thư pháp, đờn ca tài tử....
Đặc biệt hoạt động diễn xướng, ca múa dân gian trong các chương
trình nghệ thuật, múa lân - sư - rồng, tiết mục văn nghệ có nội dung
gắn với vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai do Nhà hát Nghệ thuật Đồng
Nai biểu diễn. Biểu diễn tuồng cổ, hò Quảng, do văn nghệ sĩ Đoàn
cải lương tuồng cổ Huỳnh Long, Thành phố Hồ Chí Minh thực hành.
Khi tham dự vào lễ hội Chùa Ông, người ta thấy rõ biểu hiện của hai
quá trình: lịch sử hóa và huyền thoại hóa nhân vật được cộng đồng
thờ phụng. Những nghi thức cúng tế, những sinh hoạt truyền thống
trong lễ hội làm người ta hình dung ra Quan Công và những điển tích
xung quanh Ông, tất cả những “tích” như vậy phần nào làm sống lại
hình ảnh quê hương, nguồn cội của họ. Loại hình nghệ thuật múa
lân - sư - rồng mang tính quần chúng, thực sự đã đem lại không khí
sôi động, hào hứng trong những ngày lễ, tết vì ba linh vật này tượng
trưng cho thịnh vượng, phát đạt, hạnh phúc, hanh thông. Trong dịp lễ
hội tại Chùa Ông, các đoàn múa lân - sư - rồng, nhất là những đoàn
múa sư người Hoa thường vào làm lễ dâng hương Quan Công đồng
thời đóng góp nhiều tiết mục phục vụ bà con tại đây.
Lễ hội Chùa Ông còn là môi trường giáo dục văn hóa dân tộc
cho các thế hệ trẻ để tiếp nối truyền thống tổ tiên cho muôn đời. Các
68

7.9 Page 69

▲back to top


thế hệ con cháu, đến với lễ hội sẽ được giáo dục về ý thức, ngôn ngữ,
trau dồi tiếng dân tộc để không bị lãng quên; trong lễ hội họ được
tận mắt chứng kiến hay tham gia thực hành các loại hình di sản sẽ
học hỏi, tiếp thu các bản sắc văn hóa của dân tộc mình từ đó làm
hành trang cho cuộc sống sau này để tiếp nối truyền thống cha ông.
Ngoài ra, việc thờ cúng các vị Thần, Thánh trong Chùa Ông là một
phương tiện để giáo dục đạo đức, lòng nhân ái, truyền thống dân tộc
của cộng đồng người Hoa và giữa người Hoa với các dân tộc anh em
cùng sinh sống trên vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai. Bởi lẽ những giá
trị mà thông qua tín ngưỡng thờ cúng các vị thần đã trở thành những
chuẩn mực của hệ thống hành vi ứng xử của cộng đồng trong đời
sống xã hội, nó chế ước và điều chỉnh chung cách ứng xử của cộng
đồng. Niềm tin vào tín ngưỡng các vị thần, thánh ở đây sẽ góp phần
rèn luyện đạo đức con người, vì họ tin vào luật nhân quả, con người
sống tốt sống có đạo đức sẽ nhận được may mắn và niềm vui trong
tương lai.
Ngoài các giá trị văn hóa phi vật thể, lễ hội Chùa Ông còn là nơi
gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa vật thể gắn liền với lễ hội và di
tích như hệ thống di sản tư liệu Hán Nôm, các món ăn truyền thống
Hoa - Việt... Tiêu biểu trong lễ hội Chùa Ông là các giá trị di sản tư
liệu Hán Nôm biểu hiện qua rất nhiều văn cúng, văn tế, hệ thống di
sản hoành phi, liễn đối, thi họa, bài vị... gắn với di tích. Cộng đồng
tham gia lễ hội đến với di tích sẽ có cơ hội tiếp xúc, chiêm ngưỡng
hệ thống hoành phi, liễn đối, văn cúng, văn tế chữ Hán Nôm từ đó sẽ
học hỏi, trao dồi ngôn ngữ để không bị lãng quên truyền thống văn
hóa của dân tộc. Các văn cúng, văn tế viết bằng chữ Hán sử dụng
trong nhiều nghi lễ suốt 4 ngày lễ hội Chùa Ông diễn ra là những văn
bản được kế tục qua nhiều thế hệ. Do vậy, đây chính là sợi dây liên
kết giữa quá khứ với hiện tại, là nguồn tư liệu quan trọng giúp cho
69

7.10 Page 70

▲back to top


thế hệ hôm nay và mai sau có cơ hội tìm hiểu về cội nguồn lịch sử,
văn hóa của dân tộc. Đặc biệt hơn, nội dung của hệ thống chữ Hán
Nôm trên các di sản văn hóa vật thể của di tích chủ yếu là ca ngợi
thần tích, điển tích, điển cố, đề cao các giá trị đạo đức, tình yêu quê
hương đất nước... Do vậy, những người tham gia lễ hội sẽ lĩnh hội,
học hỏi các kiến thức lịch sử, nội dung, ý nghĩa, các chuẩn mực đạo
đức, mỹ từ...
Trong lễ hội Chùa Ông một loại hình di sản văn hóa tồn tại
xuyên suốt, gắn bó mật thiết mỗi khi tổ chức lễ hội đó là ẩm thực
truyền thống Hoa - Việt. Ẩm thực là một biểu hiện quan trọng trong
đời sống con người, là một nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc.
Trong lễ hội Chùa Ông, ẩm thực Hoa và Việt dâng lên hương án
cúng Đức Ông và các vị thần, thánh, cũng như thiết đãi bá tánh trong
những ngày diễn ra lễ hội rất phong phú, đa dạng như tam sên, heo
quay, cá diêu hồng chiên, gà luộc, nấm đông cô, nấm tuyết, nấm kim
châm, tàu hũ ky khô, táo tàu, bún tàu, bánh phát, bánh bao.... Như
vậy chúng ta thấy rằng, lễ hội Chùa Ông là môi trường để duy trì,
thực hành và quảng bá văn hóa ẩm thực truyền thống Hoa, Việt. Đến
với lễ hội, mọi người có điều kiện để thưởng thức món ăn ngon từ đó
khơi dạy niềm đam mê, tự hào về ẩm thực của ông cha.
Giá trị khoa học
Thông qua cách thức tổ chức lễ hội Chùa Ông đã là một giá trị
khoa học bởi vì từ công tác chuẩn bị, các nghi lễ diễn ra, cách thức
trình diễn (diễn xướng) trong lễ hội có sự sắp xếp rất hợp lý, đúng
theo trình tự đã được kế tục qua nhiều thế hệ. Điều đặc biệt, lễ hội
Chùa Ông được tổ chức có sự đan xen giữa lễ và hội “trong lễ có
hội, trong hội có lễ”. Các hoạt động lễ, hội đan xen, luôn phiên diễn
ra góp phần tạo được không khí sôi động, lôi cuốn bá tánh đến vừa
lễ bái, vừa thưởng thức các phần hội để thỏa mãn nhu cầu tinh thần.
70

8 Pages 71-80

▲back to top


8.1 Page 71

▲back to top


Lễ hội Chùa Ông có giá trị khoa học vì cho thấy sự ứng xử của
con người thân thiện, phù hợp với môi trường tự nhiên (tổ chức vào
dịp đầu Xuân, khí trời trong lành, tươi mát, tốt cho sức khỏe con
người) và cách chọn địa điểm cho các nghi lễ, trò chơi diễn ra rất
thân thiện với môi trường, cảnh quan xung quanh.
Lễ hội Chùa Ông là tập hợp của thế giới quan, nhân sinh quan
của cộng đồng các dân tộc Hoa - Việt được đúc kết qua hàng trăm
năm của các thế hệ ông cha đi trước, trao truyền cho con cháu tiếp
nối. Nội dung, hình thức tổ chức lễ hội Chùa Ông được nhiều nhà
khoa học chọn làm đề tài, đối tượng nghiên cứu của mình trong
nhiều năm qua. Ngoài ra, lễ hội Chùa Ông là dịp để cộng đồng các
dân tộc đến với di tích, tận mắt chứng kiến công trình nghệ thuật ông
cha để lại, nghiên cứu, học hỏi về các giá trị vật thể. Chùa Ông được
khởi dựng vào năm 1684, trùng tu vào các năm 1817, 1868, 1894...
toàn bộ kiến trúc công trình được bao phủ bởi một màu hồng thắm
với nhiều viên gạch được xếp chồng lên nhau, cùng hệ thống cột,
rường... bằng chất liệu đá Bửu Long danh tiếng ở Nam Bộ. Nóc chùa
được trang trí bằng một “quần thể tiểu tượng gốm Sài Gòn, được
tạo tác vào cuối thế kỷ XIX”1. Các tuồng tích, múa hát cung đình đá
cầu... trên nóc thể hiện khung cảnh sinh động trong lễ hội của người
Hoa. Bên trong chùa nổi bậc với hệ thống cột gỗ, bao lam, hoành phi
liễn đối... được khắc chạm tinh xảo với nhiều chủ đề khác nhau. Trên
hệ thống bao lam được chạm lộng bằng nhiều họa tiết trang trí công
phu, kỹ thuật chạm lộng hai mặt với nội dung khung cảnh từ bình
dân đến cung đình, từ những hình ảnh thân thuộc như người dân đi
gánh nước, đốn củi đến tuồng tích Trung Hoa... Những linh vật trong
nhóm tứ linh đến các con vật gần gủi với đời sống sông nước Nam
Bộ như con cua, con tôm, con cá... được khắc họa sống động, chi tiết.
1  Theo Trần Hồng Liên (2005), Văn hóa người Hoa ở Nam bộ, Nxb. KHXH
Chi nhánh TP.HCM, trang 58.
71

8.2 Page 72

▲back to top


Giá trị kinh tế
Trong xu hướng du lịch văn hóa tâm linh ngày càng được du
khách quan tâm, coi đó như nhu cầu tất yếu không thể thiếu trong
cuộc sống; vì thế, tín ngưỡng và lễ hội Chùa Ông đã trở thành điểm
đến có sức thu hút du khách. Không phải chỉ đến dịp lễ hội du khách
mới tìm về di tích, mà bất cứ thời điểm nào trong năm cũng có hàng
ngàn lượt người đến lễ bái và chiêm ngưỡng nét đẹp của di tích.
Chùa Ông còn được tọa lạc ngay bên bờ sông Đồng Nai, nằm trong
khu vực Cù lao Phố có nhiều di tích kiến trúc nghệ thuật, lịch sử văn
hóa có giá trị nên rất thuận lợi trong việc thu hút khách tham quan,
thăm viếng, lễ bái. Trong quy hoạch tuyến du lịch đường sông trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai, Chùa Ông là một điểm đến quan trọng cùng
với các di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh, cấp quốc gia như chùa
Đại Giác, Chùa Long Thiền, Chùa Bửu Phong, đền thờ Nguyễn Hữu
Cảnh, đền thờ Nguyễn Tri Phương, nhà cổ Trần Ngọc Du... Đây sẽ
là một trong những tuyến du lịch đường sông và đường bộ, góp phần
phát triển văn hóa du lịch tâm linh của tỉnh Đồng Nai.
Trong những năm gần đây, lượng du khách đến Chùa Ông ngày
càng tăng lên, năm sau luôn cao hơn năm trước. Điều đặc biệt của
lễ hội Chùa Ông diễn ra hàng năm đã thu hút đông đảo bá tánh, du
khách gần xa trong và ngoài nước đến trẩy hội; không những cộng
đồng người Hoa (không phân biệt tôn giáo) trong và ngoài tỉnh mà
đồng bào dân tộc Kinh và các dân tộc anh em khác cũng về tham gia.
Lễ hội truyền thống tiêu biểu này đã được duy trì tổ chức hàng năm
theo định kỳ, giới thiệu, quảng bá và phát huy giá trị phục vụ phát
triển du lịch tương đối tốt; góp phần thu hút đông đảo du khách đến
Biên Hòa - Đồng Nai, lượng khách năm sau luôn cao hơn năm trước,
tăng thu ngân sách của tỉnh, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát
triển; thông qua lễ hội nhiều hoạt động buôn bán, thương mại của cư
72

8.3 Page 73

▲back to top


dân xung quanh di tích có thêm nguồn thu, góp phần nâng cao đời
sống kinh tế cho gia đình và địa phương.
Hiện trạng
Hiện nay, lịch lễ và nghi thức cúng tế trong lễ hội Chùa Ông vẫn
được Ban Trị sự và cộng đồng người Hoa ở Biên Hòa bảo lưu, thực
hành đầy đủ và khá trọn vẹn không thay đổi nhiều so với ban đầu.
Đó là do có sự kế thừa, truyền dạy từ đời này sang đời khác. Nhờ có
sự chỉ bảo tận tình, cộng với việc ghi chép để lại sách vở, nghi thức
cúng kiếng của các bậc tiền bối, các thành viên trong Ban Trị sự duy
trì và tiếp nối truyền thống một cách quy củ, trang nghiêm. Để quản
lý điều hành hoạt động, Chùa Ông thành lập Ban Trị sự và các Tiểu
ban. Hiện nay, Ban Trị sự Chùa Ông có 21 thành viên được UBND
phường Hiệp Hoà ra quyết định công nhận, nhiệm kỳ 5 năm. Ban Trị
sự hoạt động theo quy chế riêng, mỗi người phụ trách một số nhiệm
vụ cụ thể. Quy chế hoạt động của Ban Trị sự gồm có 7 chương 26
Điều, nội dung cốt lõi là bảo tồn và phát huy giá trị di tích, trong đó
nhiệm vụ trọng tâm gìn giữ bản sắc văn hóa cho muôn đời sau.
Các Tiểu ban trực thuộc Ban Trị sự, chịu trách nhiệm tham mưu,
tư vấn cho Ban Trị sự thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình:
- Ban Tế tự: có nhiệm vụ chủ yếu chăm lo việc thờ tự, nhang đèn
hàng ngày; tổ chức phục vụ nhân dân đến tham quan và dâng hương;
bảo vệ tài sản, hiện vật và hòm tiền công đức...
- Ban Tài chính: có nhiệm vụ giúp Ban Trị sự quản lý tài khoản
- tài chính của chùa theo quy định pháp luật....
- Ban Xã hội - Cộng đồng: Giúp Ban Trị sự trong các hoạt động
chăm lo đời sống của cộng đồng người Hoa, tổ chức hoặc tham gia
các hoạt động xã hội từ thiện vì người nghèo, cứu trợ đồng bào thiên
tai, lũ lụt, các hoạt động đại đoàn kết dân tộc...
73

8.4 Page 74

▲back to top


- Ban Văn hóa - Giáo dục: Giúp Ban Trị sự thực hiện nhiệm vụ
bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc phù hợp
với cuộc sống thời đại..., tổ chức thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa
cộng đồng người Hoa và các dân tộc anh em trong khối đại đoàn kết
toàn dân tộc Việt Nam...
- Ban Kiểm soát: có trách nhiệm giám sát việc tuân thủ theo
pháp luật và quy chế hoạt động của Ban Trị sự...
- Văn phòng Chùa Ông thực hiện nhiệm vụ tham mưu hồ sơ, thủ
tục đăng ký, thông báo cơ quan thẩm quyền về việc tổ chức lễ hội
thường niên tại Chùa Ông; đồng thời tham mưu cập nhật các văn bản
quy phạm pháp luật quy định, hướng dẫn công tác tổ chức lễ hội...
Hiện nay, Chùa Ông và những lễ hội gắn liền với di tích được
hoạt động theo quy định của pháp luật, cụ thể theo Luật Di sản Văn
hóa và Nghị định, Thông tư, Quyết định của các cơ quan chức năng.
Hàng năm, Lễ hội Chùa Ông tổ chức đều có văn bản trình các cơ
quan quản lý theo quy định của Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày
29/8/2018 của Chính phủ.
So với trước đây, Lễ hội Chùa Ông chỉ có một vài thay đổi nhỏ,
đó là việc quản lý các hoạt động, tài chính và tổ chức lễ Chùa Ông
trước đây do 4 bang người Hoa ở Biên Hòa (Phúc Kiến, Quảng
Đông, Triều Châu và Sùng Chính) lần lượt chịu trách nhiệm toàn
bộ. Mỗi bang có những đặc điểm, tình hình nhân sự riêng nên việc
chăm lo Chùa Ông có một số điều chưa thống nhất. Chính vì vậy, để
công tác quản lý và tổ chức các hoạt động lễ hội hàng năm của Chùa
Ông được thống nhất nên 4 bang quyết định thành lập Ban Trị sự với
những thành viên là đại diện của tất cả các bang.
Lễ hội Chùa Ông thu hút hàng ngàn lượt người đến tham gia
(năm 2018 hơn 40 ngàn lượt người tham dự; năm 2019 khoảng 50
ngàn lượt người tham dự; năm 2020 hơn 50 ngàn lượt người tham
74

8.5 Page 75

▲back to top


dự), nhiều người dân đi xa làm ăn đến kỳ lễ hội đều tranh thủ trở về
tham dự. Hiện nay, bá tánh đến lễ hội không chỉ có người dân địa
phương mà còn có rất đông người nơi khác đến. Đặc biệt trong thời
kỳ mở cửa, giao lưu nhiều cộng đồng người Hoa ở các nước như
Malaysia, Singapore... cũng về dự nhân dịp lễ hội Chùa Ông diễn ra.
Ngoài ra, Chùa Ông luôn giữ mối giao lưu với nhiều đình, miếu
trong tỉnh. Khi tổ chức lễ hội, ngoài các đình, miếu có liên quan đến
nghi thức nghinh thần (đình Bình Quan, đình Tân Lân, Phụng Sơn
tự...) các đình, miếu khác trong thành phố Biên Hòa có cử thành viên
trong Ban Quý tế đến lễ bái và giao lưu. Trong những năm gần đây,
được sự chấp thuận của chính quyền các cấp, Ban Trị sự Chùa Ông
còn mời các Hội quán, Ban Trị sự các chùa thờ Quan Thánh Đế quân
ở các nước Singapore, Malaysia về tham dự lễ hội. Việc mở rộng
mối giao lưu trong nước và ngoài nước của Chùa Ông giúp cho lễ hội
mang tính quốc gia, quốc tế, mức độ lan tỏa sâu rộng, thu hút đông
đảo người dân tham gia.
Lễ hội Chùa Ông ngoài việc bảo đảm duy trì đầy đủ các yếu tố
văn hóa mang giá trị truyền thống, còn tiếp thu, kế thừa, sáng tạo nên
những giá trị văn hóa mới để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, sinh hoạt
văn hóa gắn với tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng. Điều này dễ
nhận thấy trong các hoạt động hội của lễ hội Chùa Ông liên tục được
kế thừa, bổ sung để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của Nhân
dân bằng các hoạt động cụ thể như tổ chức các trò chơi dân gian kéo
co, cờ tướng, đi cà kheo; các hoạt động văn nghệ dân gian như hát
bội, tuồng tích xưa, đờn ca tài tử...
Trong thời gian qua, với ý thức cộng đồng và sự hỗ trợ của chính
quyền địa phương, việc bảo vệ lễ hội luôn được quan tâm sâu sắc,
thể hiện qua công tác chuẩn bị và tổ chức lễ hội hàng năm. Theo lệ,
trước ngày diễn ra lễ hội vào đầu tháng Giêng hàng năm, nhiều cuộc
75

8.6 Page 76

▲back to top


họp diễn ra giữa chính quyền, Mặt trận Tổ quốc địa phương, Ban Trị
sự và các tổ chức tự quản, cá nhân có liên quan để xây dựng chương
trình, kế hoạch tổ chức lễ hội và thành lập các tiểu ban, bộ phận chức
năng để đảm nhiệm việc chuẩn bị và tổ chức lễ hội.
Ra đời và tồn tại trong môi trường xã hội và môi trường tâm linh
có nhiều mối quan hệ, chi phối, tương thích, tác động qua lại theo
dòng lịch sử; các loại hình tín ngưỡng và tôn giáo đã có sự chuyển
biến, dung hòa, tích hợp lẫn nhau để thích nghi và phù hợp với cuộc
sống mới. Do đó, một số lễ nghi trong lễ hội Chùa Ông cũng không
ngoại lệ, đã có sự biến đổi, dung hòa một số yếu tố văn hóa mới để
phù hợp với nhu cầu thực tế của xã hội và đời sống tín ngưỡng tâm
linh phục vụ cho cả cộng đồng người Hoa và người Việt ở Biên Hoà
nói riêng và vùng Đông Nam Bộ. Trong quá trình cộng cư hơn 340
năm với văn hóa của người Việt, miếu Quan Đế đã được gọi tên là
Chùa Ông (Việt hoá).
Các biện pháp bảo vệ
Chùa Ông là di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia, được bảo tồn
và phát huy giá trị di sản theo các quy định của Luật Di sản văn hóa
và các chính sách của Nhà nước về di sản văn hóa. Đồng thời, với
những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, kinh tế và tầm ảnh hưởng
trong đời sống người dân vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai, tỉnh Đồng
Nai nhận thấy đây là một di sản văn hóa phi vật thể rất đặc biệt, có
ý nghĩa to lớn đối với địa phương. Vì vậy, cần có một chương trình
bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể lễ hội Chùa Ông phù
hợp, thiết thực.
Trong những năm qua, nhận thấy vai trò, giá trị rất lớn của lễ
hội Chùa Ông đối với cộng đồng người Hoa ở Biên Hòa nói riêng và
nhân dân Đồng Nai nói chung, các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở
đã có nhiều nỗ lực trong công tác bảo tồn và phát huy lễ hội.
76

8.7 Page 77

▲back to top


Về phía cộng đồng người Hoa: Ban Trị sự Chùa Ông, đã có
nhiều nỗ lực trong công tác bảo tồn và phát huy di sản lễ hội Chùa
Ông. Ban Trị sự luôn đề cao tính kế thừa, bảo tồn di sản nguyên bản
nên đã không ngừng bồi đắp lễ hội thông qua sự cố vấn của các bậc
cao niên am tường lễ hội. Ban Trị sự Chùa Ông còn mở rộng quan
hệ với các cơ sở tín ngưỡng thờ cúng Quan Công trong và ngoài tỉnh
để tham khảo, học hỏi công tác tổ chức lễ hội, với mong muốn ngày
càng hoàn thiện, bài bản hơn công tác tổ chức của mình. Ban Trị sự
Chùa Ông thường xuyên tổ chức các đoàn tham dự lễ hội Nghinh
Ông Quan Thánh Đế ở thành phố Phan Thiết (Bình Thuận). Ngoài
ra, Ban Trị sự Chùa Ông còn tổ chức đoàn tham quan, học tập kinh
nghiệm mỗi khi có lễ hội Quan Thánh Đế quân được thực hành ở các
nước Malaysia, Singapore...
Ban Trị sự rất chủ động trong bảo tồn và phát huy lễ hội Chùa
Ông bằng các việc làm cụ thể như xuất bản sách Thất phủ Cổ miếu
- Chùa Ông Cù lao Phố - Biên Hòa vào năm 2010; mời các chuyên
gia cố vấn cho Ban Trị sự đăng tải các video trên Youtube để quảng
bá các nội dung liên quan đến di tích nói chung và lễ hội Chùa Ông
nói riêng. Bên cạnh đó, Ban Trị sự Chùa Ông đề cao công tác tạo
nguồn để kế thừa cho mai sau bằng cách đào tạo đội ngũ trẻ tuổi để
tham gia vào công tác tổ chức, thực hiện lễ hội. Tùy năng lực, trình
độ của mỗi cá nhân, Ban Trị sự phân công tham gia vào các Tiểu
ban hay phần việc cụ thể... Ngoài ra, Ban Trị sự Chùa Ông tài trợ
kinh phí cho con em người Hoa học chuyên môn (cả tiếng Hoa và
các ngành khoa học kỹ thuật và nhân văn trong và ngoài nước) để kế
thừa truyền thống giữ gìn và phát huy giá trị di sản trong đó có lễ hội
Chùa Ông hàng năm.
Tiếp tục duy trì tổ chức Lễ hội Chùa Ông theo điển lệ, đảm bảo
các yếu tố gốc ở phần lễ; thường xuyên học hỏi, bồi đắp phần hội
nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân Biên Hòa -
77

8.8 Page 78

▲back to top


Đồng Nai và khu vực Nam Bộ. Thông qua lễ hội sẽ góp phần thu hút
khách đến địa phương du lịch, tạo điều kiện phát triển kinh tế, xã hội
cho tỉnh Đồng Nai.
Tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ kế cận tham
gia vào các hoạt động lễ hội như tham gia tổ chức và thực hành nghi
lễ... để học hỏi, trau dồi kiến thức, nhằm kế tục khi đội ngũ cao niên
không còn có khả năng thực hiện nhiệm vụ.
Phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp trong công tác bảo vệ
và phát huy di tích nói chung và Lễ hội Chùa Ông nói riêng. Trong
đó tiếp tục thực hiện các hoạt động thiện nguyện nhằm vừa hỗ trợ
các hoàn cảnh khó khăn, vừa đảm bảo công tác ngoại giao, gắn kết
cộng đồng.
Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thông qua các phương
tiện truyền thông, mạng internet các hoạt động của Chùa Ông nói
chung và lễ hội Chùa Ông nói riêng nhằm mục đích cho bá tánh tiếp
cận thông tin nhanh nhất, thuận tiện nhất, qua đó góp phần nâng cao
ý thức trong công tác bảo vệ và phát huy di sản.
2. Đối với chính quyền địa phương, UBND tỉnh Đồng Nai chỉ
đạo ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức kiểm kê lễ hội định
kỳ theo quy định; năm 2021, Bảo tàng tỉnh đã thực hiện nhiệm vụ
làm phim tư liệu và phát sóng 3 kỳ trên Đài Phát thanh, Truyền hình
Đồng Nai (ĐNRTV): “Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Ông - Thất
Phủ cổ miếu”.... Ngoài ra, Bảo tàng tỉnh đang xây dựng Đề án số hóa
di tích - hiện vật ở Đồng Nai, trong đó có nhiệm vụ số hóa di tích
Chùa Ông. Trong công tác quản lý Nhà nước, các ngành, các cấp đã
luôn sát cánh cùng với cơ sở, Ban Trị sự Chùa Ông để kịp thời giải
quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động. Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch đã hỗ trợ, hướng dẫn Ban Trị sự Chùa Ông
thực hiện tốt quy định Nhà nước trong công tác quản lý, tổ chức các
lễ hội, góp phần quảng bá di sản văn hóa trong và ngoài nước.
78

8.9 Page 79

▲back to top


Trong những năm tới, đặc biệt khi di sản văn hóa phi vật thể lễ
hội Chùa Ông được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể
Quốc gia, đòi hỏi phải có những biện pháp bảo vệ và phát huy lễ hội
phù hợp.
UBND tỉnh chỉ đạo các ngành đẩy mạnh nhiệm vụ tuyên truyền,
giáo dục để nâng cao nhận thức cho cộng đồng, đặc biệt là các vị
chức sắc, nghệ nhân và thế hệ trẻ trong việc bảo tồn và phát huy giá
trị di sản văn hóa phi vật thể nói chung và lễ hội Chùa Ông nói riêng.
Cần nhận thức vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị lễ hội trước hết phải
bảo tồn ngay từ cái gốc của chủ thể văn hóa, có nghĩa là chính bản
thân cộng đồng - chủ thể đang nắm giữ và thực hành di sản, phải có
trách nhiệm cao trong việc bảo vệ, gìn giữ di sản văn hóa của dân
tộc. Cần vận động cộng đồng gìn giữ, duy trì cách thức thực hành các
nghi lễ; cách sử dụng các loại nhạc cụ, các trò chơi dân gian; gìn giữ
các trang phục, trang sức truyền thống đã được kế thừa qua các thế
hệ; các món ăn, thức uống truyền thống....
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu UBND tỉnh xây
dựng Đề án Bảo tồn và phát huy lễ hội Chùa Ông giai đoạn 2023 -
2030, tầm nhìn đến năm 2040. Trong đề án có sự phân công, phân
nhiệm đối với từng cấp, từng ngành từ tỉnh đến cơ sở một cách cụ
thể, theo lộ trình từng năm và giai đoạn 5 năm. Đặc biệt, chú trọng
đến công tác quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý
và tổ chức lễ hội tại địa phương; thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao
chất lượng cán bộ chuyên trách bằng nhiều hình thức như: Tập huấn,
tham quan, đào tạo ngắn và dài hạn để cán bộ có trình độ ngang tầm
với nhiệm vụ. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính
quyền, cơ quan, ban ngành trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội
Chùa Ông nói riêng và lễ hội khác trên địa bàn tỉnh nói chung.
Bảo tàng tỉnh xây dựng đề án số hóa bảo tàng, trong đó có nhiệm
vụ số hóa di tích Chùa Ông và lễ hội Chùa Ông. Từ trước đến nay,
79

8.10 Page 80

▲back to top


cách thức hành lễ trong lễ hội Chùa Ông chủ yếu được thực hành
trực tiếp qua lễ hội và truyền khẩu. Vì vậy, theo quy luật tự nhiên khi
các vị chức sắc, bậc cao niên, nghệ nhân qua đời thì bí quyết thực
hành lễ hội sẽ có nguy cơ thất truyền, mai một dần theo thời gian.
Do đó, giải pháp tối ưu hiện nay là ứng dụng các thành tựu khoa học,
công nghệ thông tin trong việc lưu giữ và bảo tồn lễ hội, bằng các
phương pháp ghi chép tư liệu, ghi âm, ghi hình tĩnh, hình động diễn
trình các nghi lễ trong lễ hội do các vị chức sắc, bậc cao niên, nghệ
nhân thực hành và cung cấp. Đây là nguồn tư liệu sống chứa đựng
nhiều yếu tố nguyên gốc để phục vụ công tác nghiên cứu, bảo vệ di
sản về lâu dài. Đồng thời, tiến hành phương pháp hệ thống hóa tư
liệu bằng hình thức văn bản, lưu giữ trên các phương tiện máy móc
hiện đại.
Được đưa vào danh mục Di sản phi vật thể quốc gia
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số:
3440/QĐ - BVHTTDL ngày 10 tháng 11 năm 2023 đưa vào danh
mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lễ hội truyền thống: Lễ hội
Chùa Ông thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai”.
Lễ hội Chùa Ông thành phố Biên Hòa xứng đáng được công
nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, vì 4 lý do:
Một là, Lễ hội Chùa Ông Biên Hòa thực hiện tại cơ sở thờ tự
Chùa Ông ở Cù lao Phố (còn gọi là Thất Phủ Cổ miếu được tạo dựng
từ 1684, được công nhận là Di tích Quốc gia), được duy trì suốt hơn
340 năm qua.
Hai là, Lễ hội Chùa Ông Biên Hòa mang tính lễ hội vùng, được
chủ thể là người Hoa - người Việt vùng Đông Nam Bộ tự nguyện
thực hiện, liên tục từ thời mở đất đến nay, có phát triển và biến đổi
về văn hóa nhưng vẫn giữ được sắc thái riêng trong đặc điểm chung
của lễ hội dân gian.
80

9 Pages 81-90

▲back to top


9.1 Page 81

▲back to top


Ba là, Lễ hội Chùa Ông Biên Hòa gắn với phong tục, tập quán,
tín ngưỡng dân gian ở Nam Bộ trong quan hệ văn hóa Việt - Hoa,
thể hiện rõ bản sắc văn hóa Việt Nam tích hợp đa nguồn và dung hòa
đa hệ.
Bốn là, Lễ hội Chùa Ông Biên Hòa là nhịp cầu giao lưu văn hóa,
kết tinh và lan tỏa nội vùng và ngoại vùng, có sức sống trong hội
nhập quốc tế.
81

9.2 Page 82

▲back to top


PHẦN II
TỪ GÓC NHÌN TỌA ĐÀM KHOA HỌC
82

9.3 Page 83

▲back to top


Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn về bảo tồn và khai thác
giá trị di sản văn hóa
(trường hợp Chùa Ông ở Biên Hòa)
PGS.TS. Huỳnh Văn Tới
Chi hội VNDG Đồng Nai
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thơ
Khoa Văn hóa học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM
Đặt vấn đề
Nói đến truyền thống văn hiến Nam Bộ, bậc trí giả thường nhắc
đến Đồng Nai - Gia Định và Hà Tiên. Nhắc đến Đồng Nai - Gia
Định, người ta vinh danh vị thế “anh cả” của văn hiến Đồng Nai (so
với Gia Định). Trung tâm của văn hiến Đồng Nai gắn liền với dòng
sông Đồng Nai, với thương cảng Cù lao Phố và với địa danh Biên
Hòa ngày nay. Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng tên gọi Đồng
Nai như là một chỉ báo (index) để chỉ nền văn hiến này, và đương
nhiên, địa danh Biên Hòa dùng để chỉ vùng đất trung tâm của xứ sở
văn hiến ấy.
Văn hóa Đồng Nai khởi phát từ thời sơ sử, khi cư dân Đồng Nai
cổ sinh cơ, lập nghiệp hai bên bờ dòng sông này, để lại cho hậu thế
nhiều di tích, di sản lịch sử có niên đại từ 3000 đến 2000 năm cách
chúng ta (Gò Rùa, Cát Tiên, nền chùa Hội Sơn, v.v..). Thế nhưng,
nhắc đến khái niệm “văn hiến Đồng Nai” trong bối cảnh đương đại,
chúng ta nhắc tới thời kỳ lưu dân Việt và sau đó là di dân Hoa cùng
83

9.4 Page 84

▲back to top


đến lập nghiệp ở lưu vực dòng sông này, cùng xây dựng thương cảng
Cù lao Phố sầm uất một thời, để lại dòng ký ức văn hóa tập thể hết
sức quan trọng song khá mơ hồ trong nhận thức của xã hội hiện nay.
Nghiên cứu lịch sử văn hiến Biên Hòa - Đồng Nai nhìn chung
khá phong phú, nhất là ở các bình diện cụ thể của khảo cổ học, lịch
sử và văn hóa dân gian (lịch sử hình thành xóm ấp, làng mạc, thương
cảng, phong trào đấu tranh cách mạng, hệ thống di sản đình chùa
miếu mạo, lễ hội, phong tục - tập quán và đa dạng tộc người - văn
hóa), song trên thực tế chưa có một nghiên cứu tổng thể ở tầm lý
luận để nhận diện hệ thống giá trị di sản Biên Hòa - Đồng Nai và bộ
phương pháp luận cho việc khai thác giá trị các di sản ấy trong quá
trình phát triển kinh tế - xã hội đương đại.
Việc nhận diện đầy đủ và có tính hệ thống bức tranh ký ức văn
hóa Đồng Nai - Gia Định không thể không đặt dưới một khung triết lý
văn hóa chung, một khung lý luận tổng thể và một hệ thống phương
pháp luận phù hợp. Trong hội thảo do Tỉnh ủy Đồng Nai tổ chức vào
tháng 11 năm 2023, chúng tôi từng phân tích và mạnh dạn đề xuất hệ
thống ba triết lý cơ bản của tỉnh nhà, bao gồm: đa dạng, văn hiến và
tiên phong; trong đó hai triết lý văn hiến và tiên phong phản ánh đặc
điểm chủ chốt của trường lịch sử văn hóa xứ sở này. Hệ thống các di
tích, di sản văn hóa trên địa bàn Biên Hòa cần được nhìn nhận, đánh
giá dựa trên khung tham chiếu ấy; đồng thời, cần có khung lý thuyết
đánh giá, bảo tồn và phát huy giá trị di sản, khung lý thuyết kiến tạo
cơ chế, bộ công cụ và phương pháp luận đặc thù, bám sát thực tiễn
để thực thi nhiệm vụ bảo tồn và khai thác di sản một cách có trách
nhiệm và có hiệu quả (theo chuẩn mực UNESCO đề xuất).
Bài viết này sử dụng dữ liệu kết hợp từ phân tích - đánh giá tài
liệu thành văn (các công trình, bài viết nghiên cứu của các tác giả đi
84

9.5 Page 85

▲back to top


trước viết về di sản Biên Hòa - Đồng Nai), dữ liệu khảo sát - nghiên
cứu tự thân của nhóm tác giả, tiến hành phân tích, đánh giá, so sánh
và tham chiếu với các dòng lý thuyết tương quan (lý thuyết ký ức
lịch sử - văn hóa; quan điểm UNESCO về bảo tồn và phát huy giá trị
di sản) để xây dựng khung thương hiệu, cơ sở khoa học, cơ sở thực
tiễn và phương pháp luận cho việc bảo tồn và khai thác giá trị di sản
ở Biên Hòa (cụ thể là cụm mộ Trịnh Hoài Đức và di tích Chùa Ông)
trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương hiện nay. Nghiên cứu
này tập trung ở mấy vấn đề sau:
(1) Di sản văn hóa gắn với văn hiến Đồng Nai mang thuộc tính,
giá trị gì và có thể đóng góp ra sau cho việc xây dựng thương hiệu,
hình ảnh văn hóa Biên Hòa - Đồng Nai;
(2) Vai trò, vị trí của di tích Chùa Ông trong tổng thể bức tranh
di sản văn hóa Biên Hòa - Đồng Nai;
(3) Biên Hòa - Đồng Nai cần kiến tạo và phát triển quần thể
những di tích và truyền thống nào để giúp khơi dậy và củng cố hệ
thống ký ức văn hiến Đồng Nai xưa;
(4) Biên Hòa - Đồng Nai cần xây dựng một cơ chế vận hành ra
sao để đảm bảo tính trung thực, tính toàn vẹn và tính liên tục trong
tái hiện lịch sử - văn hóa, tính bảo toàn và hiệu quả trong việc bảo
tồn và phát huy di tích văn hóa, tính trách nhiệm và tính bình đẳng
trong khai thác giá trị di sản.
Bài viết này đi từ kiến tạo khung nhận thức về di sản Biên Hòa
- Đồng Nai, kiến tạo khung thương hiệu văn hóa cho đến phương
pháp luận và nguyên lý đặc thù cho trường hợp cụ thể (di tích Chùa
Ông) trong phối cảnh nền văn hiến Đồng Nai - Gia Định có 325 năm
lịch sử.
85

9.6 Page 86

▲back to top


Nhận thức về di sản và phương pháp luận bảo tồn, khai thác
di sản ở Biên Hòa - Đồng Nai
Di sản văn hóa là hệ thống các di tích, truyền thống, phong tục
- tập quán gắn với chiều dài lịch sử văn hóa của một cộng đồng,
một vùng đất hay cả quốc gia, dân tộc. Di sản có thể hiểu nôm na là
những gì còn lưu lại (di ) của tổ tiên nhiều đời trước (tài sản văn
hóa ), được thể hiện ra ở cả hai phương diện vật thể (di tích, đền
đài, miếu tự, di chỉ khảo cổ...) và phi vật thể (tinh thần văn hiến, tín
ngưỡng - tôn giáo, phong tục - tập quán, lễ hội, v.v.). Vì nhiều lý do
khác nhau, một phần truyền thống lịch sử - văn hóa đã bị “đứt gãy”
(quan điểm Halbwachs 1992) hoặc giả không được lưu lại và tiếp
tục thành một phần của di sản. Nói cách khách, truyền thống văn hóa
như là một hệ thống các ký ức lịch sử - văn hóa được ký thác trong
các di tích, công trình kiến trúc cổ, phong tục, lễ hội, v.v.; song dưới
tác động của môi trường xã hội (chiến tranh, hệ tư tưởng xã hội, nhu
cầu phát triển xã hội, trào lưu văn hóa các thời kỳ, v.v.), một phần
ký ức đã bị lãng quên hoặc chỉ âm thầm tồn tại trong dòng chảy xã
hội. Nếu không có một nền tảng lý luận phù hợp để nhận diện giá trị,
khối các di sản văn hóa bị “lãng quên” ấy có nguy cơ bị mai một và
mất đi theo thời gian.
Maurice Halbwachs (1992) đề xuất lý thuyết ký ức lịch sử văn
hóa, tính tập thể của ký ức và nhu cầu phản ánh trung thực ký ức lịch
sử - văn hóa để đảm bảo tính kế tục của ký ức, mặc dù các ký ức có
thể chịu sự chi phối của quan điểm “duy hiện tại” của các thể chế,
thiết chế - cấu trúc xã hội vốn đang “nuôi dưỡng” các chuẩn mực xã
hội đương thời. Đến lượt mình, ký ức chứa đựng trong các di sản cần
phải được cụ thể hóa thành hệ thống/quần thể các tạo tác mang tính
ký thác (tức chứa đựng/kết nối với ký ức) cùng một cơ chế nhắc nhớ
liên tục và hiệu quả.
86

9.7 Page 87

▲back to top


Quần thể tạo tác mang tính mang tính ký thác có thể là di tích,
cổ vật, công trình kiến trúc cổ, thành quách, đền đài, miếu tự, hoành
phi, câu đối, đồ sốm sứ, kết cấu mỹ thuật trang trí, chuông đồng -
trống cổ, đồ lễ khí cùng các tạo tác vật chất chứa đựng giá trị lịch sử
khác (hệ thống văn vật) lẫn tinh thần các văn nhân mặc khách, các
truyền thuyết, giai thoại, áng thơ văn, hồi ức, tác phẩm nghệ thuật
tạo hình hay nghệ thuật diễn xướng, nghi thức - nghi lễ, lễ hội cộng
đồng, v.v. (hệ thống văn hiến). Một di sản có sức sống và sức thu
hút công chúng thường được tích hợp cả hai hệ thống này. Gắn với
di tích Chùa Ông và lễ hội Quan Đế đầu xuân, ngoài bản thân kiến
trúc Thất phủ cổ miếu với phong cách kiến trúc đặc thù, các khối mỹ
thuật trang trí, tôn tượng, hoành phi, câu đối, nghi trượng và nghi
vật mang phong cách cổ truyền (hệ thống văn vật), tục thờ và lễ hội
Quan Đế còn là kho tàng của nghi lễ tôn thần, các loại hình diễn
xướng cùng hệ thống phong cách ẩm thực, trang phục truyền thống
được tái hiện/thể hiện (cả văn hiến lẫn văn vật), cả hai cùng kết tinh,
hòa quyện, khiến cho tục thờ, miếu thờ và lễ hội chùa Ông mang nét
đẹp hội tụ của lịch sử, của ký ức tập thể và tinh thần khoan hòa, hội
tụ văn hóa.
Cơ chế nhắc nhớ có thể được hiểu là cơ chế duy trì vận hành hoạt
động gợi nhớ/nhắc nhớ về ký ức lịch sử văn hóa được ký thác vào
khối tạo tác di sản mà qua đó con người ở nhiều thế hệ được tiếp xúc
và giao tiếp với tổ tiên, được “trải nghiệm” một phần văn hóa của
quá khứ và được lựa chọn cách tiếp nhận và thực thi sứ mệnh duy
trì tính liên tục của ký ức lịch sử - văn hóa. Cơ chế nhắc nhớ thường
lấy đơn vị thời gian cơ bản là hàng năm, chẳng hạn lễ kỷ niệm/tưởng
niệm, lễ hội thường niên, hoặc các hoạt động văn hóa - giáo dục để
tôn vinh hay tưởng niệm lãnh tụ, nhà văn hóa lớn, nhà giáo dục có
tầm ảnh hưởng cao, v.v.; trong một số trường hợp đặc thù thì cách 2
hoặc 3 năm tổ chức một lần với quy mô lớn hơn thường niên (chẳng
87

9.8 Page 88

▲back to top


hạn nguyên tắc tam niên đáo lệ tổ chức nghi lễ lớn ở đình làng, đền
miếu thần minh một số nơi ở Nam Bộ). Cơ chế nhắc nhớ thường
được cụ thể hóa thành các hoạt động lễ hội, các sự kiện văn hóa -
giáo dục, ở đó con người các thế hệ có quyền “sáng tạo” và “can
thiệp”; vậy nên cơ chế nhắc nhớ trong nhiều trường hợp mang tính
“duy hiện tại”, thậm chí mang tính “cải biên” hoàn toàn.
Quan điểm “duy hiện tại” và sự chi phối của nó đối với việc
gìn giữ ký ức/di sản văn hóa (ở cả cách quyết định quần thể tạo tác
mang tính ký thác và cách vận hành cơ chế nhắc nhớ) cần được hạn
chế tối đa, đảm bảo sự tái hiện/trình bày ký ức lịch sử - văn hóa một
cách trung thực nhất có thể. Trên thực tế, việc tái hiện/trưng bày ký
ức lịch sử văn hóa chịu sự chi phối của thế chế/thiết chế xã hội được
thể hiện đâu đó trong phổ quang cực có hai đầu là thể hiện văn hóa
(presenting culture, phản ánh trung thực nhất có thể) và trình hiện
văn hóa (representing culture, phản ánh theo cấu trúc “duy hiện tại”
mới vừa được “sáng tạo”). Trong nhiều trường hợp, ký ức lịch sử
được phát huy qua góc nhiền tái cấu trúc/kiến tạo ký ức với khung
tham chiếu mới, nhãn quan mới, phù hợp với mục tiêu và các “tự sự”
của người đương thời. Chẳng hạn ký ức lịch sử - văn hóa về hương
cảng Hội An, ngoài hệ thống nhà cổ, phố cổ, đình chùa miếu mạo,
cầu Nhật Bản, hệ thống mộ cổ cùng các loại hình nghi lễ, nghệ thuật
diễn xướng dân gian (hát bài chòi chẳng hạn), còn được tái hiện dưới
hình thức nghệ thuật hóa qua chương trình Ký ức Hội An dưới thủ
pháp nghệ thuật tạo tác và nghệ thuật sắp đặt mới. Người xem được
chứng kiến một Hội An tinh hoa được “trình hiện” ngay trước mắt,
khi quay về một vài ý niệm tinh hoa trong số ấy sẽ trở thành một
phần ký ức mới về Hội An xưa mới vừa được thâu nạp. Tương tự,
bộ phim lịch sử Tây Sơn hào kiệt công chiếu nhân dịp kỷ niệm 1000
năm Thăng Long - Hà Nội đã gieo vào tiềm thức công chúng một ký
ức hào hùng, bi tráng của con người Tây Sơn áo vải cờ đào với nhiều
88

9.9 Page 89

▲back to top


chiến công oanh liệt, một hình thức ký ức lịch sử đã được “tái cấu
trúc” và “trình hiện” thông qua nghệ thuật thứ bảy. Cả hai hình thức
“trình hiện văn hóa” này cần được thảo luận, đánh giá dưới góc nhìn
chuyên môn và liên ngành để đảm bảo tính liên tục của ký ức và tinh
thần trách nhiệm của người đương thời khi giao tiếp với ký ức lịch
sử - văn hóa của tổ tiên.
Ký ức lịch sử - văn hóa gắn với đô thị Biên Hòa hôm nay là phần
cốt lõi của truyền thống văn hiến Đồng Nai - Gia Định xưa, được
mệnh danh là hồn cốt của một hào khí Đồng Nai trứ danh thiên cổ,
việc tái hiện và trưng bày di sản cùng cơ chế nhắc nhớ ký ức cần phải
được xem xét trong phạm vi của phổ thể hiện văn hóa (presenting
culture) hoặc tái hiện một cách trung thực nhất có thể.
Phương pháp luận về việc bảo tồn và khai thác giá trị di sản
di tích Chùa Ông Cù lao Phố
Quan Đế, hay Quan Công, tên là Quan Vũ, Quan Vân Trường,
quê ở Sơn Tây, là một nhân vật lịch sử thời Tam Quốc, được miêu
tả trong Tam Quốc Chí của Trần Thọ. Quan niệm “dĩ lao định quốc”
của Nho giáo đã giúp phong hầu rồi phong vương cho Quan Công
suốt các triều đại phong kiến (từ thời Đường Tiêu Tông trở về sau).
Đến thời Minh, vua Chu Nguyên Chương lập Võ Thành Vương Thần
Điện, đứng đầu là Quan Vũ, từ đó tín ngưỡng Quan Công lan rộng
ra rộng khắp cả nước. Đến thời vua Minh Thần Tông (1563-1620)
Quan Công được phong “Hiệp Thiên Hộ quốc trung nghĩa Đại đế”
và “Tam giới phục ma Đại đế thần uy viễn chấn Thiên tôn Quan
Thánh Đế quân”, người đời gọi ông là Quan Đế, Hiệp Thiên Đại Đế
hay Quan Thánh Đế quân. Mặc dù được sắc phong chính thức, Quan
Công trong tâm thức dân gian là Thần hộ pháp, Thần học vấn (Văn
Xương) và Thần tài. Khi thẩm thấu vào Phật giáo (phái Thiên Thai
và Thiền tông), Quan Công được thần cách hóa thành Già-lam Bồ
89

9.10 Page 90

▲back to top


tát. Quan Công cũng bước vào Điện Linh Tiêu của Đạo giáo với tư
cách của một vị Thiên Công, phò trợ Ngọc Hoàng Đại Đế để cứu rỗi
thế nhân. Do vậy, trong lịch sử văn hóa Trung Hoa, Quan Công thẩm
thấu các chức năng phong phú của nhiều tầng lớp dân chúng trong
xã hội xưa: sĩ, nông, công, thương, binh v.v. (xem Nguyễn Ngọc Thơ
2017).
Trong văn hóa Việt Nam, Quan Đế được người Việt, người Hoa
và một số dân tộc khác tôn thờ với điểm nhấn ý nghĩa khác nhau.
Theo Cao Bằng Thực Lục, Quan Đế lần đầu tiên đã được lập đền thờ
ở địa phương vào khoảng 1678, đến cuối thế kỷ 17 xuất hiện rải rác
ở Hưng Yên, Hội An và nhiều nơi khác. Có thể nói, tầng lớp quan
phương trong các nhà nước Đàng Ngoài và Đàng Trong đã chủ động
tiếp nhận hoặc chính thức công nhận Quan Đế và tục thờ Quan Đế
nhờ vào hệ giá trị Nho giáo trung, nghĩa, liêm, dũng của biểu tượng
này. Từ cung đình và giới quý tộc, hình tượng Quan Đế được lan
rộng trong công chúng, thành thần hộ mệnh, thần trừ tà và là một
vị phúc thần sánh ngang với Quan Âm Bồ tát. Giống như ở Trung
Quốc, Quan Công thành Già - lam Bồ tát trong các ngôi chùa Việt ở
Nam Bộ (xem Sơn Nam 1993; Nguyễn Ngọc Thơ 2017, tr. 61). Ông
tiếp tục đóng vai trò Hiệp Thiên Đại đế trong các nhóm tín ngưỡng
dân gian mang màu sắc Đạo giáo và đặc biệt còn trở thành Hộ pháp
trong thần phả đạo Cao Đài ở Nam Bộ. Thời cuối thể kỷ 19 - đầu
thế kỷ 20 (khi chính đảng chưa ra đời), cùng với quá trình đấu tranh
chống thực dân Pháp của nghĩa sĩ Nam Bộ, biểu tượng Quan Đế đã
trở thành biểu tượng của lòng yêu nước, của sự đoàn kết sức mạnh
(chẳng hạn câu chuyện Tứ Kiệt khởi nghĩa gắn với miếu Quan Đế ở
Cai Lậy (Tiền Giang), hội kín Nguyễn An Ninh ở Sài Gòn/Côn Đảo
sử dụng Quan Đế như là biểu tượng của sự hội tụ, v.v..). Do vậy, ở
một chừng mực nhất định, hình ảnh Quan Đế đã thẩm thấu ý nghĩa
lịch sử chống ngoại xâm ở Nam Bộ, nay có thể tiếp tục trở thành biểu
90

10 Pages 91-100

▲back to top


10.1 Page 91

▲back to top


tượng giao lưu văn hóa đa tộc người Việt, Hoa trong dòng chảy liên
tục của ký ức lịch sử - văn hóa địa phương.
Người Hoa mang biểu tượng và tục thờ Quan Đế trong dòng
chảy văn hóa chính thống và dân gian cộng đồng mình, cùng với
Thiên Hậu, Bắc Đế, Phúc Đức Chính Thần và nhiều thần minh chính
thống khác, được thờ phụng rải rác trong đền miếu cộng đồng, trở
thành phúc thần, thần bảo hộ và thần tài. Tùy vào bối cảnh và mối
quan hệ giữa các cộng đồng Hoa trong vùng, người Hoa ở mỗi thành
phố, thị xã, thị trấn sẽ chọn Quan Đế hay Thiên Hậu, Bắc Đế, Cảm
Thiên Đại Đế để trở thành “thần chủ” của địa bàn họ cư trú, và
đương nhiên, lễ hội gắn với vị thần chủ ấy là lễ hội lớn nhất ở địa
phương. Ở Biên Hòa (Cù lao Phố), người Hoa bảy phủ chọn Quan
Đế. Ở Phan Thiết (Bình Thuận), Tân An (Long An), Mỹ Tho, Gò
Công (Tiền Giang), Ba Tri (Bến Tre), Hồng Ngự (Đồng Tháp), TP.
Cần Thơ, Châu Đốc, Tân Châu (An Giang), Vị Thanh (Hậu Giang),
TP. Bạc Liêu (Bạc Liêu) người Hoa cũng chọn Quan Đế; trong khi
ở các địa phương TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, TP. Vĩnh Long
và TX. Bình Minh (Vĩnh Long), TP. Cà Mau, Năm Căn, Cái Nước,
Sông Đốc (Cà Mau), Rạch Giá (Kiên Giang), v.v. người ta chọn bà
Thiên Hậu. Có một thực tế rằng, so với Bà Thiên Hậu, biểu tượng
Quan Đế về mặt lịch sử có quan hệ gần gũi hơn với văn hóa người
Việt, do vậy lễ hội Quan Đế mang thông điệp của giao lưu văn hóa
các tộc người Hoa, Việt, Khmer sâu sắc hơn. Đó cũng là lý do số đền
miếu chủ thờ Quan Đế của người Hoa Nam Bộ có số lượng ít hơn so
với miếu thờ Bà Thiên Hậu (xem Nguyễn Ngọc Thơ 2017).
Di sản Chùa Ông - Thất Phủ cổ miếu Cù lao Phố, do người Hoa
bảy phủ ở Lĩnh Nam Trung Hoa di cư sang xây dựng năm 1684,
qua nhiều lần trùng tu và tôn tạo, ngày nay đã trở thành một di tích
lịch sử văn hóa cấp quốc gia nằm trên bờ sông Đồng Nai. Lễ hội
91

10.2 Page 92

▲back to top


Quan Đế đầu xuân nay cũng trở thành di sản văn hóa phi vật thể cấp
quốc gia năm 2023. Kiến trúc chùa (miếu) là sự tổng hòa của ba tiểu
phong cách Quảng Đông, Phúc Kiến và Triều Châu trên nền tảng
chính của kiến trúc đền miếu Hoa Quảng Đông (tiêu biểu nhất là các
đặc điểm gờ nóc miếu bằng phẳng, có trang trí quần thể tiểu tượng
mang phong cách gốm Biên Hòa & Cây Mai/Chợ Lớn). Tục thờ - lễ
hội Quan Đế và công trình kiến trúc Chùa Ông đã đóng góp giá trị
quan trọng cho truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam vốn thống
nhất trong đa dạng, trong đó, biểu tượng Quan Đế tiếp nối ký ức lịch
sử - văn hóa thời chống thực dân Pháp, trở thành biểu tượng giao lưu
văn hóa Việt-Hoa; Lễ hội Chùa Ông trở thành một kênh giao tiếp văn
hóa và giao lưu tình cảm quan trọng của các cộng đồng địa phương
và du khách xa gần - yếu tố tạo nên bức văn hóa khoan dung và khai
phóng ở Nam Bộ, cũng là thành tố quan trọng cấu thành phong thái
văn hiến xứ Đồng Nai.
Giống như hệ thống chùa chiền hai bên bờ sông Đồng Nai và
Văn miếu Trấn Biên, chùa Ông và lễ hội Chùa Ông cần tiếp tục được
tôn tạo thành một phần di sản văn hóa phi vật thể chứa đựng ký ức
lịch sử - văn hóa gắn với dòng sông Đồng Nai - sông Sài Gòn và lịch
sử khai hoang lập nghiệp, tạo dựng văn hiến Đồng Nai - Gia Định.
Đây không chỉ là nhiệm vụ của cộng đồng địa phương mà còn là sứ
mệnh của giới quản lý nhà nước và học giới. Quần thể tạo tác chứa
đựng ký ức lịch sử - văn hóa đã sẵn có (kiến trúc miếu, cấu trúc thờ
phụng, nghi vật, nghi trượng đầu đủ, lễ hội Quan Đế thịnh đạt, các
loại hình diễn xướng dân gian gắn với lễ hội được phục dựng, v.v.),
cơ chế nhắc nhớ có sẵn (hoạt động hành hương, hoạt động du lịch, lễ
hội thường niên, chuỗi các hoạt động/sự kiện thông tin - quảng bá,
v.v..), di tích Chùa Ông và lễ hội Quan Đế cần có một thương hiệu
văn hóa xứng tầm để có thể đóng góp lớn hơn nữa cho tinh thần văn
hiến Đồng Nai.
92

10.3 Page 93

▲back to top


Tết Xuân
Lễ hội
Chùa Ông
Tết
Nguyên tiêu
Lễ hội
Chùa Bà
Thiên Hậu
Biên Hòa:
12-13
Đồng Nai
tháng Giêng
(di sản văn
hóa cấp quốc
Lễ tết
gia)
chung cả
dân tộc
Gia Định - Việt Nam,
Sài Gòn- TP. bao gồm cả
HCM vùng sông
Đồng Nai
Tết Nguyên
tiêu: 14-15
tháng Giêng
(di sản văn
hóa cấp
quốc gia)
Bình Dương
Lễ hội chùa
Bà Thiên
Hậu: 15-16
tháng Giêng
Tương ứng Hệ thống
với hệ thống sông Tiểu hệ sông
sông Đồng Nai - Đồng Nai
Đồng Nai Soài Rạp
Tiểu hệ sông Sài Gòn
Lịch sử khai phá và phát triển vùng đất Nam Bộ vô hình trung
gắn chặt xứ Biên Hòa - Đồng Nai với Sài Gòn - Gia Định và Lái
Thiêu - Bình Dương; và do vậy, di tích Chùa Ông và lễ hội Quan Đế
cần được đặt trong hệ thống tổng thể các di sản văn hóa vật thể - phi
vật thể gắn với toàn bộ hệ thống dòng sông Đồng Nai - sông Sài Gòn.
93

10.4 Page 94

▲back to top


Từ hệ thống cửa sông Đồng Nai/sông Soài Rạp, khi vào đất liền con
sông Đồng Nai đã phân thành hai nhánh tại ngã ba Nhà Bè (sông
Đồng Nai, sông Sài Gòn), đó cũng là mắt xích quan trọng cấu thành
mối quan hệ hữu cơ song có trật tự trước - sau của văn hiến Đồng
Nai và Gia Định. Mặc dù chúng ta khó có thể tách bạch đâu là văn
hiến Đồng Nai, đâu là văn hiến Sài Gòn-Gia Định, song xét ở góc độ
địa-văn hóa, chúng ta thấy rằng lịch sử - văn hóa xứ này chuyển dịch
từ Đồng Nai sang Sài Gòn - Gia Định từ cuối thế kỷ 18, rồi sau đó
tiếp tục lan tỏa lên hướng thượng nguồn sông Sài Gòn về hướng Lái
Thiêu, Thủ Dầu Một. Dựa trên khung phát triển mở rộng của dòng
văn hiến Đồng Nai - Gia Định trên đây, chúng ta có thể gắn Lễ hội
Quan Đế đầu xuân ở Biên Hòa với các lễ hội tiêu biểu khác ở TP. Hồ
Chí Minh và Bình Dương để xây dựng thành một thương hiệu văn
hóa cấp vùng Đông Nam Bộ:
Bảng 3: Chuỗi các lễ hội tiêu biểu có thể cấu thành thương hiệu
văn hóa lễ hội cấp vùng gắn với hệ thống sông Đồng Nai - sông Sài
Gòn.
Có thể nói, hệ thống đền thờ Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh,
đình Tân Lân, Văn miếu Trấn Biên, hệ thống chùa chiền cổ ven sông,
mộ Trịnh Hoài Đức và nhiều di tích lịch sử - văn hóa khác ở Biên
Hòa làm nên một tinh thần văn hiến - một hào khí Đồng Nai vang
dội trong lịch sử thì kiến trúc và lễ hội Chùa Ông (cùng hệ thống kiến
trúc miếu thờ và lễ hội cộng đồng ở Thiên Hậu cung, Phụng Sơn tự,
Tiên sư cổ miếu... của người Hoa ở Biên Hòa) đã góp phần tô điểm
thêm cho sắc màu văn hóa tươi sáng của xứ sở này. Cà hai tiểu hệ
thống gắn bó hữu cơ, đối thoại và dung hòa nhau tạo nên sức mạnh
của di sản văn hóa; hết thảy đều là “tặng vật” của con sông Đồng Nai
hiền hòa nhưng tráng lệ.
94

10.5 Page 95

▲back to top


Kết luận
Văn hiến Đồng Nai - Gia Định và một hào khí Đồng Nai lừng
lẫy trong lịch sử sẽ tiếp tục “ngủ quên” nếu như chúng ta không nhận
diện đầy đủ và có trách nhiệm với dòng ký ức lịch sử - văn hóa quan
trọng bậc nhất vùng đất Nam Bộ ở Biên Hòa và các thành phố xung
quanh. Ký ức không chỉ được ký thác cụ thể vào đình làng, văn miếu
hay chùa chiền mà còn chứa đựng trong quần thể lăng mộ, đền miếu,
hoạt động nghi lễ - hội hè và các loại hình diễn xướng dân gian. Có
lẽ người dân Biên Hòa “hạnh phúc” hơn nhiều địa phương khác bởi
lẽ họ đang sống và làm việc ở một quê hương giàu di sản đến vậy.
Việc nhận diện đầy đủ hệ thống giá trị lịch sử - văn hóa của từng
khối di sản cần được song hành cùng việc nhận diện, củng cố và tôn
tạo quần thể các tạo tác vật thể và phi vật thể chứa đựng ký ức văn
hóa từ quá khứ cũng như việc kiến tạo và vận hành hiệu quả một cơ
chế nhắc nhớ phù hợp để dòng chảy của ký ức lịch sử - văn hóa hơn
ba thế kỷ qua ở Biên Hòa - Đồng Nai được “sống dậy” và “hòa nhịp”
cùng dòng văn hóa - xã hội hôm nay. Hạnh phúc của một cộng đồng
dân cư ở một vùng đất không thể chỉ đo bằng cuộc sống vật chất đủ
đầy mà còn ở tinh thần cộng đồng hòa mình cùng dòng chảy văn hóa
nối tiếp nhau từ quá khứ đến hiện tại và tương lai của xứ sở ấy. Biên
Hòa - Đồng Nai có đầy đủ sứ mệnh và điều kiện để xây dựng thành
một xứ sở hạnh phúc như vậy.
95

10.6 Page 96

▲back to top


Tài liệu tham khảo
1. Anthony, J. Robert (2015), Righteous Yang: pirate, rebel, and
hero in Sino-Vietnamese piracy: 1644-1684, Cross-current: East
Asian History and Culture Review 3(2):318-348.
2. Chan, Yuk Wah (2018), Vietnam is my country land, China
is my hometown: Chinese communities in transition in the south of
Vietnam, Asian Ethnicity (19(2): 163-79.
3. Chiung, Wi-vun Taiffalo (2013), Identity and indigenization:
Minh Huong people versus ethnic Chinese in Vietnam, Taiwan
International Studies Quarterly, 9 (4): 87-114.
4. Choi Byung Wook (2004), The Nguyen Dynasty's
Policy toward Chinese on the Water Frontier in the First Half of the
Nineteenth Century, Water Frontier: Commerce and the Chinese in
the Lower, Mekong Region, 1750-1880, eds. Nola Cooke and Li
Tana, Singapore: Rowman & Little Field Publishers, Inc.
5. Choi Byung Wook (2019), Vùng đất Nam Bộ dưới triều Minh
Mạng (1820 - 1841): chính sách của triều đình và phán ứng của địa
phương, Hà Nội, Nxb. Hà Nội.
6. Đào Trinh Nhất (1924/ (2016), Thế lực khách trú và vấn đề di
dân vào Nam Kỳ, Nxb. Hội Nhà văn.
7. Halbwachs, Maurice (1980), The collective memory. New
York City: Harper & Row.
8. Huỳnh Ngọc Đáng (2018), Chính sách của các vương triều
Việt Nam đối với người Hoa, Nxb. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
9. Huỳnh Văn Tới, Phan Đình Dũng, Phan Xuân Biên (2005),
Văn hóa Đồng Nai, Nxb. Đồng Nai.
10. Lê Văn Lan (2023), Những người làm hoa cho đất: Gia Định
tam gia, https://nld.com.vn/van-nghe/nhung-nguoi-lam-hoa-cho-
dat-gia-dinh-tam-gia-2023052720414038.htm.
96

10.7 Page 97

▲back to top


11. Nguyễn Ngọc Thơ (2017), Biến đổi và tăng quyền trong tín
ngưỡng Quan Công ở Nam Bộ, Tạp chí Khoa học Đại học Trà Vinh
27: 56-69.
12. Nguyễn Ngọc Thơ (2018), Người Hoa, người Minh Hương
với văn hóa Hội An, Nxb. Văn hóa - Văn nghệ TP.HCM.
13. Nguyễn Ngọc Thơ (2023), Văn nhân trấn ải xứ Hà Tiên: Mạc
Thiên Tứ, Ngoại quan Đông Á, Nguyễn Nam và Lê Quang Trường
cb., Nxb. ĐHQG-HCM, tr. 166-178.
14. Nguyễn Ngọc Thơ (2023), Hào khí Đồng Nai: đa dạng, văn
hiến, tiên phong, Kỷ yếu Hội thảo Thực hiện Đề cương văn hóa Việt
Nam trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người Đồng Nai
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, Biên Hòa, Đồng Nai, tháng
10/2023.
15. Nora, Pierre (biên soạn) (1996), Realms of memory: The
construction of the French past, volume 1, 2, 3. New York: Columbia
University Press.
16. Supang, Chantaranich (1997), From Siamese-Chinese to
Chinese-Thai: Political Conditions and Identity Shifts among the
Chinese in Thailand, Ethnic Chinese as Southeast Asians, eds. Leo
Suryadmata, Singapore: Institute of Southeast Asian Studies, pp.
232-59
17. Vũ Thế Dinh (2005), Mạc thị gia phả, Nguyễn Khắc Thuần
(dịch, giới thiệu và chú thích từ bản chép tay), Nxb. Giáo dục.
18. Wheeler, Charles (2015), Interests, institutions, and
identity: strategic adaptation and the ethno-evolution of Minh
Huong (Central Vietnam), 16th - 19th centuries, Itinerario Vol. 39:1,
pp. 141-166.
97

10.8 Page 98

▲back to top


PHÁT HUY LỄ HỘI VĂN HÓA CHÙA ÔNG
TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
CỦA THÀNH PHỐ BIÊN HÒA - ĐỒNG NAI
PGS. TS Huỳnh Quốc Thắng1
ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM
1. Đặt vấn đề - Cơ sở nhận thức chung
1.1. Đặt vấn đề
Kết hợp cả một quá trình lâu dài, đến nay “Ngành du lịch Đồng
Nai cũng đã có bước phục hồi và chuyển biến khởi sắc từ sau đại
dịch Covid-19. Theo số liệu, trong bảy tháng đầu năm 2023, Đồng
Nai đón gần 1,8 triệu lượt khách, tăng gần 26% so với cùng kỳ năm
2022. Doanh thu dịch vụ du lịch đạt hơn 1.000 tỷ đồng, tăng 37,5%
so với cùng kỳ” (Thiên Vương, 2023). Với số lượng du khách và
doanh thu về du lịch đã và đang ngày càng tăng như vậy, tỉnh Đồng
Nai trong đó có Thành phố Biên Hòa hứa hẹn sẽ là một trong những
“trọng điểm du lịch” (main destination) của vùng Đông Nam Bộ.
Chưa kể, Đồng Nai nằm ở vị trí cửa ngõ Đông Nam tuyến giao thông
huyết mạch chạy qua, nhiều dự án hạ tầng với quy mô lớn của quốc
gia trên địa bàn tỉnh sẽ góp phần thúc đẩy các hoạt động du lịch trong
tương lai, chẳng hạn “định hướng mục tiêu chung đến năm 2025, khi
sân bay quốc tế Long Thành dự kiến đi vào hoạt động, thì du lịch
1  Giảng viên cao cấp Khoa Văn hóa học - ĐH KHXHNV, ĐHQG-HCM, Phó
Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP. HCM, Nguyên Hiệu trưởng Trường Cao đẳng
Văn hóa Nghệ thuật TP. HCM.
98

10.9 Page 99

▲back to top


Đồng Nai đã hội tụ các điều kiện cần và đủ để “cất cánh” (Thiên
Vương, 2023).
Về nhân tố chủ quan, Đồng Nai là một trong những địa phương
có tốc độ tăng trưởng kinh tế đứng đầu cả nước, trong đó đáng chú
ý là từ nhiều năm qua định hướng mục tiêu phấn đấu với ba trụ cột
quan trọng của tỉnh đó là Công nghiệp - Nông nghiệp - Du lịch. Kế
hoạch số 118-KH/TU năm 2017 của Tỉnh ủy nhằm triển khai theo
tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW năm 2017 của Bộ Chính trị Về
phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn với nhiều giải pháp
trọng tâm, trong đó đặc biệt là “phát triển sản phẩm đặc trưng và
đa dạng hóa sản phẩm du lịch” (Đức Nghĩa - Tuệ Anh, 2020). Văn
kiện của Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020
- 2025) đã tiếp tục khẳng định phát triển du lịch là một trong những
nhiệm vụ đột phá, để khai thác tiềm năng du lịch hiệu quả sớm đưa
du lịch tỉnh trở thành ngành kinh tế quan trọng, trong đó chú trọng
phát triển ba loại hình “Du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp-nông
thôn và du lịch về nguồn-tâm linh để tạo thương hiệu” cho du lịch
Đồng Nai (dựa theo Thiên Vương, 2023).
Mặc dù hội tụ những triển vọng tốt với nhiều yếu tố khách quan,
chủ quan tích cực như vậy nhưng vẫn có một nhận định đáng chú
ý: “Sự phát triển của du lịch Đồng Nai trong những năm qua đã
góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, tuy
nhiên hiệu quả mang lại dường như chưa tương xứng với tiềm năng”
(Thiên Vương, 2023).
Quả thật thế mạnh của du lịch Đồng Nai nói chung, Biên Hòa
nói riêng không phải chỉ ở điều kiện vị trí địa lý mà còn là ở những
tiềm năng lớn từ nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa cho hoạt
động du lịch. Tuy không có biển, nhưng nơi đây có rừng, sông, hồ,
99

10.10 Page 100

▲back to top


núi, nổi bật là Vườn quốc gia Cát Tiên - Khu dự trữ sinh quyển thế
giới cùng với sông Đồng Nai, dòng sông đẹp và dài nhất Đông Nam
Bộ, chưa tính đến hồ Trị An rộng lớn... Đặc biệt bên cạnh đó, quá
trình phát triển lịch sử - văn hóa với dấu ấn hơn 300 năm hình thành
và phát triển của vùng đất này đến nay đã kiến tạo nên những địa
danh, di tích lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng, kiến trúc nổi tiếng với 57
di tích cấp tỉnh và cấp quốc gia (trong đó 02 di tích quốc gia đặc biệt)
và khoảng 1500 di tích phổ thông khác. Đây là nguồn tài nguyên văn
hóa quan trọng mặc dù đã bước đầu góp phần tích cực cho việc giáo
dục truyền thống cho nhân dân tại chỗ và là một trong những điều
kiện để thu hút du khách trong nước, quốc tế nhưng vẫn còn nhiều
khả năng để tiếp tục đầu tư phát triển trong hoạt động du lịch của
địa phương trong thời gian tới. Điển hình như Di tích Lăng mộ Trịnh
Hoài Đức và Lễ hội văn hóa Chùa Ông ở ngay trên địa bàn Thành
phố Biên Hòa mặc dù là những di sản văn hóa quan trọng nhưng đến
nay vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết, cần được tiếp
tục nghiên cứu để phát huy tốt hơn nữa trong thực tế hoạt động du
lịch của địa phương và của cả vùng.
1.2. Cơ sở nhận thức về du lịch, sản phẩm du lịch, hoạt động
du lịch trong quan hệ với kinh tế và văn hóa
Du lịch là “các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con
người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu
cầu tham quan, giải trí, tìm hiểu, nghỉ dưỡng trong một thời gian
nhất định” và “Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp
cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các
yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng nguồn lực; cơ sở vật chất
kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào
đó” (Quốc hội, 2017). Khái niệm “sản phẩm du lịch” ở đây cụ thể
bao gồm hệ thống “tuyến du lịch” (tours) và “điểm du lịch” (interest
100

11 Pages 101-110

▲back to top


11.1 Page 101

▲back to top


sight) tức “lộ trình đi” và những “điểm dừng” để tham quan, tham dự
một hoạt động cụ thể nào đó kèm theo là các “dịch vụ du lịch” (tour-
ism services) nhằm đáp ứng nhu cầu di chuyển, ăn uống, ngủ nghỉ,
vui chơi giải trí, quà lưu niệm cho du khách... Tất nhiên, bên cạnh
các “sản phẩm du lịch” còn cần thêm những yếu tố khác để có “hoạt
động du lịch” đúng nghĩa, bao gồm các yếu tố doanh nghiệp du lịch
(lữ hành, dịch vụ), quản lý du lịch, cộng đồng người dân tham gia du
lịch, tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch...
Xét về bản chất: “Du lịch là hoạt động xã hội tổng hợp với các
sản phẩm du lịch mang những giá trị văn hóa độc đáo nhất định
nhằm thỏa mãn nhu cầu văn hóa tinh thần của các loại du khách
và có thể đem lại hiệu quả kinh tế quan trọng cho con người, địa
phương, quốc gia làm du lịch” (Huỳnh Quốc Thắng, 2022). Như vậy
đối với người đi du lịch (du khách) không nhằm mục tiêu kinh tế mà
chủ yếu là vì những giá trị văn hóa tại các “điểm đến” có thể đáp ứng
nhu cầu văn hóa văn hóa tinh thần của mình (còn gọi là “nhu cầu cao
cấp” bao gồm: nhu cầu nhận thức, nghỉ ngơi giải trí, giao lưu, thẩm
mỹ...). Những giá trị văn hóa đáp ứng các nhu cầu đó được xem là
“vốn văn hóa” có thể trở thành nguồn lực quan trọng tạo nên kinh tế
du lịch cho người, địa phương làm du lịch theo cách:
“Kinh tế du lịch có thể là nhân tố tích cực góp phần làm tăng
ngân sách địa phương nơi tổ chức hoạt động du lịch, tạo điều kiện
phân phối lại thu nhập quốc dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc
đẩy các ngành kinh tế khác, giải quyết công ăn việc làm, làm tăng
năng suất lao động xã hội, tạo nguồn thu ngoại tệ và có thể phát triển
các hình thức xuất khẩu tại chỗ, vừa quảng bá hiệu quả hình ảnh đất
nước và địa phương vừa củng cố các mối quan hệ trong nước và
quốc tế” (Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (đồng CB) (2006),
tr.51- 55).
101

11.2 Page 102

▲back to top


Chính vì vậy, dù theo tinh thần Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị
(2017) rằng “Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn...” nhưng nhìn từ
góc độ Du lịch học kết hợp Văn hóa học:
“...sản phẩm du lịch tuy cũng là một thứ hàng hóa chịu sự chi
phối sâu sắc bởi các quy luật kinh tế thị trường nhưng chất lượng
của nó được quyết định không phải chỉ là những “giá trị” trao đổi
bình thường mà phải là những“giá trị“ văn hóa đích thực (giá trị
nhận thức, giá trị nhân bản, giá trị thẩm mỹ...), cái tạo nên tính “đặc
sản” (interest product) độc đáo, lý thú cho các sản phẩm ấy đồng
thời cũng là cái có thể đáp ứng tốt các nhu cầu văn hóa tinh thần của
du khách các loại... Vì vậy, không thể khác, sản phẩm du lịch phải
khai thác tốt mọi thế mạnh trong tiềm năng tài nguyên du lịch của
địa phương, đặc biệt là các tài nguyên mang đậm giá trị văn hóa...
(Huỳnh Quốc Thắng, 2023, trang 16).
Lễ hội văn hóa Chùa Ông trong thực tế đã và đang mang những
giá trị lịch sử - văn hóa quan trọng nếu được đầu tư “gia công” đúng
mức chắc chắn sẽ có thể trở thành những sản phẩm du lịch tốt góp
phần phát triển hoạt động du lịch của Biên Hòa - Đồng Nai theo
hướng như vậy.
2. Khái quát giá trị lịch sử - văn hóa với khả năng phát huy
trong hoạt động du lịch của Lễ hội văn hóa Chùa Ông
Với vị trí tọa lạc bên cạnh bờ sông Đồng Nai, Chùa Ông/Thất
phủ cổ miếu được xây dựng từ năm 1684, thờ Quan Thánh Đế quân,
là ngôi chùa Hoa có niên đại sớm nhất ở Nam Bộ, gắn với cộng đồng
di dân do Tổng binh Trần Thượng Xuyên đưa đến định cư ở Cù lao
Phố - Biên Hòa năm 1679, góp phần tạo nên Nông Nại Đại Phố - một
thương cảng sầm uất đầu tiên ở phương Nam. Gắn với di tích này, Lễ
hội Chùa Ông qua nhiều giai đoạn, đặc biệt phát triển mạnh từ năm
2013 với nhiều hình thứ, nội dung hoạt động gồm hai phần: Phần
102

11.3 Page 103

▲back to top


“Lễ” sẽ diễn ra các nghi thức như lễ cúng Trời, cúng Quan Thánh Đế
quân, lễ Nghinh thần, lễ thả Phúc khí cầu và đèn hoa đăng trên sông
Đồng Nai...; phần “Hội” gồm nhiều chương trình như: biểu diễn võ
thuật cổ truyền, hội thi trò chơi dân gian (kéo co, nhảy dây, nhảy bao
bố), biểu diễn đờn ca tài tử Nam Bộ, giao lưu thư pháp Việt-Hoa...
Riêng trong tối mùng 10 tháng Giêng hàng năm sẽ diễn ra khai mạc
Lễ hội Chùa Ông với các hoạt động: dâng hương, chương trình ca
múa nhạc; biểu diễn nghệ thuật với trích đoạn sân khấu...
Nét độc đáo nổi bật tạo nên không khí tưng bừng ngày Lễ hội
Chùa Ông hàng năm đó là các Lễ rước trên đường bộ và dưới đường
sông. Lễ rước đường bộ với tinh thần nhằm cung thỉnh đức ông
Nguyễn Hữu Cảnh, thần Thành hoàng phường Hiệp Hòa và đức ông
Quảng Trạch Tân Vương... đi tham quan dân tình dịp đầu năm với lộ
trình di chuyển trên nhiều tuyến đường thuộc thành phố Biên Hòa.
Để tham gia lễ nghinh thần di chuyển trên các tuyến phố, thành viên
của các hội quán sẽ mặc đồng phục, hóa trang, biểu diễn tiết mục
thổi sáo, múa dân gian, lân - sư - rồng, võ thuật, tuồng...
Lễ rước bằng đường thủy với tinh thần cung thỉnh đức ông Trần
Thượng Xuyên và Tiên sư thành tổ... với nhiều đối tượng tham gia
đoàn rước gồm Ban Tổ chức Lễ hội, quan chức và cả du khách... đi
trên nhiều phà, di chuyển khoảng hơn 5km dọc sông Đồng Nai.
Ngoài ra, nhân những dịp diễn ra Lễ hội, Ban Tổ chức cũng đã
nỗ lực vận động quyên góp ủng hộ “Quỹ vì người nghèo” của địa
phương kết hợp số tiền thu được trong suốt thời gian diễn ra Lễ hội
sẽ được ưu tiên dành hỗ trợ người nghèo trên địa bàn tỉnh... Qua thời
gian, giá trị nổi bật của Lễ hội này đã được khẳng định như sau: “Lễ
hội Chùa Ông được duy trì, tổ chức hằng năm là một hoạt động gắn
kết tín ngưỡng dân gian trong truyền thống văn hóa lâu đời của hai
dân tộc Việt - Hoa. Đồng thời cũng là dịp để nhân dân chiêm bái và
103

11.4 Page 104

▲back to top


ngưỡng vọng các bậc tiền hiền đã có công mở mang, xây dựng vùng
đất Biên Hòa, Đồng Nai” (Nha Mẫn, 2023). Đáng chú ý là ngoài sự
thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân địa phương, Lễ hội Chùa
Ông còn có sự tham gia tích cực của cộng đồng người Hoa và các
đối tượng khác ở TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Thuận cùng
và các tỉnh lân cận do vậy tác động xã hội của Lễ hội này khá rộng
lớn theo cách “gắn với phong tục, tập quán, tín ngưỡng dân gian ở
Nam Bộ trong quan hệ văn hóa Việt-Hoa, thể hiện rõ bản sắc văn
hóa Việt Nam tích hợp đa nguồn và dung hòa đa hệ. Bên cạnh đó, Lễ
hội Chùa Ông Cù lao Phố là nhịp cầu giao lưu văn hóa, kết tinh và
lan tỏa nội vùng và ngoại vùng, có sức sống trong quá trình hội nhập
quốc tế” (Công Phong, 2023)...Với những ý nghĩa văn hóa - xã hội
đặc biệt như vậy, Lễ hội Chùa Ông đã được Ủy ban nhân dân tỉnh có
chủ trương đồng ý cho phép xây dựng bộ hồ sơ khoa học đề nghị Bộ
Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa văn hóa
phi vật thể quốc gia (Quyết định số 344/QĐ-BVHTT ngày 10 tháng
11 năm 2023).
Như đã đề cập ở trên, xét về bản chất, các giá trị lịch sử - văn
hóa chính là nhân tố cơ bản tạo nên tính “đặc sản” (interest product)
cho các sản phẩm du lịch, là cái tạo nên sức hút của các điểm du lịch
(interest sight) và cũng là cái cần có để du khách có thể thỏa mãn
các nhu cầu văn hóa tinh thần (nhu cầu cao cấp) của mình khi đi du
lịch. Di tích Lăng mộ Trịnh Hoài Đức và Lễ hội văn hóa Chùa Ông
là những nơi có đầy đủ tiềm năng và thế mạnh riêng theo hướng như
vậy nên có thể đáp ứng tốt các yêu cầu ấy của hoạt động du lịch Biên
Hòa - Đồng Nai. Nhìn sâu hơn, các di tích, di sản này còn mang tính
chất các “địa danh” (toponym) tức những khái niệm ngôn ngữ chỉ
tên đất, tên người vốn là nơi phát tích hệ thống giá trị lịch sử - văn
hóa gốc mang tính chất như những “ đài kỷ niệm” hay là “ tấm bia”
bằng hiện vật, tư liệu, các sinh hoạt ghi dấu về những gì liên quan
104

11.5 Page 105

▲back to top


thời đại mà nó ra đời liên quan sự kiện, con người, sự việc từng xảy
ra trong quá khứ và đó là điều kiện rất tốt để thực hiện giáo dục
truyền thống một cách toàn diện nhất:
“Nói giáo dục truyền thống lịch sử thực chất không chỉ là việc
dạy và học sử trong nhà trường mà còn bằng nhiều hình thức sinh
động khác như qua phương tiện thông tin và truyền thông, và đặc
biệt là qua các hình thức tham quan du lịch v.v... nhằm đạt hiệu quả
chiều sâu đó là không thể chỉ bằng, chỉ nhằm vào lý trí (tri thức)
mà còn phải bằng và nhằm vào tình cảm (tâm hồn), hơn nữa là còn
phải bằng và nhằm vào tâm linh (những cái thiêng liêng trong tinh
thần) của con người. Bởi vì như đã nói, xét về bản chất giá trị lịch sử
chính là cái cốt lõi của những giá trị văn hóa, là cái “tinh anh” còn
lại của bao nhiêu “xương máu”, “mồ hôi nước mắt”... của các thế hệ
đi trước, trong đó các “kinh nghiệm lịch sử” trở thành những bài học
vô giá cho các lớp người đi sau... Nhờ có văn hóa mà con người có
ý thức tự giác thực hiện những điều do lương tâm mách bảo cần làm
phù hợp với đạo lý làm người và truyền thống của dân tộc...” (Huỳnh
Quốc Thắng, 2008: trang 268-270).
Hơn thế nữa, giáo dục truyền thống các giá trị lịch sử - văn hóa
của Di tích - Lễ hội - Địa danh Lăng mộ Trịnh Hoài Đức và Lễ hội
văn hóa Chùa Ông theo hướng như trên không chỉ tác động tích cực
đối với các đối tượng cán bộ, nhân dân tại chỗ mà thông qua đó còn
có thể góp phần tuyên truyền quảng bá hình ảnh và con người của địa
phương đến với bạn bè trong và ngoài nước bằng con đường du lịch.
Thông qua đó, phát triển du lịch không những là phương thức góp
phần đẩy mạnh giáo dục truyền thống như đã nói mà nó còn là cách
khai thác, phát huy tốt các giá trị lịch sử - văn hóa của các di tích,
di sản, địa danh theo hướng phát triển bền vững bởi lẽ nó không chỉ
giúp mở rộng thị trường theo cách “xuất khẩu tại chỗ”, mở ra nhiều
cơ hội thuận lợi để thúc đẩy việc phát triển kinh tế du lịch qua đó góp
105

11.6 Page 106

▲back to top


phần bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử - văn hóa vốn có của địa
phương và của đất nước một cách tích cực và có hiệu quả lâu bền.
3. Một số định hướng giải pháp phát huy Di tích Lễ hội văn
hóa Chùa Ông trong hoạt động du lịch của thành phố Biên Hòa
- Đồng Nai
Thực tế các nước trong khu vực và trên thế giới cũng như ở
nhiều nơi trên đất nước Việt Nam cho thấy, thời gian qua hoạt động
du lịch dựa trên khai thác, phát huy các giá trị lịch sử - văn hóa gắn
với các di tích, di sản, địa danh đã là một hướng đi quan trọng để
giới thiệu, tôn vinh văn hóa địa phương, văn hóa dân tộc rất hiệu quả,
gồm cả hiệu quả kinh tế không nhỏ cho cộng đồng tại chỗ. Hình ảnh
các địa danh, di tích, di sản cụ thể thường xuyên được khách du lịch
đến thăm với tư cách một trong các trọng điểm du lịch (main destina-
tions) đã trở thành quen thuộc như là một nhu cầu tất yếu đáng quan
tâm của du khách cũng như của những người “thiết kế tour”, các
“tour guide” (hướng dẫn viên du lịch), các công ty lữ hành...
3.1. Định hướng giải pháp về chuyên môn
Nhìn từ góc độ du lịch học cũng như kết hợp tình hình thực tiễn:
“Bất cứ tài nguyên tự nhiên hoặc nhân văn nào, bất cứ sản phẩm của
lĩnh vực sản xuất nào, nếu được thiết kế, cải tạo và vận hành phù hợp
đều có thể trở thành sản phẩm du lịch để giới thiệu với khách” (Trần
Trung Dũng, 2007). Trên tổng thể, cho đến nay hệ thống các di tích,
lễ hội truyền thống ở Đồng Nai cũng như tại nhiều địa phương khác
nhìn chung mặc dù được bảo tồn khá tốt cho giáo dục truyền thống
nhưng chưa khai thác, phát huy thật tốt trong du lịch một trong những
nguyên nhân lớn đó là nó được giữ gìn với tư cách là những di sản
văn hóa chủ yếu từ góc độ nghiệp vụ “Bảo tồn bảo tàng” của ngành
văn hóa hơn là được xử lý theo nghiệp vụ “Thiết kế tour”của ngành
du lịch để trở thành là những sản phẩm du lịch thật sự. Nguyên nhân
106

11.7 Page 107

▲back to top


chính là chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa ngành văn hóa với ngành
du lịch tại địa phương trong một chiến lược chung được xác định rõ
ràng với những kế hoạch, mục tiêu, giải pháp sát với tình hình thực
tiễn trong từng thời kỳ cụ thể...
Trước hết cần phải xác định rằng mỗi di tích, lễ hội dù có quy
mô đến đâu và có giá trị đến đâu đi nữa... thì vẫn chưa hẳn đã là một
điểm đến du lịch”. Nói cách khác, nó có thể vẫn là “tài nguyên”
(vốn gốc) chứ chưa phải đã là “sản phẩm” (hàng hóa) du lịch thực sự.
Một sản phẩm du lịch đúng nghĩa khi nó đạt các chuẩn mực chuyên
môn để có thể trở thành một “điểm đến” trong hệ thống tour (tuyến
điểm) hoặc / cùng với các dịch vụ du lịch để có thể đáp ứng tốt các
nhu cầu của du khách khi họ mua và tiêu dùng sản phẩm ấy. Việc
nghiên cứu đầu tư chiều sâu để biến các di tích, lễ hội với những giá
trị đặc sắc của nó trở thành những “điểm đến”, những chương trình
du lịch hấp dẫn... chắc chắn đòi hỏi phải có những điều kiện nhất
định nào đó về chuyên môn, về vật chất - kỹ thuật v.v... Chẳng hạn
di tích, lễ hội muốn trở thành một “điểm đến” (destination) quan
trọng trong hệ thống tuyến điểm du lịch của địa phương thì điều cốt
lõi không phải chỉ là lai lịch, nguồn gốc, giá trị lịch sử - văn hóa liên
quan đối tượng trung tâm (ở đây là Quan Thánh Đế quân chẳng hạn)
trong thờ tự tại di tích, trong các nghi thức - nghi vật - nghi trượng
lễ hội, trong các mô típ nghệ thuật điêu khắc, trang trí gắn với công
trình kiến trúc liên quan di tích, lễ hội v.v... Tất cả phải được làm rõ
qua nghiệp vụ Thiết kế, Thuyết minh và quan trọng hơn còn có thể
là việc nghiên cứu tôn tạo nhân lên, làm đẹp hơn bằng các hình thức
giới thiệu sinh động, hấp dẫn khác nhau, kể cả dùng hình thức “sân
khấu hóa”(spectaculariser) một cách hợp lý, chẳng hạn đối với Lễ
hội Chùa Ông vào mùa Tết Nguyên tiêu hàng năm có thể “thiết kế”
một kịch bản mở rộng không gian “du lịch lễ hội” bằng đường thủy
để nối kết với TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương... Ngoài ra, tuỳ điều
107

11.8 Page 108

▲back to top


kiện có thể có thêm các chương trình nghệ thuật (trích đoạn Hát bội,
Cải lương...) hoặc các dịch vụ phù hợp (các loại hàng hóa mang tính
chất quà lưu niệm như biểu trưng, huy hiệu, hàng thủ công mỹ nghệ;
các điều kiện phục vụ ăn, uống hợp lý...); tất nhiên nhất thiết phải
chú ý đến các điều kiện, tiện nghi sinh hoạt tối thiểu (nhà vệ sinh,
chỗ đổ xe ...) v.v...
Một vấn đề cũng rất quan trọng mang tính chất nguyên lý do
thực tế đặc điểm loại hình quy định: Di tích Chùa Ông chẳng hạn
vốn là loại hình di sản văn hóa vật thể, do vậy giá trị lịch sử - văn hóa
của “điểm đến” này được truyền đạt đến du khách thông qua hình
thức tham quan là chính; trong khi Lễ hội Chùa Ông lại là loại hình
di sản văn hóa phi vật thể, do đó giá trị lịch sử - văn hóa của “điểm
đến” này phải được chuyển tải bằng hình thức tham dự của du khách
là chính (đặc biệt là ở phần “Hội”). Do đó, cách thiết kế và thuyết
minh của hai nơi này cần phải được đầu tư chiều sâu để đạt hiệu quả
cao thật sự bởi chất lượng “sản phẩm” du lịch liên quan di sản vốn
là di tích, lễ hội như vậy sẽ chịu sự quyết định quan trọng bởi những
gì thuộc về phần “hồn” toát ra từ các giá trị lịch sử - văn hóa ẩn chứa
trong các tư liệu, hiện vật gốc của di sản được thông đạt hiệu quả
như thế nào? Điều đó một lần nữa khẳng định vai trò của thiết kế và
thuyết minh đối với di tích, lễ hội nhất thiết phải là sự sáng tạo trên
cơ sở đảm bảo vẫn giữ được giá trị “gốc” vốn có của các di tích, lễ
hội ấy.
Cuối cùng, nguyên lý cao nhất là sản phẩm du lịch ngoài tính
“không thể lưu trữ” (phải có khách đến “mua”), tính “thời vụ” (theo
mùa cao điểm, thấp điểm) còn là tính “vô hình” (giá trị là đối tượng
chủ yếu trong “sản xuất” và “tiêu dùng” một sản phẩm du lịch) từ
đó người ta nói đến tính “khó biết trước giá trị thật” (khi mua sản
phẩm) trong khi “sự sống” của sản phẩm du lịch được quyết định ở
sự “tiêu dùng” của du khách đối với sản phẩm đó, sản phẩm “lưu
108

11.9 Page 109

▲back to top


kho” (khách không dùng đến) là sản phẩm “chết”! Quy luật đó đặt ra
vấn đề chiến lược phát triển sản phẩm du lịch phải bao gồm cả chiến
lược tuyên truyền quảng bá (marketing) và xúc tiến (promotion) về
du lịch với chất lượng và hiệu quả rất cần đạt trình độ chuyên nghiệp.
Trình độ đó chính là năng lực chuyên môn và khả năng tổ chức có
thể làm cho các giá trị lịch sử - văn hóa có thực chuyển dịch từ các
di tích, lễ hội vào trong các sản phẩm du lịch có thể “tỏa sáng” (càng
mạnh càng tốt) đủ sức thu hút một cách bền vững (càng nhiều lần
càng tốt) đối với du khách các loại đến với các sản phẩm ấy bằng
trình độ và chất lượng đón tiếp phục vụ du khách trong mọi thời
điểm và cả của các hoạt động tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du
lịch đa dạng, có chất lượng và đạt hiệu quả cao thông qua các hình
thức in ấn, các phương tiện thông tin đại chúng, mạng internet và
công nghệ thông tin, văn phòng đại diện về du lịch, hội chợ du lịch
v.v... (Huỳnh Quốc Thắng, 2023).
3.2. Định hướng giải pháp về tổ chức quản lý
Những định hướng giải pháp chuyên môn như đã nói ở phần
trên chắc chắn phải dựa trên cơ sở nghiên cứu quy hoạch tổng thể
để xác định những trọng điểm để tập trung đầu tư, khai thác nhằm
từng bước phát huy tác dụng cao nhất, đem lại hiệu quả cao nhất cả
về văn hóa lẫn kinh tế - xã hội cho các giá trị của di tích, lễ hội trong
quá trình gắn với hoạt động du lịch của địa phương. Điều này đòi
hỏi việc đầu tiên là phải khắc phục triệt để tư duy, phong cách bao
cấp trong tổ chức quản lý hoạt động di sản nói chung và di tích, lễ
hội nói riêng để trên cơ sở ấy mới có thể thấy hết vai trò, chức năng
xã hội của các đối tượng này trong bối cảnh, tình hình mới của kinh
tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay. Từ đó các di tích, lễ hội
mới có thể được nghiên cứu đầu tư nâng cao nhiều hơn về chất lượng
để đủ sức trở thành những “điểm đến” du lịch có thể thu hút đông
đảo du khách, đặc biệt là du khách quốc tế với tư cách như là những
109

11.10 Page 110

▲back to top


sản phẩm hàng hóa du lịch, đem lại hiệu quả kinh tế đúng mức cho
cả hoạt động du lịch và văn hóa tại địa phương, tạo điều kiện không
ngừng phát triển của chính các hoạt động ấy.
Những định hướng từ góc nhìn quản lý như vừa nói có ý nghĩa
lớn đối với nhiều vấn vấn đề đang đặt ra trong thực tế: “Du lịch
Đồng Nai vẫn chưa tạo được điểm nhấn và thương hiệu. Mặc dù
thời gian gần đây, các sản phẩm du lịch được quan tâm đầu tư, chất
lượng được nâng lên, nhưng nhìn chung tính hấp dẫn chưa cao. Bên
cạnh đó, lực lượng lao động trong ngành du lịch vẫn chưa đáp ứng
được nhu cầu và chưa chuyên nghiệp... Đối với triển khai xây dựng
các đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí đều chậm so với yêu
cầu, do thủ tục mất nhiều thời gian liên quan đến các chủ rừng” và
trước tiên “để du lịch Đồng Nai ngày càng khởi sắc, đòi hỏi phải bảo
đảm hạ tầng giao thông, điện ổn định, thông tin liên lạc thông suốt,
cảnh quan môi trường đẹp, điểm dừng chân sạch sẽ” (Thiên Vương,
2023). Hoặc, như một số nhà nghiên cứu, nhà báo đặt ra vấn đề
mang tính chiến lược “để du lịch ngày càng phát triển, thu hút đông
du khách, tỉnh cần khai thác thế mạnh du lịch ven sông Đồng Nai”,
trong khi di tích và Lễ hội Chùa Ông mặc dù đã có thể là một nơi góp
phần thực hiện chiến lược ấy, nhưng trên thực tế “Lễ hội Chùa Ông
vẫn tồn tại những hạn chế do không gian tổ chức quá hẹp ảnh hưởng
đến các hoạt động; thiếu dịch vụ đi kèm phục vụ du khách và tình
trạng đốt nhang quá nhiều... Đáng nói là, công tác bảo đảm vệ sinh,
môi trường khu vực tổ chức lễ hội chưa thực sự hiệu quả, nhất là khi
đông khách thập phương...” (Hoàng Thành, 2022). Từ góc nhìn rộng
(vĩ mô) đến hẹp (vi mô), vấn đề quản lý đối với các di tích, lễ hội nói
riêng, di sản văn hóa nói chung tại địa phương vẫn còn nhiều việc
phải tiếp tục giải quyết trong thời gian tới theo định hướng “nhằm
làm cho quá trình khai thác, phát huy các di sản văn hóa trong du
lịch ngày càng trở thành là quá trình tự giác, có ý thức và có phương
110

12 Pages 111-120

▲back to top


12.1 Page 111

▲back to top


pháp theo hướng phấn đấu biến mọi giá trị lịch sử - văn hóa của các
di sản hiện có trở thành cái “thần”, cái “hồn” độc đáo nhằm tạo ra
những “đặc sản” du lịch có quy mô đầu tư ngày càng lớn, có sức thu
hút ngày càng mạnh” (Huỳnh Quốc Thắng, 2011: tr. 22).
Từ những vấn đề đặt ra như vậy, những nỗ lực lớn cùng với
những ý tưởng mới của địa phương thời gian qua cho đến nay là rất
có ý nghĩa. Chẳng hạn một ý tưởng lớn khác, đó là “Con đường ánh
sáng tại phố đi bộ Nguyễn Văn Trị” (dự kiến hoàn thành vào tháng
12/2023, nhân Chào mừng kỷ niệm 325 năm hình thành và phát triển
vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai) với mục tiêu “được kỳ vọng sẽ là
một công trình văn hóa - du lịch, là điểm nhấn nghệ thuật vừa lan
tỏa hào khí vùng đất Biên Hòa Đồng Nai, vừa phục vụ nhu cầu tham
quan, vui chơi, giải trí của người dân, du khách”, là “Con đường đáp
ứng nhu cầu thực tế về tổ chức phát triển du lịch, các khu vui chơi,
giải trí, văn hóa nghệ thuật, nhu cầu sinh hoạt cho người dân trong
và ngoài địa phương” trước mắt là góp phần “kích thích phát triển
kinh tế đêm của Biên Hòa - Đồng Nai” (báo Đồng Nai, 25/7/2023)...
Tất cả nỗ lực và định hướng nói trên đòi hỏi cần phải xác lập rõ
hơn nữa cơ chế, mối quan hệ phân công phân cấp nhằm thực hiện
việc tổ chức quản lý, khai thác, phát huy tốt nhất các di tích, lễ hội
và di sản gắn với du lịch và góp phần phát triển bền vững cho địa
phương được xác lập đồng bộ trên cả ba mặt: (1) Hành chính pháp
chế (về luật pháp, về tổ chức, quy hoạch, kế hoạch, chế độ chính
sách...); (2) Nghiệp vụ chuyên môn (các hoạt động tác nghiệp giữ
gìn và phát huy đúng chuẩn mực chuyên môn cả về bảo tồn và phát
huy di sản lẫn phát triển du lịch...); (3) Kinh tế (sự chủ động điều tiết
các nguồn thu, chi gồm cả mục đích tái đầu tư cho việc bảo tồn, tôn
tạo và phát huy...). Trong đó, việc phối kết hợp bằng một cơ chế chặt
chẽ, mang tính pháp lý và có phân công phân cấp rõ ràng giữa ngành
111

12.2 Page 112

▲back to top


Du lịch cùng ngành Văn hóa (bên cạnh các ngành chức năng liên
quan khác) dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo thống nhất của cấp ủy Đảng và
chính quyền là có vị trí quyết định. Ngoài ra, vai trò của cộng đồng
công chúng cũng đặc biệt quan trọng, cần được chú ý tiếp tục phát
huy tốt hơn nữa bởi du lịch cộng đồng được xem là một loại mô
hình hoạt động du lịch bền vững, bởi nó có sự tham gia của số đông
cư dân tại chỗ cùng khai thác, bảo tồn, phát huy các vốn tài nguyên
thiên nhiên và nhân văn tại địa phương nhằm tạo ra những sản phẩm
du lịch chất lượng có khả năng thu hút đông đảo du khách và đem
lại hiệu quả kinh tế - xã hội cụ thể góp phần nâng cao đời sống cho
chính cộng đồng...
Kết luận
Xét về bản chất, di tích và lễ hội với hoạt động du lịch tuy là
hai lĩnh vực khác nhau về hình thức nhưng cùng gặp nhau ở các
giá trị văn hóa - lịch sử để có thể từ nguồn tài nguyên du lịch mang
tính tiềm năng tiến tới trở thành những sản phẩm du lịch mang tính
hiệu quả hiện thực. Theo đó, sự kết hợp hài hòa, hợp lý giữa di tích
và lễ hội với du lịch có thể đem lại những hệ quả rất tích cực: Hoạt
động du lịch phát triển sẽ tạo điều kiện cho giá trị di tích và lễ hội
khuếch trương, vang xa và tác động xã hội ngày càng sâu rộng hơn.
Bên cạnh đó, nguồn kinh tế du lịch làm tăng thêm thu nhập, phúc lợi
xã hội góp phần tạo điều kiện bảo tồn, phát huy ngày càng tốt hơn
chính bản thân các giá trị di tích và lễ hội đó. Trên thực tế, Lễ hội
văn hóa Chùa Ông vốn là một trong những di sản phi vật thể mang
những giá trị lịch sử - văn hóa tiêu biểu của TP. Biên Hòa và cũng
là của cả tỉnh Đồng Nai do đó việc nghiên cứu đầu tư chiều sâu để
biến các di sản này trở thành những sản phẩm du lịch ngày càng có
phong cách “nét riêng” để đem lại của địa phương quả thực là một
việc có ý nghĩa lớn nhưng không đơn giản chút nào. Những nội dung
112

12.3 Page 113

▲back to top


nêu ra trong bài viết này phần nào vạch rõ những yêu cầu chung như
vậy. Có thể còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu nhưng qua
những gì đã phân tích, chúng ta có thể khẳng định rằng các di tích, lễ
hội không những chỉ là những nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân
văn làm nơi bảo tồn những giá trị lịch sử - văn hóa lâu đời của địa
phương, của cộng đồng dân tộc... mà nó còn có thể là một “kênh”
giáo dục truyền thống có hiệu quả và hơn nữa, có thể là một phương
thức giao lưu văn hóa, phát triển kinh tế năng động thông qua hoạt
động du lịch./.
Tài liệu tham khảo và trích dẫn
1.  Báo Đồng Nai (2023). Xây dựng con đường ánh sáng Biên
Hòa. Ngày đăng: 25/7/ 2023. Ngày truy cập: 11/12/2023. Địa chỉ
truy cập: https://www.kinhtedulich.vn/2023/07/xay-dung-con-uong-
anh-sang-bien-hoa.html
2.  Bộ Chính trị (2017): Nghị quyết số 08-NQ/TW, Về phát triển
du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngày 16/1/2017.
3.  Công Phong (2023). Đồng Nai: Độc đáo Lễ hội Chùa Ông
Cù lao Phố ở thành phố Biên Hòa. Ngày đăng: 01/02/2023 . Ngày
truy cập: 12/12/2023. Địa chỉ truy cập: https://www.vietnamplus.vn/
dong-nai-doc-dao-le-hoi-chua-ong-cu-lao-pho-o-thanh-pho-bien-
hoa-post843791.vnp
4.  Đỗ Bá Nghiệp - Phan Đình Dũng (2010). Lăng mộ Trịnh
Hoài Đức. Ngày đăng: 24/06/2010. Ngày truy cập: 10/12/2023. Địa
chỉ truy cập: http://www. thuviendongnai.gov.vn/trangtin/diachiDN/
Lists/Posts/Post.aspx?ID=92
113

12.4 Page 114

▲back to top


5.  Đức Nghĩa - Tuệ Anh (2020). Đồng Nai đưa ra quyết sách
phát triển du lịch đột phá. Ngày đăng: 07/10/2020. Ngày truy
cập: 10/12/2023. Địa chỉ truy cập: https://vietnamtourism.gov.vn/
post/34327
6.  Hoàng Thành (2022). Nét độc đáo của Lễ hội Chùa Ông.
Ngày truy cập: 10/12/2023. Địa chỉ truy cập: https://www.qdnd.vn/
van-hoa/doi-song/net-doc-dao-cua-le-hoi-chua-ong-254622
7.  Huỳnh Quốc Thắng (2008): Những bài học vô giá cho người
đi sau, trong sách “Đổi mới nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử”, Hội
KHLS TP. HCM - Nxb. Tổng hợp TP. HCM.
8.  Huỳnh Quốc Thắng (2011): Quản lý di sản văn hóa với phát
triển du lịch bền vững vùng Nam Bộ; Kỷ yếu Hội thảo “Hội nhập
phát triển và vấn đề bảo tồn phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa
khu vực III”, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
9.  Huỳnh Quốc Thắng (2013), Tổng quan về đào tạo & xây
dựng nguồn nhân lực du lịch, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia “Nguồn
nhân lực và phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận” do Trường Đại học
Phan Thiết & Cơ quan Đại diện Bộ VHTTDL tại TP. HCM tổ chức
tại Phan Thiết ngày 28 - 10 - 2013, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội.
10.  Huỳnh Quốc Thắng (2023), Văn hóa trong chiến lược sản
phẩm của du lịch Việt Nam; Tạp chí Du lịch Thành phố Hồ Chí
Minh; số 140-141 Tháng 4/2003.
11.  Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (đồng CB) (2006),
Giáo trình Kinh tế Du lịch, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội.
12.  Nam Yên (2012). Trịnh Hoài Đức- nhà chép sử
số 1 triều Nguyễn. Ngày đăng: 23/08/2012. Ngày truy cập:
10/12/2023. Địa chỉ truy cập: https://thuvien.thuathienhue. gov.
vn/?gd=9&cn=151&tc=774
114

12.5 Page 115

▲back to top


13.  Nha Mẫn (2023). Tưng bừng Lễ hội Chùa Ông ngày đầu
năm mới. Ngày đăng: 31/01/2023. Ngày truy cập: 10/12/2023. Địa
chỉ truy cập: https://danviet.vn/dong-nai-tung-bung-le-hoi-chua-
ong-xuan-quy-mao-20230123074254156.htm
14.  Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013). Luật Di sản
văn hóa, Số 10/VBHN-VPQH, Hà Nội, ngày 23/7/2013.
15.  Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2017). Luật Du lịch
(sửa đổi), số: 09/2017/QH14.
16.  Thanh Thúy (2018). Bí ẩn xung quanh mộ cổ Trịnh Hoài
Đức. Ngày đăng: 20/10/2018. Ngày truy cập: 10/12/2023. Địa chỉ
truy cập: https://baodongnai. com.vn/phongsukysu /201810/bi-an-
xung-quanh-mo-co-trinh-hoai-duc-2916140/#google_vignette/.
17.  Thiên Vương (2023). Đồng Nai khai thác tiềm năng, lợi
thế phát triển du lịch. Ngày đăng: 11/09/2023. Ngày truy cập:
10/12/2023. Địa chỉ truy cập: https://nhandan.vn/dong-nai-khai-
thac-tiem-nang-loi-the-phat-trien-du-lich-post771799.html
18.  Trần Trung Dũng (2007), Bản tin Dự án phát triển nguồn
nhân lực du lịch Việt Nam, số 7 - 2007.
19.  Trương Hổ - Nguyễn Doanh (2023), Tổ chức không gian
xanh gắn liền với lịch sử cho thành phố Biên Hòa. Ngày đăng:
19/04/2023. Ngày truy cập: 10/12/2023. Địa chỉ truy cập:https://
baoxaydung.com.vn/to-chuc-khong-gian-xanh-gan-lien-voi-lich-su-
cho-thanh-pho-bien-hoa-352831.html.
115

12.6 Page 116

▲back to top


Tín ngưỡng thờ Quan Công
và lễ hội chùa Ông ở Đồng Nai (Việt Nam)1
PGS.TS. Huỳnh Văn Tới
Chi hội VNDG Đồng Nai
1. Tục thờ Quan Công (Quan Thánh Đế quân) phổ biến ở tỉnh
Đồng Nai (vùng đất Nam Bộ - Việt Nam) theo con đường nhập cư
của lớp người Hoa đến xứ Đồng Nai từ 1679, nó nhanh chóng dung
hợp với tín ngưỡng của người Việt.
1. 越南南部同奈省奉拜关公(关圣帝君)的普遍习俗,沿着
华人从1679年迁移到同奈一带,并迅速融合越南人的信仰。
2. Cốt lõi của Lễ hội Chùa Ông ở tỉnh Đồng Nai là tín ngưỡng
dân gian thờ Quan Công, một nhân vật lịch sử thời Tam quốc, được
người Hoa, người Việt thờ phụng không phải do quan to, chức trọng,
thành tích lừng lẫy, mà do ở tấm lòng trung thực, nghĩa hiệp, khẳng
khái, độ lượng, bao dung của một con người luôn quên mình vì người
khác; nói cách khác là do ở 5 đức tính: trung, nghĩa, nhân, trí, dũng.
2. 同奈省关公圣诞庙会核心是奉拜三国时代历史人物—关
公,越南人和华人之所以奉拜关公并非其拥有重权高职、业绩
显赫,而因为关公忠直、慷慨、仗义、及大度包容的胸怀,舍
身为他;换言之是基于忠义仁智勇等五大德行。(关圣帝君)的
1  Tham luận do Chung Quốc Huê chuyển ngữ sang Hoa văn, trình bày tại
Hội thảo về Quan Thánh Đế Quân tại Đông Sơn, Phúc Kiến, Trung Quốc
tháng 6 năm 2023.
116

12.7 Page 117

▲back to top


普遍习俗,沿着华人从1679年迁移到同奈一带,并迅速融合越
南人的信仰。
3. Quan Công thường được thờ trong nhà như một vị thần bản
gia, “đức Ông độ mạng” và thờ ở chùa, miếu như một phúc thần có
công khai hóa. Ở trong nhà, phổ biến là hình thức trang thờ hoặc
khám thờ, treo cao trong gian chính. Tục xưa thường thờ bằng một
bức dán giấy đỏ đề chữ Nho "Quan Thánh Đế quân" hoặc loại tranh
thờ vẽ trên gương gồm hai loại: tranh ba ông và tranh năm ông. Việc
cúng Ông gắn với lễ thức cúng bái của gia đình và các ngày vía
Ông. Cúng Ông có thể món mặn hoặc món chay, lễ vật thường kiêng
cúng thịt gà và hoa mồng (mào) gà; nhiều nơi còn kiêng ăn thịt trâu,
thịt chó.
3. 居民一般在家祭拜关公并视为保护宅神,于寺庙则为开
化福神。住宅内供奉关公神位,通常悬挂正室高处。按旧习俗
还贴上写着“关聖帝君”的红丹贴纸,悬挂“关公、周仓、关
平尊像” 或者 “五恩主尊像” 以便拱拜。家中拜神与躬拜
关公爷诞日一起进行。供奉品素荤皆可,唯禁忌带红色公鸡花
卉祭品,许多地方还忌用狗肉、牛肉作为祭品。
4. Ở tỉnh Đồng Nai có nhiều cơ sở tín ngưỡng thờ Quan Thánh
Đế quân, lâu đời và qui mô nhất là ở Chùa Ông Cù lao Phố. Lễ hội
này (còn gọi là Lễ cúng Quan Thánh Đế quân) được xem là lễ hội
Quan Thánh Đế qui mô nhất ở Nam Bộ. Tại đây, hàng năm, có nhiều
ngày lễ, lễ chính từ mùng 10 đến 13 tháng Giêng được xem là lễ hội
mang nhiều giá trị văn hóa nhất.
4. 同奈省境内有许多信仰场所供奉关聖帝君,其中历史最
为悠久、规模最大是在协和小岛的七府古庙的庙会,亦称“关
聖帝君圣诞盛会”,为越南南部规模最大的庙会,每年于正月
初十到十三举办,同时也是最具备文化价值的庙会之一。
117

12.8 Page 118

▲back to top


5. Thời gian trước các ngày lễ chính, toàn khu vực của Chùa Ông
được dọn vệ sinh sạch sẽ. Từ cổng đến bên trong chánh điện được
trang trí rực rỡ cờ, đèn, hoa. Cổng chính và các cổng phụ cắm nhiều
cờ lễ hội. Ngoài sân trang trí những dãy đèn lồng màu đỏ nổi bật.
Trên các bàn thờ đều được chưng bông hoa, trái cây và thắp nhang.
Trước tiền điện là những vòng nhang cầu an cùng với những đèn
lồng màu đỏ nhiều kích cỡ. Có khu vực chuẩn bị nhang để người dân
dâng hương. Ban tổ chức chuẩn bị những phần lộc gởi lại cho những
người đến tham dự. Lễ vật được chuẩn bị đầy đủ trước khi bắt đầu
vào lễ, được bài trí phù hợp với từng bàn thờ. Ngoài lễ vật do Ban
Tổ chức chuẩn bị, người dân khắp nơi dâng cúng lễ vật gồm nhiều
món theo điều kiện của gia đình, tất thảy đều trang trọng, tinh khiết,
thành kính.
5. 圣诞盛会开始前,古庙周围内外一律打扫清理整齐干
净。大门到正殿,花灯、旌旗、彩花缤纷多彩,红灯笼显眼高
悬庙前大场会场。祭坛上摆好鲜花水果并上香点灯拱拜。正殿
前天井点燃祈安大香圈,加上大大小小的红灯笼。另外还设置
摆放灯香台以便提供参加盛会善众备用。主办单位除应有祭品
外,另准备红包回馈参与祭拜者。 与会民众按各自条件供奉
祭品,庄严、纯洁、虔诚地奉拜。
6. Ngày thứ nhất (đêm ngày 10 tháng Giêng): Lễ hội khai mạc
với sự tham dự của cộng đồng người Hoa, Ban Trị sự đại diện các
bang hội, khách mời, đông đảo người dân. Sau chương trình khai
mạc diễn ra lễ cúng Trời và nghi thức cúng Quan Thánh Đế quân.
Bàn cúng và lễ vật, nghi cúng tương tự như trình báo lễ Vía Quan
Thánh Đế quân (ngoài Trời và trong chính điện).
6. 正月初十盛会开幕头一天:共有华人信众、各帮理事
会、贵宾和众多人民等参与。开幕式结束后。接着祭拜天公、
118

12.9 Page 119

▲back to top


拜关公爷。室外和正殿内的祭坛、供品,以及关公圣诞仪式,
按事先报备进行。
7. Ngày thứ hai (ngày 11 tháng Giêng): Thực hiện các nghi thức
trong lễ Nghinh thần, Cung nghinh các thần linh trên địa bàn Biên
Hòa (ở các đình liên quan: đình Bình Kính, đình Bình Quan, Phụng
Sơn tự, đình Tân Lân, miễu Tổ sư, miễu Bà Thiên Hậu...). Lễ Nghinh
thần được xem là nghi lễ quan trọng, được công chúng mong đợi, đó
là nghi thức vừa lễ vừa hội, vừa nghinh Ông vừa có ý nghĩa “tuần
du” để Ông du hành vui cùng công chúng. Đoàn nghi thức gồm các
đội nghi lễ, gồm cả các nhóm nghệ thuật vừa đi vừa diễn như rrồng
lân, hóa trang, cờ hoa. Công chúng đông vui hai bên đường, nhiều
nhà lập hương án trước của chào đón, không khí vừa thiêng liêng
vừa hân hoan. Đặc sắc là tuần du bằng đường sông, theo cách xưa
kia cha ông đi mở cõi.
7. 正月十一第二天 : 进行恭迎市区内外寺庙,諸神(诸
如平敬寺、平光寺、凤山寺、新邻寺、祖师庙、天后庙等等)
。諸神巡游为盛会压轴活动,公众期待。关公巡游,包括 “
庙” 与 “会” 两者内容。 恭迎关公既含“巡查”意义,又
与公众同喜。迎神队伍有仪杖队、化妆车队、舞狮表演、花轿
艺术等。旌旗蔽日,路径两边人头拥挤,家家户户门前摆设香
案,供品迎拜迎神队伍经过,活动气氛神圣庄重、生动活泼。
河上巡游犹如前人开垦拓疆一般,格外另有特色。
8. Ngày thứ ba (ngày 13 tháng Giêng): thực hiện lễ Phúc khí
cầu (thả bóng bay). Từng chùm bong bong nhiều màu sắc được treo
giăng ngang, người dân tham dự viết những lời chúc tốt lành gắn vào
từng chùm bong bóng, cầu cho quốc thái dân an, gia đạo bình an,
sung túc. Không gian rực sắc màu với từng chùm bóng bay lên trời
mang theo ước vọng bình an. Thời gian trong ngày, người dân tiếp
119

12.10 Page 120

▲back to top


tục đến dâng hương hoặc tham gia vào các hoạt động văn hóa, nghệ
thuật, thể thao tổ chức trong không gian, phạm vi của miễu. Buồi
chiều tối, các nhà sư thực hiện lễ cầu an theo nghi thức Phật giáo.
Sau đó, tổ chức thả hoa đăng trên sông. Bảy hoa đăng lớn tượng
trưng cho bảy bang người Hoa khi xây dựng Thất phủ cổ miễu và
hàng ngàn hoa đăng nhỏ hơn được người dân theo xà lan được Ban
tổ chức bố trí thả trôi theo dòng sông Đồng Nai trước miễu. Xong
nghi thức thả hoa đăng, kết thúc lễ.
8. 第三日正月十三的活动是放福气球。五彩缤纷气球挂着
由与会者写好的字条高飞空中,祈愿国泰民安、风调雨顺 、
家庭平安的祈求。此时,庙内的各项活动仍在进行,远近民众
陆续进庙上香礼拜,同时参加其他如艺术、文化、体育等等。
傍晚照佛教仪式进行祈安礼拜。接着在滨河上放花灯,其中七
盞大花灯代表开山立庙的华人七个帮会, 连同成千蜡光点亮
庙前河面漂流。盛会就此告成结束。
9. Lễ hội Chùa Ông Cù lao Phố được xem là biểu hiện rõ nét của
bản sắc văn hóa Việt Nam ở Đồng Nai. Bởi vì, cư dân ở Đồng Nai
hội nhập từ tứ xứ, tha hương ở vùng đất mới dễ kiếm sống nhưng
khó thiết lập những quan hệ bền chặt cho nên rất trân trọng tình cảm
"đồng cảnh ngộ", nhiều lúc nó thiêng liêng hơn quan hệ họ hàng.
Vì chung nỗi niềm xa xứ mà cư dân Việt, người Hoa dễ hội nhập
với nhau. Tổ tiên, thần thánh, niềm tin của người Hoa cùng một hệ
nông nghiệp nên thâm nhập vào thần điện cư dân Việt khá dễ dàng,
và ngược lại. Đó là lý do người Việt - người Hoa không phân biệt
ứng xử, cùng chung niềm tin thiêng liêng trong lễ hội Chùa Ông. Đó
cũng là biểu hiện của bản sắc đẹp trong văn hóa Việt Nam, nhất là ở
Nam Bộ: Tích hợp văn hóa đa nguồn, chung sống an lành trong tín
ngưỡng đa hệ.
120

13 Pages 121-130

▲back to top


13.1 Page 121

▲back to top


9. 边和七府古庙关公庙会,可视为明显体现了同奈一带的
越南文化本色。因为本土人先民都是从四方会聚,在新疆土虽
容易营生开业,但难以结成永久的人际关系,因此非常珍重“
共同遭遇”的感情情愫,甚至有时还比跟亲戚还要重。由于都
是他方谋生,越南居民和华人容易融合。而华人组先、神灵信
奉、习俗理念等等都立基于农业传统, 故此穿透越南神灵殿
宇比较容易,这就是越华两居民在关公信仰习俗上互不分别对
待,共同拥有神圣信念。 这也是越南文化当中美好本色的表
现之一, 尤其在越南南部 :整合多个渊源文化,于多信仰体
系和平共处。
10. Lễ hội Chùa Ông Cù lao Phố ở tỉnh Đồng Nai được Bộ
VHTT và Du lịch xếp loại “Di sản văn hóa phi vật thể” cấp quốc gia
vì có nhiều giá trị văn hóa - nhân văn:
Một là, Lễ hội Chùa Ông tại tỉnh Đồng Nai thực hiện tại cơ sở
thờ tự Chùa Ông ở Cù lao Phố (còn gọi là Thất Phủ Cổ miếu được
tạo dựng từ 1684, được công nhận là Di tích Quốc gia), được duy trì
suốt hơn 330 năm qua.
Hai là, Lễ hội Chùa Ông tại tỉnh Đồng Nai mang tính lễ hội
vùng, được chủ thể là người Hoa - người Việt vùng Đông Nam Bộ
tự nguyện thực hiện, liên tục từ thời mở đất đến nay, có phát triển
và biến đổi về văn hóa nhưng vẫn giữ được sắc thái riêng trong đặc
điểm chung về lễ hội.
Ba là, Lễ hội Chùa Ông tại tỉnh Đồng Nai gắn với phong tục,
tập quán, tín ngưỡng dân gian ở Nam Bộ trong quan hệ văn hóa Việt
- Hoa, thể hiện rõ bản sắc văn hóa Việt Nam tích hợp đa nguồn và
dung hòa đa hệ.
Bốn là, Lễ hội Chùa Ông ở tỉnh Đồng Nai là nhịp cầu giao lưu
văn hóa, kết tinh và lan tỏa nội vùng và ngoại vùng, có sức sống
121

13.2 Page 122

▲back to top


trong hội nhập quốc tế, nhất là đối với những nơi có người Việt -
người Hoa cùng sinh sống.
10. 同奈省边和七府古庙的关公圣诞庙会,正在建档呈送
越南文化-通讯-旅游部审核认证为 《国家级“非 物质文化遗
产”》项目因其具有多个文化-人文价值:
关公圣诞庙会在 Pho 小岛(今协合坊)的关公爷庙信仰单
位进行(亦称七府古庙 从1684年建立,并获得国家级遗迹的
认证)并连续维持其活动长迏330年之久,为其一;
同奈省关公圣诞庙会带有地区性,由越南南部东区的越南
人和华人两共同体从初民开拓疆域起延续自愿举进行的庙会,
虽文化因素有所变化发展,但仍保持其独有的庙会属性,为其
二;
就越华文化关系而言,同奈省关公圣诞庙会与越南南部民
间信仰、风俗习惯紧密契合,明显体现了越南文化本之多渊源
整合及多体系融合本色,为其三;
最后,同奈省关公圣诞庙会扮演着地区内外文化交流的桥
梁,并结晶且阔展范围,具有融入国际的活力,尤其是在越南
人和华人居住生活的地区。
122

13.3 Page 123

▲back to top


Phát huy giá trị di sản văn hóa
phi vật thể quốc gia lễ hội chùa Ông
(Thất Phủ Cổ Miếu) Cù Lao Phố Biên Hòa
ThS. Trần Quang Toại
Hội KHLS Đồng Nai
1. Dấu ấn thời mở cõi
Năm 1679, Cù lao Phố Biên Hòa là một trong những địa điểm
được chúa Nguyễn Phúc Tần (1648-1687) cho phép 3000 binh lính,
gia đình người Hoa thuộc nhóm “phản Thanh phục Minh” do Tổng
binh Cao, Lôi, Liêm là Trần Thượng Xuyên (tức Trần Thắng Tài)
lãnh đạo vào định cư xây dựng cuộc sống mới.
Cù lao Phố là một bãi phù sa nằm ở giữa sông Đồng Nai, có hệ
thống sông bao quanh, giao thông thuận tiện với đường thủy từ Bắc
xuống Nam, lên Cao Miên và xuống Tây Nam Bộ. Các điều kiện
tự nhiên ở đây giúp cho nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương
nghiệp sớm hình thành và phát triển. Trịnh Hoài Đức viết: “Ở đầu
phía Tây của cù lao Đại Phố, lúc mới mở mang, Trần Thượng Xuyên
chiêu tập người thương buôn nước Trung Quốc đến lập ra phố xá,
mái ngói tường vôi, lầu quán cao ngất, dòng sông rực rỡ, ánh nhật
huy hoàng, liền nhau tới 5 dặm, chia làm 3 đường phố, đường phố
lớn lát đá trắng, đường phố ngang lót đá ong, đường phố nhỏ lót đá
xanh, toàn thể đường bằng phẳng như đá mài, kẻ buôn tụ tập, thuyền
đi biển, đi sông đều đến cuốn buồm neo đậu, đầu đuôi thuyền đậu kế
tiếp nhau, thật là một chỗ đô hội. Các nhà phú thương buôn to bán
lớn chỉ ở đây là nhiều hơn, có người mà cả nước đều biết tiếng.” .
123

13.4 Page 124

▲back to top


Nhóm người Hoa theo Trần Thượng Xuyên định cư ở Bàn Lân
và sau đó, tiếp tục nhiều nhóm người Hoa và các nước khác là những
thương buôn chuyên nghiệp có vốn to và giàu kinh nghiệm. Cách
thức mua bán ở Cù lao Phố là dạng xuất nhập khẩu, có nhiều kho
hàng dự trữ hàng hóa nhập vào và dự trữ hàng hóa thu mua, với
nhiều chân rết, được Trịnh Hoài Đức mô tả một cách sinh động:
“Phía Bắc ghềnh có vực sâu làm nơi trú ẩn cho tàu thuyền các nước.
Tàu buôn đến đây, hạ neo xong là lên bở thuê phố ở, rồi đến nhà chủ
mua hàng, lấy đấy kê khai những hàng hóa trong thuyền và khuân
cất lên, thương lượng giá cả, chủ mua hàng định giá và mua bao tất
cả hàng hóa tốt xấu, không bỏ sót lại thứ gì. Đến ngày trương buồm
trở về gọi là ”hồi Đường”, chủ thuyền có yêu cầu mua giúp vật gì
thì người chủ hiệu buôn ấy cũng chiều ý ước đơn mà mua giùm và
chở đến trước kỳ giao hẹn, hai bên chủ và khách chiếu theo hóa đơn
thanh toán rồi cùng nhau đờn ca vui chơi, đã có nước ngọt tắm rửa
sạch sẽ, lại không lo hà trùng ăn lũng ván thuyền, khi về lại chở đầy
thứ hàng khác rất là thuận lợi” .
Đa phần người Hoa đến Nam Bộ, Biên Hòa từ thế kỷ 17 và
tiếp tục sau đó, có nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau đến từ bảy phủ
ở Trung Quốc: Phúc Châu, Chương Châu, Tuyền Châu (tỉnh Phúc
Kiến), Quảng Châu, Triều Châu và Quỳnh Châu (tỉnh Quảng Đông),
Ninh Ba (tỉnh Chiết Giang). Việc nhiều miếu Hoa ở Nam Bộ có tên
gọi Thất Phủ võ miếu, Thất Phủ miếu hay Thất Phủ cổ miếu... thể
hiện đầy đủ cộng đồng này. Người Hoa, khi đến định cư ở Biên Hòa,
đã mang nhiều hành trang văn hóa từ quê cha đất tổ đến vùng đất
mới lập nghiệp, góp phần cùng các dân tộc anh em khác xây dựng
và phát triển nơi đây ngày một trù phú. Một trong những hành trang
quí giá ấy chính là tín ngưỡng thờ Quan Công mang nhiều nét nổi
bật, tiêu biểu cho văn hóa tinh thần người Hoa cũng như sự giao lưu
văn hóa Việt- Hoa. Tên gọi “Chùa Ông”, thể hiện sự giao lưu văn
hóa này.
124

13.5 Page 125

▲back to top


Thất Phủ cổ miếu ở Cù lao Phố (phường Hiệp Hòa) thành phố
Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam được cộng đồng người Hoa xây
dựng và khánh thành năm 1684. Đây là di tích Tín ngưỡng thờ Quan
Công đầu tiên được người Hoa xây dựng ở miền Nam Việt Nam
(Nam Bộ) và đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể
thao và Du lịch) nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra quyết
định công nhận là Di tích lịch sử văn hóa của quốc gia năm 2001.
Chùa Ông nằm trên một thế đất đẹp; mặt tiền quay về hướng Tây
- Nam nhìn ra sông Đồng Nai. Theo ghi chép của Trịnh Hoài Đức,
trong sách Gia Định thành thông chí thì Thất Phủ cổ miếu là một
công trình kiến trúc “Nằm ở phía Nam cù lao Đại Phố, phía Đông
ngã ba đường, mặt trông ra Phước Giang, điện vũ nguy nga, tượng
đắp cao hơn một trượng, phía sau là điện quán Quan Âm, phía ngoài
có tường gạch bao quanh, bốn góc có 4 con lân bằng đá ngồi xổm.
Cùng với Hội quán Phúc Châu đầu phía Tây đường lớn và Hội quán
Quảng Đông ở dưới phía Đông là 3 cái đền lớn” .
Kiến trúc Chùa Ông xây theo thức “tứ hợp viện” truyền thống
của chùa Hoa với: tiền điện, phương đình và chính điện. Sự kết hợp
hài hòa các chất liệu đá, gỗ, gốm... thể hiện trình độ kỹ thuật điêu
luyện, khiếu thẩm mỹ tinh tế của các nghệ nhân dân gian, tạo nên sự
bền vững của công trình qua hơn ba thế kỷ vẫn giữ được sự thanh
thoát nhẹ nhàng trong kiến trúc và mỹ thuật với những bao lam, liễn
đối; mái chùa với những bức tượng gốm hài hòa, nhiều thể loại đề tài
gắn với cuộc sống và sự ngưỡng vọng về tâm linh.
Sự hợp cư của cộng đồng người Hoa ở Biên Hòa, đặc biệt với
thiết chế Thất Phủ cổ miếu (Chùa Ông) đã góp phần tạo nên một dấu
ấn lịch sử, văn hóa trên vùng đất mới, không chỉ thể hiện sự dung
hợp, giao lưu giữa hai cộng đồng dân tộc về mặt vật chất, kinh tế mà
còn thể hiện sự giao lưu tiếp biến về văn hóa tâm linh tín ngưỡng
125

13.6 Page 126

▲back to top


dân gian, tạo nên một nét đẹp văn hóa mang tính truyền thống ở địa
phương và có sức lan tỏa lớn.
2. Về Đức Quan Thánh Đế quân được tôn thất trong Thất
Phủ cổ miếu
Quan Thánh (Quan Vũ, Quan Vân Trường, Quan Thánh Đế
quân) là một trong những vị thần có ảnh hưởng rộng rãi nhất trong
tín ngưỡng tâm linh của người Hoa trên thế giới. Cùng với bước
chân di cư của người Hoa ra hải ngoại, thờ cúng Quan Thánh được
truyền bá đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, dung hợp với các tín
ngưỡng, tôn giáo bản địa tạo nên nhiều biến thể của loại hình thờ
cúng này.
Qua lịch sử, nhất là bộ sách “Tam quốc chí diễn nghĩa” của La
Quán Trung về sự tích thời Tam Quốc (220 - 280), như Đào viên kết
nghĩa, Qua 5 ải chém 6 tướng, chiến trận hỏa công Xích Bích, Quan
Công phò Nhị tẩu, tha Tào Tháo ở Hoa Dung Đạo, thu phục Hoàng
Trung, đại chiến Mã Siêu, Đơn đao phó hội... thể hiện những đặc
trưng về tính cách của ông, khiến ông trở thành một hình tượng biểu
trưng cho các giá trị NHÂN, NGHĨA, TRUNG, DŨNG, TÍN ngàn
năm nay. Không chỉ các triều đại phong kiến Trung Hoa phong cho
ông những tước hiệu cao (từ tước Hầu, Công đến Đế, Vương...) khi
còn sinh thời và khi đã mất, mà cả trong Tam giáo (Nho giáo, Lão
giáo, Phật giáo) đều tín ngưỡng và tôn thờ Ông.
Nơi nào có người Hoa cư trú thì nơi đó có miếu thờ Quan Công
với thần vị Quan Thánh Đế quân. Và không chỉ người Hoa, mà sức
mạnh văn hóa tâm linh thờ Quan Thánh còn lan tỏa trong cộng đồng
dân tộc khác, trong đó có Việt Nam thông qua giao lưu và tiếp biến
văn hóa.
Trong lịch sử Trung Hoa, Quan Vũ là danh tướng có tầm ảnh
hưởng sâu rộng đối với hậu thế. Các triều đại phong kiến ở Trung
126

13.7 Page 127

▲back to top


Hoa xem ông là biểu tượng “trung dũng thần vũ” và tinh thần “vì
nước quên thân”. Trong khi đó, đối với dân gian, Quan Thánh được
xem như sự hiện hữu của khái niệm “nghĩa khí vân thiên”. Tại miếu
Quan đế ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc có một câu đối về ông - “Hán
phong Hầu, Tống phong Vương, Thanh phong Đại đế. Nho xưng
Thánh, Thích xưng Phật, Đạo xưng Thiên tôn”.
Việt Nam và Trung Hoa hai quốc gia liền kề nhau về địa lý tự
nhiên. Từ đời Tần, Hán, Tùy, Đường, Tống, Nguyên, di dân Trung
Hoa theo hai đường thủy bộ vào Việt Nam, đại bộ phận di dân Trung
Hoa gồm dân tị nạn, thương nhân... nhưng theo thời gian và cuộc
sống, từng bước dung hợp vào xã hội Việt Nam. Tuy ban đầu khác
nhau về ngôn ngữ, nhưng những nét văn hóa tín ngưỡng và kỹ thuật
sản xuất của di dân Trung Hoa, ở một mức độ nào đó, nhận được sự
tiếp thu và hoan nghênh của dân bản địa. Thờ cúng Quan Thánh theo
di dân Trung Hoa truyền đến Việt Nam và từng bước được cư dân
bản địa chấp nhận.
Tín ngưỡng thờ Quan Thánh từ của người Hoa ở Trung Hoa vào
Việt Nam và Đồng Nai do những đặc điểm về kinh tế, văn hóa, đời
sống tâm linh đã được tiếp nhận và Ông trở thành một trong những
vị thần gắn liền với đời sống văn hóa tinh thần trên mảnh đất Nam
Bộ xưa và Đồng Nai ngày nay, trở thành một trong những thành tố
tạo nên sự cố kết cộng đồng Hoa - Việt. Thất Phủ cổ miếu thờ Quan
Công lại có Quan Âm các thờ Phật bà Quan âm và nhiều nhân vật
khác được người Việt tôn thờ như Ngũ Hành Nương Nương, Thiên
Hậu thánh mẫu, Mẹ Độ, Mẹ Sanh,... Đây cũng là nét đặc trưng thể
hiện rất rõ mối tương đồng Hoa - Việt về tín ngưỡng tôn trọng những
phẩm chất về nhân, nghĩa, dũng, tín... những giá trị có ý nghĩa trong
tư tưởng đạo đức phương Đông, mà Quan Thánh chính là hiện thân
của những phẩm chất, lý tưởng và đạo đức mà họ hướng đến, không
riêng gì người Hoa mà còn ở cả người Việt.
127

13.8 Page 128

▲back to top


Hàng năm ngoài những ngày lễ cúng trong chùa như ngày vía
Ông, ngày Ông hiển thánh và những lễ cúng các nhân vật phối thờ...
Ban Trị sự Thất Phủ cổ miếu còn tổ chức lễ hội Chùa Ông, đưa Ông
đi tuần du, một sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng tâm linh mang tính
cộng đồng không chỉ của người Hoa ở địa phương, mà cả người Việt
ở Biên Hòa và các tỉnh lân cận.
3. Nét đẹp và giá trị của Lễ hội Chùa Ông hàng năm
Theo những người Hoa lớn tuổi ở Biên Hòa, Lễ hội Chùa Ông
được tổ chức từ những năm 1960 của thế kỷ XX. Tuy nhiên do những
điều kiện lịch sử, nhất là do chiến tranh, nên đã tạm dừng tổ chức từ
sau 1968. Mãi đến năm 2013, Lễ hội Chùa Ông mới được tổ chức
lại với sự tham dự đông đảo của cộng đồng người Hoa, người Việt
trong tỉnh.
a. Về thời gian tổ chức lễ hàng năm:
Ngay sau những hoạt động đón Tết Nguyên đán của dân tộc, từ
ngày mùng 10 đến 13 tháng 1 âm lịch, lễ hội được tổ chức. Đây là
thời gian đẹp thuận lợi, không khí mùa xuân, ngày Tết vẫn còn, nhân
dân từ các nơi đến dâng hương, chiêm bái ngưỡng vọng về Ông và
các thánh thần phối thờ cầu mong một năm an khang thịnh vượng,
hạnh phúc quốc thái dân an.
b. Về không gian tổ chức lễ hội:
Lễ được tổ chức trong khuôn viên và các thiết chế bên trong
Chùa Ông với nghi thức truyền thống, lãnh đạo tỉnh, thành phố, các
hội quán dâng hương (với những đội lân, sư, rồng múa và bái ông
chào mừng mùa xuân). Vì nơi Chùa Ông tọa lạc còn có trên 20 thiết
chế tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt (có chùa được xếp hạng Di
tích như Đại Giác cổ tự, đình Nguyễn Hữu Cảnh, đình Bình Quan),
nên Ban Trị sự Thất Phủ còn thực hành nghi lễ cung thỉnh kim thân
hoặc linh vị các vị được thờ ở những thiết chế này về chùa để nhân
128

13.9 Page 129

▲back to top


dân chiêm bái và thỉnh các vị cùng đi tuần du từ Chùa Ông về trung
tâm thành phố, chủ yếu khu vực chợ Biên Hòa, nơi có đông người
Hoa sinh sống, kinh doanh mua bán. Việc cung thỉnh các thần cùng
dự lễ hội Tuần du cùng Đức Ông là nét đặc sắc riêng có của lễ hội
Chùa Ông ở Biên Hòa - Đồng Nai, thể hiện sự dung hợp về văn hóa
tín ngưỡng tâm linh của người Việt và Hoa ở địa phương.
Cộng vào đó, việc tổ chức tuyến tuần du bằng đường bộ và
đường thủy với những đội hình với trướn, liễn, cờ hoa nhiều màu
sắc, những hình tượng Tứ đại thiên vương, Phước Lộc Thọ, Thần
tài (phát lộc cho bá tánh), Phật bà Quan Âm... cùng các đoàn lân
sư rồng, trống chiêng, những đội múa thiếu niên, tuần du qua các
ngã đường với những bàn thờ nghinh Ông hai bên đường được các
hội quán người Hoa, nhân dân quanh phố chợ thiết lập đã tạo nên
không gian như lễ hội đường phố vui tươi sinh động nhiều màu sắc.
Nhân dân địa phương (nhất là khu phố chợ Biên Hòa) tin rằng sự
linh thiêng đón Ông, sẽ khởi đầu cho một năm may mắn, kinh doanh
thuận lợi, cuộc sống vui tươi.
c. Những hoạt động mang tính chất hội ngày càng mở rộng:
Trước ngày khai hội, những hoạt động văn hóa nghệ thuật được
tổ chức để phục vụ nhân dân địa phương. Hát bội, cải lương, đờn
ca tài tử, ca nhạc do các đoàn nghệ thuật truyền thống Đồng Nai và
Thành phố Hồ Chí Minh bằng những trích đoạn ca ngợi công ơn
những bậc hiền nhân khai phá vùng đất mới Biên Hòa, ca ngợi quê
hương đất nước mang lại cho nhân dân địa phương món ăn tinh thần
vui tươi trong tiết xuân, ngưỡng vọng tiền nhân.
Ngoài ra Ban Trị sự còn tổ chức nhiều hoạt động mang tính chất
hội như các trò chơi dân gian, biểu diễn võ thuật truyền thống, lân sư
biểu diễn trên mai hoa thung; mời những nghệ nhân viết thư pháp cả
tiếng Trung và tiếng Việt “cho chữ” cho bà con, du khách đến chiêm
129

13.10 Page 130

▲back to top


bái; biểu diễn viết và trưng bày thư pháp, thư họa do những nghệ
nhân từ Thành phố Hồ Chí Minh, từ Malaysia, Trung quốc đến biểu
diễn, giao lưu...
Bế mạc lễ hội Chùa Ông là ba hoạt động cúng trời đất và thả
phúc khí cầu (bong bóng) nhiều màu sắc, bên dưới các chùm bong
bóng, mang theo những câu ước nguyện của bà con về quốc thái dân
an, xã hội an bình, cuộc sống hạnh phúc sung túc... Buổi chiều tối
13-1 âm lịch là đêm thả hoa đăng trên sông Đồng Nai với bảy hoa
đăng lớn tượng trưng cho bảy bang người Hoa khi đến Cù lao Phố
Biên Hòa, hơn 300 ngọn hoa đăng trung tượng trưng cho năm kỷ
niệm ngày Thất Phủ cổ miều được xây dựng (1684) và hàng trăm
hoa đăng nhỏ do nhân dân đặt làm. Cả một đoạn sông Đồng Nai từ
Cầu mới về Cầu Gành lung linh ánh nến mang theo ước nguyện hòa
bình, những điều may mắn đến, xua tan những bệnh tật những điều
không may.
d. Lễ hội Chùa Ông hàng năm trở thành một sản phẩm du lịch
văn hóa tâm linh:
Với những đặc điểm nói trên, lễ hội Chùa Ông hàng năm trở
thành một sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh, thu hút hàng trăm ngàn
nhân dân đến chiêm bái, ngưỡng vọng cho người dân địa phương,
không phân Hoa-Việt và du khách ngoài tỉnh, kể cả du khách nước
ngoài đến Việt Nam, Đồng Nai trong mùa xuân rộn ràng.
Lễ hội Chùa Ông được Ban Trị sự Thất Phủ cổ miếu tổ chức
hàng năm thể hiện nét đẹp văn hóa đặc sắc, thể hiện tính dung hợp
của tín ngưỡng dân gian địa phương với tín ngưỡng thờ Quan Thánh
của cộng đồng người Hoa; góp phần làm nên một không gian văn
hóa linh thiêng vui tươi trong mùa xuân, góp phần tạo nên một sản
phẩm du lịch văn hóa tâm linh tín ngưỡng ở địa phương.
130

14 Pages 131-140

▲back to top


14.1 Page 131

▲back to top


Một lễ hội Chùa Ông được duy trì thường xuyên với sự chung
tay tổ chức của cộng đồng người Hoa ở Biên Hòa (thông qua Ban Trị
sự Thất Phủ cổ miếu) được các cơ quan quản lý chuyên ngành của
Nhà nước hỗ trợ có sức lan tỏa về văn hóa, cố kết cộng đồng.
Với ý nghĩa như vậy, ngày 10-11-2023 Bộ Văn hóa Thể thao và
Du lịch ra quyết định 3340/QĐ-BVHTTDL đưa lễ hội Chùa Ông
(Thất Phủ cổ miếu) vào Danh mục Văn hóa phi vật thể Quốc gia.
4. Phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể Chùa Ông
Được đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia là
một sự khẳng định của Nhà nước về giá trị, ý nghĩa của Lễ hội Chùa
Ông thành phố Biên Hòa trong hệ giá trị chung của Di sản văn hóa
dân tộc. Nhưng đồng thời Quyết định của Bộ Văn hóa Thể thao và
Du lịch cũng đặt ra cho cả chính quyền địa phương và Ban Trị sự
Thất Phủ cổ miếu một bài toán là làm thế nào để bảo tồn di tích và
phát huy giá trị của lễ hội trong cộng đồng và xã hội.
Những năm qua, thực hiện chính sách hội nhập giao lưu văn hóa,
trong đó có văn hóa tín ngưỡng tâm linh, đặc biệt với tín ngưỡng
thờ Quan Công, Ban Trị sự Thất Phủ cổ miếu đã mở rộng giao lưu
trao đổi những vấn đề liên quan đến lễ hội văn hóa Quan Công ở các
nước như Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan, Thái Lan... Trong thời
kỳ hội nhập kinh tế văn hóa như hiện nay việc giao lưu, đón nhận,
tiếp thu những yếu tố mới trong thực hành nghi lễ là tất nhiên. Tuy
nhiên, việc tiếp thu những yếu tố mới vẫn phải đảm bảo được những
nguyên tắc, mà trước hết là nguyên tắc truyền thống dân tộc. Tính
dân tộc truyền thống thể hiện qua nghi thức cúng, vật cúng, nghi văn
và hành lễ. Chùa Ông (Thất Phủ cổ miếu) hình thành đến nay đã 340
năm và lễ hội đã diễn ra trong tiến trình lịch sử đã dần hình thành
một quy trình, hằn sâu trong nếp tư duy, trở thành truyền thống, việc
duy trì các nghi lễ, nghi van, nghi cúng là việc làm cần thiết thể hiện
131

14.2 Page 132

▲back to top


tấm lòng thành của người với thần. Việc tiếp thu cần chọn lọc những
tinh túy nhất của văn hóa Quan Công quốc tế, nhưng những tinh túy
đó cần và phải có ý nghĩa tôn vinh tính truyền thống dân tộc.
Về mặt Nhà nước, cần nghiên cứu phân cấp lễ hội và tạo điều
kiện tốt để lễ hội thật sự là của bá tánh; bảo tồn và phát huy được giá
trị tín ngưỡng tâm linh, ở đây là của cộng đồng người Hoa và người
Việt có tín ngưỡng Quan Công; từng bước xây dựng và làm cho giá
trị lễ hội Chùa Ông ngày càng lan tỏa để khẳng định sự kiện được tổ
chức chính là vì cộng đồng và hướng cộng đồng vào “làm người tốt”
và “làm việc tốt”.
Ban Trị sự Thất Phủ cổ miếu không ngừng phát huy dân chủ
trong Ban Trị sự, lắng nghe ý kiến của đại diện các hội quán để hoàn
thiện về công tác tổ chức lễ hội; có thể huy động được tốt nhất nhiều
nhất các nguồn lực trong cộng đồng phục vụ lễ hội với niềm tin tín
ngưỡng.
Ban Trị sự mở rộng liên kết cùng với các ban ngành địa phương
để thứ nhất, bảo đảm cho lễ hội được diễn ra trong không gian lễ
hội an toàn, đảm bảo môi trường và xây dựng không gian văn hóa
lành mạnh. Thứ hai, phối hợp cùng các ban ngành chức năng tổ chức
phần hội trong lễ hội ngày càng vui tươi phong phú.
Mở rộng liên kết với các Ban Quản lý miếu thờ Quan thánh
trong các địa phương của tỉnh; liên kết vùng ở Thành phố Hồ Chí
Minh, các tỉnh bạn trong miền Đông có thờ Quan đế để tạo thành
chuỗi sự kiện liên tục, tạo ra một sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh
có tính chất vùng và tạo sự lan tỏa giá trị lễ hội rộng lớn hơn.
Tăng cường công tác quảng bá tuyên truyền lễ hội bằng những
ấn phẩm, những quà lưu niệm đặc trưng của Thất Phủ tạo thêm dấu
ấn tâm linh, kỷ niệm khi bá tánh đến chiêm bái.
132

14.3 Page 133

▲back to top


Phát huy di sản văn hóa phi vật thể
quốc gia lễ hội chùa Ông
(Biên Hòa - Đồng Nai)
trong đời sống đương đại
TS. Nguyễn Thị Nguyệt
Chi hội VNDG Đồng Nai
1. Mở đầu
Di sản Lễ hội Chùa Ông được tổ chức tại Chùa Ông còn gọi là
Thất Phủ cổ miếu tọa lạc tại Cù lao Phố nay thuộc phường Hiệp Hòa,
thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Chùa Ông (theo cách gọi quen
thuộc của người Việt) được xây dựng năm 1684, là một trong những
cơ sở tín ngưỡng dân gian của người Hoa được xây dựng sớm nhất
ở Nam Bộ. Chùa Ông chứa đựng nhiều giá trị lịch sử; giá trị văn hóa
vật thể và phi vật thể qua nghi lễ, kiến trúc, mỹ thuật trang trí, hoành
phi liễn đối, lễ vật, ẩm thực, nghệ thuật... Đặc biệt, vào dịp đầu năm
mới cơ sở tín ngưỡng thường tổ chức lễ hội vía Quan Thánh Đế quân
(một trong những thánh nhân tín ngưỡng phổ biến của người Hoa)
với nhiều nghi lễ và hội đặc trưng của người Hoa ở Nam Bộ. Lễ hội
tổ chức rất quy mô, thu hút đông đảo người Hoa và người Việt ở
trong và ngoài địa phương tham gia, trở thành di sản văn hóa phi vật
thể tiêu biểu của cộng đồng người Hoa ở địa phương.
Lễ hội Chùa Ông gồm hai lễ vía chính Quan Thánh Đế quân vào
ngày Quan Đế đản sinh (11- 13 tháng Giêng âm lịch) và ngày Quan
133

14.4 Page 134

▲back to top


Đế hiển thánh (24 tháng 6 âm lịch)1. Lễ vía Quan hiển thánh (24/6
âm lịch) được Ban Trị sự miếu tổ chức hàng năm, quy mô nhỏ. Riêng
lễ vía Quan Đế ngày 11- 13/1 âm lịch với quy mô lớn đã bị gián đoạn
từ những thập niên 60 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, từ năm 2013, lễ hội
Chùa Ông (Quan Công đản sinh) ngày 11- 13/1 âm lịch đã được khôi
phục tổ chức quy mô kéo dài ba ngày, thu hút đông đảo sự tham gia
của người dân trong và ngoài địa phương. Hồ sơ di sản Lễ hội Chùa
Ông được tập trung chủ yếu cho lễ hội vía Quan Thánh Đế quân vào
dịp đầu năm 11- 13/1 âm lịch và một số lễ vía liên quan tại di sản này.
Theo khái niệm di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO (2003)2
và Luật Di sản văn hóa sửa đổi bổ sung (2009)3, thì di sản văn hóa
phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với những công cụ, đồ vật, đồ
tạo tác và không gian văn hóa liên quan của cộng đồng hoặc cá nhân.
Việc nghiên cứu bảo tồn và phát huy lễ hội Chùa Ông bao gồm cả
những yếu tố phi vật thể và vật thể có liên quan đến lễ hội Chùa Ông.
Ngày 10/11/2023 Lễ hội Chùa Ông đã được Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc
1  Không có sự thống nhất về tên gọi ngày vía Quan Đế đản sinh (12 - 13
tháng Giêng) và Quan Đế hiển thánh (24 tháng 6 ÂL). Mỗi cơ sở tín ngưỡng
dân gian thờ Quan Thánh Đế Quân lại có cách gọi hoặc như trên hoặc ngược
lại.
2  “Di sản văn hóa phi vật thể” được hiểu là các tập quán, các hình thức thể
hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là những công cụ, đồ vật, đồ
tạo tác và các không gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm
người và trong một số trường hợp là các cá nhân, công nhận là một phần di
sản văn hóa của họ (Điều 2, Khoản 1, Công ước UNESCO năm 2003).
3  Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc
cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được
lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề,
trình diễn và các hình thức khác (Điều 4, Khoản 1, Luật di sản văn hóa sửa
đổi bổ sung năm 2009).
134

14.5 Page 135

▲back to top


gia đúng dịp kỷ niệm 325 thành lập vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai.
Lễ hội Chùa Ông là một trong số hơn 400 di sản văn hóa phi vật thể
quốc gia và là di sản đầu tiên của tỉnh Đồng Nai vừa được Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch công nhận.
2. Yếu tố văn hóa của di sản phi vật thể lễ hội Chùa Ông
2.1. Yếu tố văn hóa vật thể có liên quan
2.1.1. Nghi vật, nghi trượng
Những đồ vật trang trí ở không gian lễ hội như: cờ hội, trướng,
băng rôn, biểu ngữ, lọng, kiệu thần... Nghi trượng là vật trang hoàng
cho không gian lẽ hội như: tàn, lọng, cờ, quạt, binh khí... Nghi trượng
là các đồ binh khí bày ra nơi thờ phượng hay trong đám rước để làm
tăng thêm vẻ tôn nghiêm và oai quyền của thần thánh.
Kiệu Thần là kiệu gỗ được trang trí lộng lẫy, chưng hoa tươi, trái
cây, bát nhang lớn đặt ở phía trước để thỉnh bài vị của chư thần. Bài
vị (tượng trưng bằng giấy đỏ viết tên từng chư thần) cắm vào đưa
về rạp chay trong các ngày lễ. Kiệu được các thanh niên khỏe mạnh
mặc đồng phục khiêng. Đây là những nghi vật quan trọng không thể
thết trong các cuộc cung nghinh thần linh.
Cờ lệnh được sử dụng để thay thế cho các thần linh được tôn
vinh trong ngày lễ vía. Đèn lồng và lọng tán màu đỏ trang trí hình
rồng luôn được sử dụng trong các nghi thức thỉnh bài vị chư thần.
Đây là những nghi trượng tạo nên sự trang trọng và linh thiêng cho
cuộc rước.
Những giá biển Chùa Ông là sáu biển gỗ màu đỏ hình chữ nhật
khắc chữ Hán nhũ vàng có tay cầm dài. Trên các biển có những nội
dung như: Hồi Tị (迴 避), Túc Tĩnh (肅靜), Thủy Nguyệt quan (
月官), Quan Thánh Đế quân (関 聖帝君), Thiên Hậu Nguyên quân
(天后元君), Kim Hoa Phu nhân (金花夫人). Các biển này được sử
dụng trong các cuộc rước của các ngày lễ vía lớn ở miếu tạo nên
135

14.6 Page 136

▲back to top


sự uy nghi và long trọng trong phần hội thỉnh chư thần trong các
lễ vía1.
2.1.2. Lễ vật, ẩm thực
Lễ vật dâng cúng trên các bàn thờ gồm: heo quay, trái cây, hoa,
xôi, trà, vàng mã, bánh bao, ngũ cốc, rượu... Từng nghi lễ sẽ có
những lễ vật dâng cúng khác nhau. Lễ vật cúng Quan Đế gồm 6 món
chay với ý nghĩa coi trọng con số 6 là con số tốt của người Hoa. Số
6 theo tiếng Hoa đọc là “lục” (nghĩa là “lộc”). Sáu món chay gồm:
cà ri chay, canh súp, đồ xào chay, món kho mặn; mì xào chay, mắm
chay...
Lễ vật trong Lễ hội Chùa Ông thường có 5 chung rượu và 5
chung trà có ý nghĩa rượu và trà được cúng 5 vị gồm: Quan Công,
Châu Xương, Quan Bình, Vương Linh quan Thiên quân và Trương
Tiên Đại đế là năm vị thần linh được tôn kính trong lễ vía Quan Thá-
nh Đế quân tại Chùa Ông2. Bàn thờ cúng Thiên Công thì đơn giản
hơn với lễ vật dâng cúng là bông, hoa, trái cây, bát nhang. Trong đại
lễ cúng sao thì lễ vật gồm: Bánh bao, xôi, chè, trái cây, hoa... Nghi
lễ cúng trời và cầu an thì các lễ vật vật dâng cúng là những vật phẩm
chay như trái cây, hoa, bánh kẹo.
Khi đãi ăn trong các lễ vía thần còn có món chay như: heo quay,
cà ri chay, canh súp, đồ xào chay, mì xào, mắm chay, khổ qua, nấm,
đậu hũ, bánh bao... dùng để đãi thực khách. Lễ vật và ẩm thực cúng
trong lễ vía Quan Thánh Đế quân vừa có cả món mặn vừa có món
chay thể hiện sự phong phú trong lễ vật cúng của người Hoa3.
1  Nguyễn Thị Nguyệt (2016), Văn hóa tín ngưỡng người Hoa ở Đồng Nai,
Nxb. Mỹ thuật, tr. 387- 389.
2  Nguyễn Thị Nguyệt (2016), Văn hóa tín ngưỡng người Hoa ở Đồng Nai,
Nxb. Mỹ thuật, tr. 381.
3  Nguyễn Thị Nguyệt (2016), Văn hóa tín ngưỡng người Hoa ở Đồng Nai,
Nxb. Mỹ thuật, tr. 386- 387
136

14.7 Page 137

▲back to top


2.1.3. Lễ phục
Lễ phục trong lễ hội tùy thuộc vào từng đối tượng thành phần mà
quy định khá đặc trưng. Nghi lễ được thực hiện theo nghi thức truyền
thống của phật giáo thì lễ phục của Sư tăng theo phẩm phục của Phật
giáo. Ban Trị sự miếu mặc đồng phục áo dài thụng, đội nón trái bí và
trang phục theo quy định trong Ban Trị sự của chùa...
Phần hội nghinh Ông tuần du trong lễ hội chùa Ông như một
Bảo tàng trang phục truyền thống người Hoa. Từng thành phần, đối
tượng tham dự cuộc rước đều mặc những bộ trang phục rất tiêu biểu
kiểu lễ phục truyền thống Trung Hoa. Các nhân vật Tam đa, thầy trò
Đường Tăng, tái hiện hình ảnh các thần linh với đủ màu sắc sặc sỡ.
Tuy nhiên màu đỏ vẫn là màu sắc chủ đạo. Những cô gái gánh hoa
với trang phục váy áo sườn xám khá trẻ trung và xinh xắn.
Các ban đại diện người Hoa ở Biên Hòa với trang phục truyền
thống Trung Hoa. Nam giới mặc áo cổ đứng khuy ngang có hai túi.
Màu sắc quy định cho bốn nhóm phương ngữ Hoa như sau: vàng
(Phước Kiến), xanh biển (Quảng Đông), đen (Triều Châu), hồng (Hẹ
- Sùng Chính). Nữ giới duyên dáng trong bộ áo dài sườn xám màu
đỏ hoặc vàng. Có thể nói qua lễ hội trang phục truyền thống người
Hoa ngày càng được khôi phục và bảo tồn.
2.2. Yếu tố văn hóa phi vật thể
2.2.1. Nghi lễ
Lễ hội Chùa Ông được tiến hành với các nghi thức như: khai lễ,
mở hội (lễ cáo yết, khai hội); lễ cúng Trời và lễ thả phúc khí cầu;
lễ cầu an và lễ thả hoa đăng. Buổi khai mạc với các nghi thức bái
Hoàng thiên Hậu thổ và vía Đức Ông cầu cho quốc thái dân an. Ban
Trị sự miếu dâng hương, đăng, hoa, quả, ngũ cốc, trà, rượu lên Đức
Quan Thánh thể hiện lễ thức theo truyền thống Nho giáo của người
Hoa.
137

14.8 Page 138

▲back to top


Lễ cúng Trời với ý nghĩa báo cho các vị thần linh chứng giám và
ban cho bá tánh cuộc sống với thiên thời địa lợi, nhân hòa. Tinh thần
này chính là biểu hiện của thực hành Ngũ hành theo hướng Tam Tài
(Thiên- Địa- Nhân) của văn hóa Trung Hoa.
Lễ cúng Trời được tổ chức theo truyền thống với nghi văn, nghi
thức cúng cổ truyền. Bàn hương án với hương, hoa, quả, nhang,
đèn... Tiếng chuông, mõ của sư tăng và hàng trăm Phật tử. Kết lễ là
phần thả phúc khí cầu, hàng ngàn quả bóng bay đủ màu sắc mang
theo ước nguyện của bá tánh cầu hạnh phúc, gia đạo, sức khỏe, thịnh
vượng cho bản thân, gia đình và xã hội.
Nghi thức cúng cầu an cũng được thực hiện theo nghi văn, nghi
thức cúng cổ truyền với mục đích cầu siêu và cầu an cho bá tánh. Sau
nghi lễ cầu an là lễ thả hoa đăng, đây là sự kiện kết thúc lễ hội Chùa
Ông. Hàng ngàn ngọn hoa đăng gắn đèn led và đèn sáp trông rất
lung linh huyền ảo. Ban Trị sự và bá tánh cùng thực hiện nghi thức
thả hoa đăng với nguyện ước xua tan những điều xấu, cầu xin các vị
thần linh (Thủy thần) ban cho một năm mới an khang - thịnh vượng.
2.2.2. Bản kinh, văn cúng
Phần nghi lễ được thực hiện với những bản văn cúng song ngữ
Hán - Việt được Ban Trị sự soạn với những nội dung cung thỉnh các
vị thần linh Quan Thánh Đế quân, Thiên Hậu Thánh Mẫu, Nguyễn
Hữu Cảnh, Kim Hoa nương nương, Tổ nghề, Châu Xương Quan
Bình, Thần hoàng Bổn cảnh, Quang Trạch Tôn Vương, Tiền Hiền,
Hậu hiền, Tiên Sư, Khổng Tử... về dự hưởng lễ nghi của bá tánh. Lễ
vật dâng cúng gồm hương đăng trà quả, rượu, nước; cầu các vị thần
linh ban phúc lộc và bình an cho người sống và siêu độ người đã mất.
Bản kinh Phật giáo được các Sư tăng chùa Việt và các Phật tử tụng
niệm trong nghi thức thả hoa đăng xuống sông trước chùa siêu độ
vong linh quá vãng...
138

14.9 Page 139

▲back to top


2.2.3. Tuần du thỉnh chư Thần
Lễ nghinh Thần được tổ chức ngày đầu tiên của lễ hội. Những
đoàn rước và cung nghinh linh vị kim thân các vị thần được tôn thờ
ở Biên Hòa - Đồng Nai như: Đức Ông Nguyễn Hữu Cảnh (đền thờ
Nguyễn Hữu Cảnh), Đức Ông Trần Thượng Xuyên (đình Tân Lân),
Thần Thành hoàng bổn cảnh (đình Bình Quan), Quảng Trạch Tôn
Vương (Phụng Sơn tự); Lỗ Ban Tiên sư (miếu Tổ Sư); Thiên Hậu
Thánh Mẫu (Thiên Hậu Cung).
Lễ nghinh Thần được tổ chức trên đường bộ và đường thủy
với nhiều đoàn rước. Các đoàn rước gồm lân, cờ hội, băng rôn, bàn
hương án, số người hầu kiệu, phục vụ... Các đoàn cung nghinh với
trang phục truyền thống kết hợp với các tiết mục hóa trang thành các
vị Thần, nhân vật thờ tại Chùa Ông như: Kim Hoa nương nương;
Quan Âm Bồ tát; Ngũ Hành nương nương; Bao Công; Công Tôn
Sách, Triển Chiêu, Trương Long, Triệu Hổ; Thiên Lý Nhãn, Thuận
Phong Nhĩ17.
Từ năm 2019, lễ nghinh các Thần, nghinh Đức Ông Quan
Thánh Đế quân đã trở thành “lễ hội đường phố” với các hoạt động
biểu diễn mang nhiều màu sắc như: múa lân - sư - rồng; múa “Tứ
đại Thiên vương... với hình tượng Tứ đại Thiên Vương, Phúc Ðức
Chánh Thần, Thần Tài gia gia, Na Tra thái tử bằng hình nhân, thay
cho nhân vật hóa trang trước đây. Trên các con phố, người dân lập
các bàn hương án để đón chư vị Thần linh và Đức Ông mong ước
được thần linh ban phúc lành may mắn.
2.2.4. Biểu diễn nghệ thuật
Chương trình biểu diễn nghệ thuật gồm có biểu diễn nghệ thuật
nhạc cổ Triều Châu, dàn Nhạc xã và Quảng kịch do Đoàn ca kịch
1  Trần Xuân Trực (2020), Lễ hội Chùa Ông (Thất Phủ cố miếu) ở Biên Hòa
- Đồng Nai, Báo cáo thực tập tốt nghiệp, Khoa Văn hóa dân tộc thiểu số,
Trường Đại học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh, tr. 22.
139

14.10 Page 140

▲back to top


Thống Nhất, Quảng Đông và các đoàn hát bội người Việt ở Biên
Hòa cùng biểu diễn. Các hoạt động nghệ thuật được biểu diễn xen kẽ
cả nghệ thuật người Hoa và nghệ thuật người Việt thể hiện sự giao
lưu đoàn kết giữa các tộc người sống cộng cư. Các vở diễn truyền
thống như: Hoa Mộc Lan, Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài, Bửu Liên
Đăng.... Các làn điệu cổ nhạc Triều Châu, các đoàn nhạc xã người
Hoa ở Biên Hòa và Chợ Lớn với những âm vang của tiếng cồng,
khánh, chập chõa, kèn đặc trưng của âm nhạc người Hoa. Phần biểu
diễn nghệ thuật được người xem hưởng ứng đông đảo và thích thú,
tạo nên không khí vui vẻ, nhộn nhịp của lễ hội người Hoa18.
Biểu diễn lân - sư - rồng là hoạt động không thể thiếu trong Lễ
hội Chùa Ông, được diễn ra xuyên suốt trong 3 ngày diễn ra lễ hội
tại khuôn viên chùa Ông. Đây là bộ môn nghệ thuật dân gian truyền
thống của cộng đồng người Hoa. Những đội lân nổi tiếng của người
Hoa ở Đồng Nai như: Thạch Sơn Liên Thắng Đường, Tân Khánh
Đường và Đại Khánh Đường. Những mạnh thường quân đến cúng
viếng chùa miếu bằng việc thuê những đội lân sư rồng biểu diễn ở
giữa sân chùa thể hiện lòng sùng tín đối với Đức Ông Quan Thánh.
Múa lân sư rồng là sinh hoạt văn hóa tiêu biểu thu hút được đông
đảo người hiếu kỳ đứng xung quanh xem và cổ vũ, tạo nên không khí
tưng bừng, nhộn nhịp và vui tươi trong lễ hội người Hoa29.
2.2.5. Thư pháp
Lễ hội Chùa Ông tổ chức dịp đầu năm còn có hoạt động viết thư
pháp. Những gian hàng thư pháp rực rỡ với những tấm giấy đỏ viền
chân màu vàng ngà. Trên nền màu đỏ, những dòng thư pháp màu nhũ
1  Nguyễn Thị Nguyệt (2016), Văn hóa tín ngưỡng người Hoa ở Đồng Nai,
Nxb. Mỹ thuật, tr. 436.
2  Nguyễn Thị Nguyệt (2016), Văn hóa tín ngưỡng người Hoa ở Đồng Nai,
Nxb. Mỹ thuật, tr. 440.
140

15 Pages 141-150

▲back to top


15.1 Page 141

▲back to top


vàng óng ánh hoặc mực tàu màu đen. Nội dung những câu đối chữ
Hán trên thư pháp đều mang những ý nghĩa chúc tụng và cầu mong
những điều bình an, triết lý, giáo dục nhân nghĩa. Thư pháp vừa là
nghệ thuật viết chữ trên giấy như hình thức hội họa, vừa là bức tranh
mỹ thuật khá độc đáo của văn hóa người Hoa. Những năm gần đây
hoạt động viết thư pháp có sự tham gia của nhiều câu lạc bộ Thư
pháp trong và ngoài nước: Câu lạc bộ Thư pháp Thất Phủ cổ miếu,
CLB Thư pháp Việt thành phố Biên Hòa, CLB thư pháp người Hoa
tại Thành phố Hồ Chí Minh và một vài nghệ nhân thư họa đến từ Đài
Loan, Malaysia...
2.2.6. Sinh hoạt tín ngưỡng
Dịp lễ hội đầu năm, người Hoa thường có tục thỉnh nhang vòng
cầu an đốt treo tại chùa, miếu. Trên tấm giấy treo giữa vòng nhang
có in sẵn các chữ Hán với tên của cơ sở tín ngưỡng và các câu thành
ngữ như: “Hợp gia bình an” (合家平安), “Sinh ý hưng long” (
意興隆)110. Người đăng ký cầu mong thần linh phù hộ cho bản thân
và gia đình được nhiều điều bình an, may mắn và mọi điều thành đạt
trong cuộc sống. Nhang vòng cũng là đặc trưng riêng ở chùa, miếu
người Hoa.
Người Hoa cũng có tục xin xăm tại các cơ sở tín ngưỡng dân
gian vào những dịp lễ, tết hay mỗi lần đến chùa, miếu vía thần. Đây
là lễ tục tín ngưỡng quen thuộc của người Hoa, góp phần làm cho
sinh hoạt tín ngưỡng dân gian thêm đa dạng và đầy ý nghĩa nhân văn
sâu sắc211. Ngoài ra, trong Lễ hội Chùa Ông, còn có các sinh hoạt
tín ngưỡng khác như: chui qua bụng con ngựa cầu khỏe mạnh, hanh
1  Nguyễn Thị Nguyệt (2016), Văn hóa tín ngưỡng người Hoa ở Đồng Nai,
Nxb. Mỹ thuật, tr. 454
2  Nguyễn Thị Nguyệt (2016), Văn hóa tín ngưỡng người Hoa ở Đồng Nai,
Nxb. Mỹ thuật, tr. 463.
141

15.2 Page 142

▲back to top


thông, học giỏi (đối với trẻ em)... Phóng sanh chim, cá nhằm tạo
phúc cho bản thân và gia đình.
3. Bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lễ hội
Chùa Ông
3.1. Bảo tồn lễ thức theo truyền thống Nho giáo
Truyền thống Nho giáo được lưu dân Trung Hoa gìn giữ khi sinh
sống ở hải ngoại. Quan Thánh Đế quân là một trong những vị nhân
thần với tinh thần trung nghĩa được người Hoa tôn kính, ngưỡng
vọng dù ở bất cứ nơi đâu112. Người Hoa ở Biên Hòa - Đồng Nai cũng
giữ gìn truyền thống Nho giáo thể hiện ở nghi lễ và lễ thức vía Quan
Thánh Đế quân vào dịp 13 tháng giêng và 24 tháng sáu âm lịch.
Người Hoa đa phần là những người giỏi kinh doanh, buôn bán;
do vậy, họ rất chú trọng chữ tín. Thông qua tín ngưỡng, niềm tin của
họ được củng cố và bị ràng buộc, chi phối của đối tượng thần linh mà
họ tôn thờ, đặc biệt là nhân cách của Quan Thánh Đế quân213. Ở vùng
đất mới, người Hoa biết gắn kết chữ “lễ” trong cộng đồng, trong gia
đình trở thành các nghi lễ và lễ hội rất long trọng cầu mong cho đời
sống trong vùng được no ấm, bình yên, hoặc cho quốc gia thái bình
thịnh trị.
3.2. Phát huy giá trị cố kết cộng đồng
Lễ hội nhằm thỏa mãn như cầu văn hóa tâm linh, gắn kết cộng
đồng góp phần duy trì và phát huy những nét văn hóa độc đáo. Lễ hội
còn là dịp để bà con người Hoa cũng như người Việt tham gia những
hoạt động tâm linh như: tham gia đoàn rước. tham gia các trò chơi
dân gian, thưởng lãm các loại hình nghệ thuật truyền thống người
1  Nguyễn Thị Nguyệt (2015), Tín ngưỡng dân gian của người Hoa ở Đồng
Nai, Luận án tiến sĩ Văn hóa dân gian, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn
lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, tr. 87.
2  Nguyễn Thị Nguyệt (2015), Tài liệu đã dẫn, tr. 90.
142

15.3 Page 143

▲back to top


Hoa... Lễ hội dân gian là dịp để các bang người Hoa biểu hiện thanh
thế, tài lực, sự đoàn kết trong cộng đồng xã hội. Những lễ hội được
tổ chức lớn, tiêu tốn nhiều tiền của, thu hút nhiều người tham gia với
nhiều nghi thức lễ và hội rất tiêu biểu đặc trưng của văn hóa Trung
Hoa; thể hiện lòng thành kính đối với các thần linh trong tín ngưỡng
người Hoa thời kỳ hội nhập114.
3.3. Phát huy giá trị di sản văn hóa người Hoa
Lễ hội chứa đựng nhiều giá trị nghệ thuật thông qua các hoạt
động nghệ thuật biều diễn, lân sư rồng, hoạt động thư pháp, tranh vẽ
trang trí pano, cờ trướng, nghệ thuật bài trí sắp đặt các món lễ vật,
hương ẩm. Thông qua lễ hội, nhiều giá trị văn hóa nghệ thuật được
bảo tồn và phát huy như: di sản chữ Hán (Thư họa), nghệ thuật dân
gian truyền thống, âm nhạc... được người Hoa bảo tồn và phát huy.
Những sinh hoạt tín ngưỡng như xin xăm, cúng nhang vòng, thả hoa
đăng, phúc khí cầu, thả chim cá phóng sanh, chui qua bụng ngựa,
vay tiền thần, khôi phục trang phục truyền thống... Tất cả góp phần
duy trì và bảo tồn văn hóa Trung Hoa của người Hoa ở Biên Hòa,
Đồng Nai.
3.4. Giao lưu văn hóa Hoa - Việt
Lễ hội Chùa Ông là dịp bày tỏ niềm tin tín ngưỡng và sinh hoạt
tín ngưỡng của người Hoa. Trong các kỳ lễ hội, Ban Tổ chức thường
mời các sư tăng người Việt chủ trì các nghi thức cầu an cầu siêu, thả
hoa đăng trong lễ hội. Tham gia lễ hội Chùa Ông không chỉ có người
Hoa mà còn có người Việt cùng hòa nhập vào không khí lễ hội.
Người Hoa và người Việt cùng đến Chùa Ông tham dự các nghi thức
khai lễ, tham gia đoàn tuần du cung thỉnh chư thần. Trong phần hội,
các tiết mục biểu diễn của cả người Hoa và người Việt, trò chơi dân
1  Nguyễn Thị Nguyệt (2015), Tài liệu đã dẫn, tr. 100.
143

15.4 Page 144

▲back to top


gian (nhảy dây, kéo co, nhảy bao bố); nghệ nhân người Việt tham gia
viết thư họa chữ Hán (cho chữ đầu xuân) cho du khách người Hoa
và người trong không gian lễ hội. Trong xu hướng hòa hợp các dân
tộc, đối với các lễ hội người Hoa không chỉ có người Hoa mà còn có
nhiều người Việt tham gia, thể hiện sự đoàn kết, gắn bó và giao lưu
văn hóa giữa các dân tộc ở trong vùng115.
4. Kết luận
Lễ hội Chùa Ông là một trong những hình thức sinh hoạt tín
ngưỡng của người Hoa. Lễ hội chứa đựng giá trị tinh thần tín ngưỡng
Quan Thánh Đế quân, một nhân thần có nguồn gốc từ Trung Hoa;
đồng thời cầu xin thần linh ban những điều tốt đẹp cho bản thân, gia
đình và xã hội. Hiện nay, Lễ hội Chùa Ông đã trở thành di sản văn
hóa phi vật thể cấp quốc gia nên trong tương lai sẽ được Ban Trị sự
Thất Phủ cổ miếu đầu tư duy trì tổ chức quy mô, thu hút sự quan tâm
hơn nữa của du khách đến với di sản.
Lễ hội Chùa Ông với những nghi lễ và hội có ý nghĩa tâm linh
thu hút đông đảo người Hoa và người Việt tham gia. Thông qua
lễ hội thể hiện sự giao lưu gắn kết cộng đồng Hoa - Việt một cách
tự nhiên trong các hoạt động như: lễ nghinh Thần, Đức Ông Quan
Thánh Đế quân đi tuần du, nghệ thuật dân gian, trò chơi dân gian...
Việc bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của lễ hội Chùa
Ông mang những ý nghĩa tích cực trong xã hội của người Hoa ở địa
phương. Lễ hội chứa đựng nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật
thể tiêu biểu của cộng đồng người Hoa về nghi lễ, nghi vật, lễ vật, lễ
phục, trang phục, nghệ thuật hát Tiều, hát Quảng, múa lân sư rồng,
thư pháp, hội họa, thả phúc khí cầu, hoa đăng, phóng sanh...
1  Nguyễn Thị Nguyệt (2017), Lễ hội cầu an, cầu siêu của người Hoa ở Đồng
Nai, Nxb. Mỹ thuật, tr. 192.
144

15.5 Page 145

▲back to top


Những giá trị văn hóa qua Lễ hội Chùa Ông góp phần khẳng
định bản sắc văn hóa người Hoa Đồng Nai, là cơ sở để được Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp
quốc gia. Việc Lễ hội Chùa Ông được công nhận là di sản văn hoa
phi vật thể cấp quốc gia là niềm tự hào và cũng là động lực để cộng
đồng người Hoa phát huy tổ chức những kỳ lễ hội Quan Thánh Đế
quân theo đúng tinh thần của di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia
trong hiện tại và tương lai. Đặc biệt chú ý đến những vấn đề về: cấp
độ, quy mô, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy
nổ, truyền thông quảng bá, mua bán hàng rong, chim cá phóng sanh,
giao lưu nghệ thuật... để phát huy tốt giá trị di sản văn hóa quốc gia
tại không gian tổ chức lễ hội.
Tài liệu tham khảo
1. Công ước UNESCO (2003), Về bảo vệ di sản văn hóa phi vật
thể, Paris.
2. Ban Trị sự Thất Phủ cổ miếu (2010), Thất Phủ cổ miếu (chùa
Ông - Cù lao Phố - Biên Hòa), Nxb. Đồng Nai.
3. Luật Di sản văn hóa (2019, 2013), Luật Di sản văn hóa sửa đổi
bổ sung và văn bản hợp nhất Luật Di sản văn hóa.
4. Nguyễn Thị Nguyệt (2011), Cơ sở tín ngưỡng dân gian người
Hoa ở Biên Hóa - Đồng Nai, Công trình hỗ trợ sáng tạo, Hội Văn
nghệ dân gian Việt Nam.
5. Nguyễn Thị Nguyệt (2013), Lễ hội vía Quan Công hiển thánh
tại Chùa Ông ở Cù lao Phố (Biên Hòa), Thông báo Văn hóa 2011-
2012, Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội
Việt Nam, Nxb. Tri thức, tr.445- 456.
145

15.6 Page 146

▲back to top


6. Nguyễn Thị Nguyệt (2014), Lễ hội dân gian người Hoa Đồng
Nai - Truyền thống và biến đổi, Lễ hội cộng đồng: truyền thống và
biến đổi, Nhiều tác giả, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia TP. HCM, Nxb. Đại học Quốc gia TP.HCM,
từ tr.391- 402.
7. Nguyễn Thị Nguyệt (2015), Tín ngưỡng dân gian của người
Hoa ở Đồng Nai, Luận án tiến sĩ Văn hóa dân gian, Học viện Khoa
học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
8. Nguyễn Thị Nguyệt (2016), Văn hóa tín ngưỡng người Hoa ở
Đồng Nai, Nxb. Mỹ thuật.
9. Nguyễn Thị Nguyệt (2017), Lễ hội cầu an, cầu siêu của người
Hoa ở Đồng Nai, Nxb. Mỹ thuật.
10. Trần Xuân Trực (2020), Lễ hội Chùa Ông (Thất Phủ cố miếu)
ở Biên Hòa - Đồng Nai, Báo cáo thực tập tốt nghiệp, Khoa Văn hóa
dân tộc thiểu số, Trường Đại học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh.
146

15.7 Page 147

▲back to top


Đôi nét về tín ngưỡng và văn hóa
Quan Công tại Thất Phủ Cổ Miếu
ở Biên Hòa (Việt Nam)
浅谈越南边和七府古庙的关公信仰及其文化
Tôn Lỗ Hoa 孫艪華
Trung tâm Xúc tiến văn hóa Quan Công Malaysia
马来西亚关公文化推广中心
一、越南华人的概况
I. Tổng quan về người Việt Nam gốc Hoa
越南华人是越南的一个重要少数民族,主要分布在越南的
一些大城市和河流沿岸地区。根据越南政府的人口普查数据,
截至 2021 年,越南华人总人口约为1,200,000 人,占越南
总人口的约 1.24%。越南华人主要分布在以下地区:河内市、
胡志明市、河江省、广南省和河静省。总体来说,越南华人人
口分布比较分散,主要集中在越南的一些大城市和沿海地区,
同时也分布在一些内陆省份和边境地区。越南华人的祖先大多
来自中国南方的广东、福建、海南、潮州和客家等地,其中广
东籍华人占比最高。这些华人多是在明清时期,由于战乱、
灾害、贫困等原因,离开故土前往越南等东南亚地区生活和谋
生,最终在当地定居下来。随着时间的推移,越南华人逐渐形
成了自己的文化和生活方式,并逐渐与当地文化融合。
Người Việt gốc Hoa là một dân tộc thiểu số quan trọng ở Việt
Nam, phân bố chủ yếu ở một số thành phố lớn và vùng ven sông ở
Việt Nam. Theo số liệu điều tra dân số của chính phủ Việt Nam, tính
147

15.8 Page 148

▲back to top


đến năm 2021, tổng dân số người Việt gốc Hoa khoảng 1.200.000
người, chiếm khoảng 1,24% tổng dân số Việt Nam. Người Việt gốc
Hoa phân bố chủ yếu ở các khu vực: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí
Minh, các tỉnh Hà Giang, Quảng Nam, Hà Tĩnh. Nhìn chung, sự
phân bố dân cư người Việt gốc Hoa tương đối rải rác, tập trung chủ
yếu ở một số thành phố lớn và vùng ven biển Việt Nam, ngoài ra còn
tập trung ở một số tỉnh nội địa và vùng biên giới. Phần lớn tổ tiên của
người Việt gốc Hoa đến từ Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải Nam, Triều
Châu và Khách Gia ở miền Nam Trung Quốc, trong đó người Hoa
gốc Quảng Đông chiếm tỷ lệ cao nhất. Hầu hết những người Hoa này
rời quê hương đến sinh sống ở Việt Nam và các nước trong khu vực
Đông Nam Á khác do chiến tranh, thiên tai, nghèo đói và các lý do
khác vào cuối thời nhà Minh và nhà Thanh, và cuối cùng định cư ở
đó. Theo thời gian, người Việt gốc Hoa đã dần hình thành văn hóa và
lối sống riêng, và dần dần hội nhập với văn hóa bản địa.
越南华人有以下几个特点:一是多元文化融合。越南华人
在历史长河中接受了许多文化的熏陶,因此在文化方面具有多
元化和包容性。二是强烈的家族观念。越南华人非常重视家庭
和家族的传承,尤其是长辈的智慧和经验,这也是越南文化的
重要组成部分。三是重视教育。越南华人对教育非常看重,他
们相信通过教育可以改变一个人的命运,因此他们通常会把自
己的孩子送到学校接受更好的教育。四是勤劳节俭:越南华人
勤劳节俭,重视节约,这一点与中华文化的传统价值观相符。
五是传统价值观的继承。越南华人在文化方面非常注重传统价
值观的继承,包括尊重长辈、重视家庭、强调道德品质等。六
是团结互助。越南华人非常注重团结和互助,这一点在他们的
社会生活和商业活动中都有体现。七是崇尚自由和民主。越南
华人对自由和民主有一定的崇尚,这一点也反映在越南历史上
的一些政治事件中。
148

15.9 Page 149

▲back to top


Người Việt gốc Hoa có những đặc điểm sau: Một là, tính hội
nhập đa văn hóa. Người Việt gốc Hoa chịu ảnh hưởng của nhiều nền
văn hóa trong lịch sử lâu đời nên rất đa dạng và hòa nhập về mặt văn
hóa. Thứ hai là một khái niệm gia tộc mạnh mẽ. Người Việt gốc Hoa
rất coi trọng gia đình và tính kế thừa gia tộc, đặc biệt là trí tuệ và kinh
nghiệm của người lớn tuổi, đây cũng là một phần quan trọng trong
văn hóa Việt Nam. Thứ ba là coi trọng giáo dục. Người Việt gốc Hoa
rất coi trọng học hành, cho rằng học vấn có thể thay đổi vận mệnh
của một con người nên thường cho con đi học để được giáo dục tốt
hơn. Thứ tư, cần cù tiết kiệm: Người Việt gốc Hoa cần cù tiết kiệm,
coi trọng sự tiết kiệm, điều này phù hợp với giá trị truyền thống của
văn hóa Trung Quốc. Thứ năm là sự kế thừa các giá trị truyền thống.
Người Việt gốc Hoa rất coi trọng việc kế thừa các giá trị truyền
thống trong văn hóa, bao gồm kính trọng người lớn tuổi, coi trọng
gia đình, đề cao tư cách đạo đức, v.v. Thứ sáu là đoàn kết, giúp đỡ
lẫn nhau. Người Việt gốc Hoa rất coi trọng tinh thần đoàn kết, giúp
đỡ lẫn nhau, điều này thể hiện trong đời sống xã hội và hoạt động
kinh doanh của họ. Thứ bảy, tôn trọng quyền tự do, dân chủ. Người
Việt gốc Hoa có sự ngưỡng mộ nhất định đối với tự do và dân chủ,
điều này cũng được phản ánh trong một số sự kiện chính trị trong
lịch sử Việt Nam.
越南华人自古以来就深受中华文化的影响和熏陶,尽管并
不是所有的越南华人都能说汉语。但是,越南华人对中华文化
的继承和发展仍然是非常显著的。他们对中华文化的继承体现
在许多方面,例如,在哲学方面,越南华人对中华文化的哲学
思想有着深刻的理解和应用,有着“仁义礼智信”的观念,这
与中华传统文化中“仁义礼智信”的思想是非常相似的。在传
统艺术方面,越南的武术、音乐、舞蹈等传统艺术形式不仅体
现了越南华人的文化传统,也反映了越南华人对中华文化的热
爱和尊重。
149

15.10 Page 150

▲back to top


Người Việt gốc Hoa đã chịu ảnh hưởng sâu sắc và rèn giũa bởi
văn hóa Trung Quốc từ xa xưa, mặc dù không phải người Việt gốc
Hoa nào cũng có thể nói được tiếng Hoa. Tuy nhiên, sự kế thừa và
phát triển văn hóa Trung Hoa của người Việt gốc Hoa vẫn rất rõ ràng.
Sự kế thừa văn hóa Trung Hoa của họ thể hiện trên nhiều phương
diện, chẳng hạn về mặt triết học, người Việt gốc Hoa có sự hiểu biết
sâu sắc và vận dụng những tư tưởng triết học của văn hóa Trung Hoa,
có quan niệm “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”, rất giống với “nhân, nghĩa,
lễ, trí, tín” trong văn hóa truyền thống của Trung Quốc. Về nghệ
thuật truyền thống, các loại hình nghệ thuật truyền thống của Việt
Nam như võ thuật, âm nhạc và khiêu vũ không chỉ phản ánh truyền
thống văn hóa của người Việt gốc Hoa, mà còn phản ánh tình yêu và
sự tôn trọng của người Việt gốc Hoa đối với văn hóa Trung Quốc.
二、越南关公信仰的概况
II. Vài nét về tín ngưỡng Quan Công ở Việt Nam
越南华人社群中,关公信仰是非常重要的一个宗教信仰。
在越南,关公被尊为“岳飞之后”和“武圣关公”,在中国历
史中也是一位备受尊崇的将领和文化英雄。随着越南华人的移
民,他们将关公信仰带到了越南,并且在越南华人社区中广
泛传承和发扬。越南华人认为关公具有正义之士的形象,对
社会稳定和人民福祉的维护具有重要意义。此外,关公还被视
为商业活动和财富的守护神,因为他被认为能够帮助人们克服
困难,保佑商业活动的成功和财运的兴旺。因此,在越南华人
社区中,关公庙是一个非常重要的聚会场所,不仅是信仰的中
心,也是社交、商贸、文化活动的中心。人们会在庙里祈求关
公的保佑,同时还会参加庙会等庆祝活动来表达他们的信仰和
感激之情。可以说,虽然,越南华人社群中的关公信仰起源于
中国,但通过历史和文化的传承,关公信仰在越南逐渐在形成
了自己的特色。
150

16 Pages 151-160

▲back to top


16.1 Page 151

▲back to top


Trong cộng đồng người Việt gốc Hoa, tín ngưỡng Quan Công là
tín ngưỡng tôn giáo rất quan trọng. Ở Việt Nam, Quan Công được
tôn là "chỉ sau Nhạc Phi" và "Võ Thánh Quan Công", đồng thời cũng
là một vị tướng và anh hùng văn hóa được tôn kính trong lịch sử
Trung Quốc. Với sự di cư của người Việt gốc Hoa, họ đã mang tín
ngưỡng Quan Công về Việt Nam, và tín ngưỡng này được lưu truyền
và lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng người Việt gốc Hoa. Người Việt
gốc Hoa tin rằng Quan Công mang hình tượng của một người chính
trực, có ý nghĩa to lớn đối với việc duy trì ổn định xã hội và an sinh
cho người dân. Ngoài ra, Quan Công còn được coi là vị thần bảo trợ
cho các hoạt động kinh doanh và sự giàu có về tiền tài, bởi vì ông
được cho là có thể giúp mọi người vượt qua khó khăn, phù hộ cho
sự thành công trong các hoạt động kinh doanh và sự thịnh vượng về
của cải. Chính vì vậy, trong cộng đồng người Việt gốc Hoa, Miếu
Quan Công là nơi hội họp rất quan trọng, không chỉ là trung tâm tín
ngưỡng, mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa, xã hội và thương
mại. Trong các miếu, mọi người cầu nguyện để được Quan Công
phù hộ, đồng thời tham gia các lễ kỷ niệm như hội chợ ở đền thờ để
bày tỏ đức tin và lòng biết ơn của họ. Có thể nói, mặc dù tín ngưỡng
thờ Quan Công trong cộng đồng người Việt gốc Hoa có nguồn gốc
từ Trung Quốc, nhưng qua sự kế thừa lịch sử và văn hóa, tín ngưỡng
Quan Công đã dần hình thành nét đặc trưng riêng ở Việt Nam.
越南华人社群在庆祝关公庙会时,会举行各种庆祝活动,
如道场、焚香、祈祷、燃放鞭炮、舞狮、舞龙等,同时也会有
摊贩售卖各种食品和纪念品。此外, 在庙会期间,还会有各
种表演节目,如武术表演、越南传统舞蹈、音乐演出等, 为
庙会增添了更加热闹、欢乐的氛围。在庙会之外,越南华人社
群也会在其他重要的日子里举行关公祭祀和庆祝活动,如中秋
节、清明节等,以纪念关公和感谢他的保佑。这些活动也是越
151

16.2 Page 152

▲back to top


南华人社群中重要的文化传统,能够让华人们保持对传统文化
的认同和传承。
Khi cộng đồng người Việt gốc Hoa tổ chức khánh chúc tại miếu
Quan Công, sẽ tổ chức nhiều hoạt động ăn mừng khác nhau như
lập đạo tràng, thắp hương, cầu nguyện, đốt pháo hoa, múa lân, múa
rồng, v.v. Đồng thời cũng có những người bán đồ ăn và đồ lưu niệm.
Ngoài ra, trong suốt thời gian diễn ra lễ hội chùa sẽ có các tiết mục
văn nghệ đa dạng như biểu diễn võ thuật, các điệu múa cổ truyền
Việt Nam, biểu diễn ca nhạc... làm cho hội chùa thêm sôi động, vui
tươi. Ngoài các hội chợ ở chùa, cộng đồng người Việt gốc Hoa cũng
sẽ tổ chức tế lễ và ăn mừng Quan Công vào những ngày quan trọng
khác, chẳng hạn như Tết Trung thu, Tết Thanh minh, v.v., để tưởng
nhớ Quan Công và cảm ơn sự bảo vệ của ông. Những hoạt động này
cũng là một truyền thống văn hóa quan trọng trong cộng đồng người
Việt gốc Hoa, giúp họ duy trì và kế thừa văn hóa truyền thống của
mình.
越南关公庙的分布非常广泛,主要集中在越南南部的河内
市、胡志明市和中南部的岘港市等地。除此之外,越南各地的
华人社区中也有许多关公庙。一些大型的关公庙可以容纳数百
到数千人,而一些小型的关公庙则是由一些志愿者组成的小团
体负责管理。除了关公庙外,许多越南华人家庭也会在自己的
家中或商店里设立关公神位,供奉关公,以求得保佑和庇佑。
在越南南部的河内市和胡志明市,关公庙是非常著名的旅游景
点之一,吸引着众多游客前来参观和祈福。其中最著名的关公
庙包括胡志明市的成都关帝庙、河内市的北帝庙和京城关帝庙
等。这些庙宇都非常具有历史和文化价值,同时也是华人社区
中非常重要的文化场所。
Sự phân bố của các miếu Quan Công ở Việt Nam rất rộng rãi,
chủ yếu tập trung ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng
152

16.3 Page 153

▲back to top


ở miền Trung Nam Bộ của Việt Nam. Ngoài ra, có rất nhiều miếu
Quan Công trong cộng đồng người Hoa trên khắp đất nước Việt
Nam. Một số ngôi miếu Quan Công lớn có thể chứa hàng trăm đến
hàng nghìn người, trong khi một số miếu nhỏ hơn được quản lý bởi
các nhóm nhỏ tình nguyện viên. Ngoài miếu Quan Công, nhiều gia
đình người Việt gốc Hoa cũng sẽ lập miếu Quan Công tại nhà hoặc
cửa hàng để thờ Quan Công phù hộ độ trì. Tại Hà Nội và Thành phố
Hồ Chí Minh ở miền Nam Việt Nam, miếu Quan Công là một trong
những điểm du lịch nổi tiếng nhất, thu hút nhiều du khách đến tham
quan và cầu nguyện. Trong số đó, những ngôi miếu Quan Công nổi
tiếng nhất bao gồm miếu Quan đế Thành Đô ở Thành phố Hồ Chí
Minh, miếu Bắc Đế và miếu Kinh Thành Quan đế ở Hà Nội. Những
ngôi miếu này có giá trị lịch sử và văn hóa to lớn, đồng thời cũng là
những địa điểm văn hóa rất quan trọng trong cộng đồng người Hoa.
总的来说,越南的关帝信仰是一种深受越南华人和越南社
会广泛传承和信仰的文化现象。关帝信仰已经融入了越南文化
的各个方面,并成为越南社会文化的重要组成部分。
Nói chung, tín ngưỡng Quan Công ở Việt Nam là một hiện tượng
văn hóa được người Việt gốc Hoa và xã hội Việt Nam kế thừa và tin
tưởng rộng rãi. Tín ngưỡng Quan Công đã hòa nhập vào mọi mặt của
văn hóa Việt Nam và trở thành một bộ phận quan trọng của văn hóa
xã hội Việt Nam.
三、越南边和七府古庙的概况
III. Tổng quan về Thất Phủ cổ miếu ở Biên Hòa, Việt Nam
越南南方,有一座最古老的关帝庙,即建立在同浦岛边河
市协和镇的边河七府古庙。根据越南古代文书《嘉定城通志》
及《大南实录》对明朝将领陈上川及其部署到顺化投诚,并奉
阮主之名到同浦岛开放之记录,可以基本判断七府古庙的历史
脉络。
153

16.4 Page 154

▲back to top


Ở miền Nam Việt Nam, có một ngôi miếu Quan Đế cổ nhất, đó
chính là Thất Phủ cổ miếu được xây dựng ở Cù lao Phố, thành phố
Biên Hòa. Theo ghi chép của các tài liệu cổ Việt Nam Gia Định thành
thông chí Đại Nam thực lục, tướng nhà Minh là Trần Thượng
Xuyên và binh lính của mình đến Huế để quy phục, và phụng mệnh
Chúa Nguyễn để mở mang Cù lao Phố, về cơ bản có thể là nguồn gốc
lịch sử của Thất Phủ cổ miếu.
清朝初年,1679 年在陈上川等人在同浦开发,并向中国
进行招商,很多华人到此开立商号,投入生产,建立街市。此
地华人逐渐增加,而后形成中国城, 发展各行各业,例如,
纺织席子、种桑养蚕、瓷器、铸铜、木工、制作作炮、煮甘蔗
抽糖。由于边河拥有深水良港,货物繁荣,许多外国船售停靠
交易,使其成为一个繁盛的重要的海港。1684 年左右,华人
移民在此地奉祀关帝圣君,并为其建庙。历经 1776 年西山之
乱和 1799 年边和水灾,而后经过 1817 年、1868 年、1894
年、1944 及 1947 年数次重修,于 1968 年及 1969 年之间,
重塑寺内的陈设,寺庙内后方的观音观翻仍于 1927 年,依现
在的建筑风格重建。越南史书称此庙为关帝庙,直到 1894 年
(清光绪申午年)时,该庙的石碑上才出现“七府古庙”的碑
记,因此有可能是 1894 年时关帝庙才改为七府古庙。今日
七府古庙依然立在边和,不仅是今日越南南方最古老的华人寺
庙,同时也是边和华人重要的精神寄托。
Vào những năm đầu của triều đại nhà Thanh, năm 1679, Trần
Thượng Xuyên và những người khác đã phát triển Cù lao Phố, thu
hút thương nhân từ Trung Quốc, nhiều người Trung Quốc đã đến đây
mở cửa hàng, đưa vào sản xuất và thành lập phố chợ. Người Hoa ở
đây đông dần lên, rồi hình thành phố Tàu, phát triển các ngành nghề
như dệt chiếu, trồng dâu nuôi tằm, đồ sứ, đúc đồng, mộc, làm pháo,
nấu đường mía. Bởi vì Biên Hòa có cảng nước sâu tốt, hàng hóa đa
154

16.5 Page 155

▲back to top


dạng, nhiều tàu buôn nước ngoài dừng lại buôn bán, khiến nơi đây
trở thành một bến cảng tấp nập và quan trọng. Khoảng năm 1684,
những người nhập cư Trung Quốc đã tôn thờ và xây dựng đền thờ vị
Quan Thánh Đế quân tại đây. Sau cuộc loạn Tây Sơn năm 1776 và
trận lụt Biên Hòa năm 1799, ngôi miếu đã được trùng tu lại nhiều
lần vào các năm 1817, 1868, 1894, 1944 và 1947. Từ năm 1968 đến
1969, đồ đạc bày biện trong miếu đã được định hình lại với phong
cách kiến ​t​rúc như hiện tại. Sử sách Việt Nam gọi ngôi miếu này là
miếu Quan Đế, mãi đến năm 1894 (năm Giáp Ngọ Quang Tự), trên
bia đá của miếu mới xuất hiện dòng chữ “Thất Phủ cổ miếu, cho
nên có thể là Quan Đế miếu đã được thay đổi vào năm 1894. Đây
là ngôi miếu cổ của Thất Phủ. Ngày nay, Thất Phủ cổ miếu vẫn còn
nguy nga sừng sững ở Biên Hòa, không chỉ là ngôi miếu cổ nhất của
người Hoa ở Nam Bộ ngày nay mà còn là nơi sinh hoạt tinh thần
quan trọng của người Hoa ở Biên Hòa.
四、越南七府古庙的关公巡游
IV. Quan Công tuần du của Thất Phủ cổ miếu, Biên Hòa
(Việt Nam)
七府古庙现在由潮州会馆,福建会馆,客家会馆、海南会
馆、广东会馆共同发展,传播关公文化忠义仁勇精神。具体来
说,各个籍贯的越南华人在七府古庙关帝坐船巡游时会有以下
特色的节目。
Thất Phủ cổ miếu hiện được các Hội quán Triều Châu, Hội quán
Phúc Kiến, Hội quán Khách Gia, Hội quán Hải Nam và Hội quán
Quảng Đông cùng phát triển để truyền bá tinh thần trung - nghĩa -
nhân - dũng của văn hóa Quan Công. Cụ thể, người Việt gốc Hoa sẽ
có các chương trình đặc sắc sau đây khi họ tổ chức Quan Công đi
tuần du bằng thuyền.
155

16.6 Page 156

▲back to top


潮州籍贯的华人通常会在关帝巡游中表演潮剧,这是中国
广东潮汕地区的一种地方戏曲,因其腔调婉转柔和,表演方式
细腻,被称为“中国京剧之母”。潮州籍贯的华人的潮剧节
目,包括潮剧唱腔、舞蹈、器乐演奏等多种形式。其中, 潮
剧唱腔是潮剧的核心,通过唱腔演唱悲欢离合、人情世态等故
事情节,表现出潮汕地区的生活文化和情感世界。舞蹈则是通
过优美的舞姿、动作表演来表现故事情节的节奏和氛围,器乐
演奏则是用各种乐器表现出不同的情绪和气氛,将潮汕地区的
文化和艺术展现出来。
Người Hoa gốc Triều Châu thường biểu diễn kinh kịch Triều
Châu trong cuộc diễu hành của Quan Công. Đây là một loại hình
kinh kịch địa phương ở vùng Triều Sơn, Quảng Đông, Trung Quốc,
được mệnh danh là "mẹ của Kinh kịch Trung Quốc" vì giọng điệu
êm dịu, mềm mại và tinh tế. Chương trình ca kịch Triều Châu của
người Hoa gốc Triều Châu, bao gồm ca kịch Triều Châu, khiêu vũ,
biểu diễn nhạc cụ và các hình thức khác. Trong đó, ca kịch Triều
Châu là cốt lõi của kinh kịch Triều Châu, thông qua lối hát thể hiện
những cốt truyện vui buồn, nhân tình thế thái, thể hiện văn hóa sống
và thế giới tình cảm của vùng Triều Sơn. Điệu múa là để thể hiện
nhịp điệu và bầu không khí của cốt truyện thông qua các tư thế múa
uyển chuyển và các động tác biểu diễn, trong khi biểu diễn sử dụng
các loại nhạc cụ khác nhau để thể hiện những cảm xúc và bầu không
khí khác nhau, thể hiện văn hóa và nghệ thuật của khu vực Triều Sán.
福建籍贯的华人会表演福建歌仔戏,这也是一种戏曲艺术
形式,以其快节奏、生动的表演和传统的福建音乐而闻名。福
建歌仔戏通常由男女演员共同表演,男演员扮演正面角色,女
演员则扮演反面角色。演出中除了唱歌外,还会有说白、打
斗、舞蹈等表演形式。福建歌仔戏的唱腔悠扬动听,常常以爱
情、家庭、忠诚、英雄等题材为主题,充满了福建地区的传统
156

16.7 Page 157

▲back to top


文化和价值观念。在越南,福建籍贯的华人会在关帝巡游中表
演福建歌仔戏,以此来纪念关公和其他历史人物。这种表演形
式不仅展示了福建歌仔戏的艺术魅力,也体现了越南华人对福
建文化的继承和传承。
Người Hoa gốc Phúc Kiến biểu diễn kịch Phúc Kiến, đây cũng là
một loại hình nghệ thuật kịch nổi tiếng với tiết tấu nhanh, sinh động
và âm nhạc Phúc Kiến truyền thống nổi tiếng. Ca kịch Phúc Kiến
thường được biểu diễn bởi các diễn viên nam và nữ, với diễn viên
nam thường đóng vai chính diện và diễn viên nữ đóng vai phản diện.
Ngoài ca hát, còn có các màn trình diễn như thoại, đấu võ và múa.
Ca kịch Phúc Kiến có giọng hát du dương, thường có các chủ đề như
tình yêu, gia đình, lòng trung thành và anh hùng, mang đậm giá trị
văn hóa truyền thống Phúc Kiến. Tại Việt Nam, người Hoa gốc Phúc
Kiến sẽ biểu diễn ca kịch Phúc Kiến trong cuộc diễu hành của Quan
Công, để tưởng nhớ Quan Công và các nhân vật lịch sử khác. Hình
thức biểu diễn này không chỉ thể hiện nghệ thuật có sức hấp dẫn của
ca kịch Phúc Kiến, mà còn phản ánh sự bảo tồn và kế thừa văn hóa
Phúc Kiến của người Việt gốc Hoa nơi đây.
客家籍贯的华人会表演客家歌仔戏或打鼓醒狮等传统舞
蹈。客家歌仔戏是一种以歌唱、表演和音乐为主的戏曲艺术形
式,其演出形式类似于福建歌仔戏,但是在音乐、唱腔、服饰
和演出手法上有所不同。而打鼓醒狮则是一种传统的舞蹈表
演形式,这种舞蹈通常由两个人组成,其中一个人扮演醒狮的
角色,另一个人则扮演鼓手。鼓手用鼓点和鼓声引导醒狮的动
作,醒狮则表现出跳跃、攀爬、翻滚等动作。这种舞蹈在客家
社区中非常流行,通常在庆祝新年、婚礼、开张等喜庆场合表
演,也用于迎接和祭祀神明。
Người Trung Quốc gốc Khách Gia sẽ biểu diễn các điệu múa
kịch truyền thống của Khách Gia hoặc múa lân sư rồng với trống.
157

16.8 Page 158

▲back to top


Kịch Khách Gia cũng là một loại hình nghệ thuật ca kịch chủ yếu
dựa trên ca hát, biểu diễn và âm nhạc, hình thức biểu diễn của nó
tương tự như ca kịch Phúc Kiến, nhưng khác về âm nhạc, giọng hát,
trang phục và kỹ thuật biểu diễn. Múa lân sư rồng là một hình thức
biểu diễn múa truyền thống, điệu múa này thường có hai người, một
người múa lân, một người đánh trống. Người đánh trống hướng dẫn
các chuyển động của sư tử bằng nhịp trống và tiếng trống, còn sư tử
múa thực hiện các động tác nhảy, leo, lăn và các động tác khác. Điệu
múa này rất phổ biến trong cộng đồng Khách Gia, thường được biểu
diễn vào các dịp lễ hội như mừng năm mới, cưới hỏi, khai trương,
đồng thời cũng được dùng để chào mừng và thờ cúng các vị thần.
海南籍贯的华人会表演琼剧或琼琴等传统艺术形式。琼剧
是一种传统的戏曲艺术形式,唱腔以“半官半民”的海南方言
为基础,结合京剧、粤剧、湘剧等多种戏曲艺术形式的唱腔技
巧,以其高亢悦耳的音乐、绚丽的戏服和精湛的表演技巧而被
称为“琼崖声腔”。而琼琴则是一种古老的弹拨乐器,具有独
特的音色和演奏方式。琼剧的唱腔、表演、舞蹈等方面都有独
特的风格和特点。
Người Hoa gốc Hải Nam sẽ biểu diễn các loại hình nghệ thuật
truyền thống như Quỳnh Kịch hoặc Quỳnh Cầm. Quỳnh kịch là một
loại hình nghệ thuật ca kịch truyền thống, ca hát dựa trên phương
ngữ Hải Nam với giọng ca "nửa quan, nửa dân", là sự kết hợp giữa
Kinh kịch, Việt Kịch (Quảng Đông) và Tương kịch, với nền âm nhạc
cao, trong sáng dễ nghe, trang phục mỹ miều và kỹ năng diễn xuất
tuyệt vời, nên nó được gọi là "Quỳnh nha thanh khí". Quỳnh cầm là
một nhạc cụ có dây cổ xưa với âm sắc và phong cách chơi độc đáo.
Ca hát, biểu diễn và múa Quỳnh kịch mang phong cách và đặc điểm
độc đáo.
158

16.9 Page 159

▲back to top


广东籍贯的华人则保留了粤剧、武术或龙狮舞等传统艺术
形式。粤剧是广东地区的传统戏曲艺术形式,以其精湛的表演
和丰富的音乐形式而著名;而龙狮舞则是广东籍华人传统文化
中非常重要的一部分,用于迎接和祭祀神明。在舞蹈动作方
面,广东龙狮舞会加入一些越南本土的特色动作,如使用越南
传统乐器和舞蹈节奏,或者在表演中穿上越南传统服饰。在表
演风格方面,龙狮舞更加注重表现出独特的民族文化特色,舞
者们可能会在表演中加入一些越南传统舞蹈元素, 以突出越
南华人的文化身份认同。
Người Hoa gốc Quảng Đông vẫn giữ được các loại hình nghệ
thuật truyền thống như Việt kịch (Quảng Đông), võ thuật hay múa
lân sư rồng Quảng Đông. Việt kịch là một loại hình nghệ thuật ca
kịch truyền thống ở Quảng Đông, nổi tiếng với những màn biểu
diễn tinh tế với hình thức âm nhạc phong phú; múa lân sư rồng là
một phần rất quan trọng trong văn hóa truyền thống của người Hoa
Quảng Đông, dùng để chào mừng và thờ cúng các vị thần. Về động
tác múa, múa lân sư rồng Quảng Đông sẽ bổ sung một số động tác
đặc trưng của địa phương Việt Nam như sử dụng nhạc cụ và tiết tấu
múa truyền thống của Việt Nam, hay mặc trang phục truyền thống
Việt Nam trong phần trình diễn. Về phong cách biểu diễn, múa rồng,
sư tử chú trọng thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo hơn, người
múa có thể thêm một số yếu tố múa truyền thống Việt Nam vào tiết
mục để làm nổi bật bản sắc văn hóa của người Việt gốc Hoa.
总的来说,越南边河七府古庙的关公巡游是越南传统文化
传统的一个重要组成部分。通过巡游活动,人们可以更加深入
地了解越南的关公文化和宗教信仰, 同时也可以体验到越南
浓郁的地方文化特色。这些活动为越南的旅游业带来了很大的
影响,成为了越南文化的一道独特风景线。
159

16.10 Page 160

▲back to top


Nhìn chung, các ngày hội tuần du Quan Công của Thất Phủ cổ
miếu ở Biên Hòa, là một phần quan trọng trong phong tục văn hóa
cổ truyền Việt Nam. Thông qua các hoạt động diễu hành, mọi người
có thể hiểu sâu hơn về văn hóa và tín ngưỡng tôn giáo Quan Công
ở Việt Nam, đồng thời trải nghiệm những nét đặc sắc văn hóa địa
phương mạnh mẽ của Việt Nam. Những hoạt động này đã có tác
động to lớn đến ngành du lịch Việt Nam và trở thành một nét đặc sắc
của văn hóa Việt Nam.
五、小 结
V. Tổng kết
边河七府古庙以其特殊的文化风格和宗教信仰吸引了众多
游客前来参观。通过研究越南的关公信仰,尤其是边和七府古
庙的关公信仰及其文化,可以更好地理解越南华人的文化特
点,以及宗教信仰对于塑造文化身份和社会实践的重要性。同
时,关公信仰也为人们提供了一种独特的文化和宗教体验,边
和七府关公庙作为越南边河的文化遗产,代表着越南的关公文
化。
Thất Phủ cổ miếu Biên Hòa với phong cách văn hóa và tín
ngưỡng tôn giáo đặc biệt đã thu hút đông đảo khách du lịch. Qua
việc nghiên cứu tín ngưỡng Quan Công ở Việt Nam, đặc biệt là tín
ngưỡng Quan Công và văn hóa ở Thất Phủ cổ miếu Biên Hòa, chúng
ta có thể hiểu rõ hơn về đặc điểm văn hóa của người Việt gốc Hoa
và tầm quan trọng của tín ngưỡng tôn giáo trong việc định hình bản
sắc văn hóa và thực hành xã hội. Đồng thời, tín ngưỡng Quan Công
cũng mang đến cho mọi người trải nghiệm văn hóa và tín ngưỡng
độc đáo, Thất Phủ cổ miếu Biên Hòa hay còn gọi Quan Đế miếu với
tư cách là di sản văn hóa của Biên Hòa, đại diện cho văn hóa Quan
Công của Việt Nam.
160

17 Pages 161-170

▲back to top


17.1 Page 161

▲back to top


首先,关公信仰在越南的历史背景中起源于中国文化和宗
教的传播。随着中国文化和宗教的传入,越南文化和宗教逐渐
吸收了关公信仰,并将其融入了越南的文化和宗教体系之中。
因此,在越南,关公信仰有着悠久的历史和深厚的文化渊源。
Trước hết, tín ngưỡng thờ Quan Công bắt nguồn từ sự truyền bá
văn hóa và tôn giáo Trung Hoa trong bối cảnh lịch sử Việt Nam. Với
sự du nhập của văn hóa tín ngưỡng Trung Hoa, văn hóa tín ngưỡng
Việt Nam dần tiếp thu tín ngưỡng Quan Công và hội nhập vào hệ
thống văn hóa tín ngưỡng Việt Nam. Vì vậy, ở Việt Nam, tín ngưỡng
Quan Công có lịch sử lâu đời và có nguồn gốc văn hóa sâu sắc.
其次,关公信仰在越南的文化意义方面,被视为抵御外来
侵略、促进社会和谐的象征。关公在越南被视为战争、财富和
保护之神,并且与一系列的文化、艺术和文学作品以及民间信
仰和节日庆典相联系。在越南的文化传统中,关公信仰被广泛
认可和尊崇,与越南的文化身份和社会实践密切相关。
Thứ hai, về mặt ý nghĩa văn hóa tín ngưỡng Quan Công ở Việt
Nam được coi là một biểu tượng chống ngoại xâm và thúc đẩy sự
hòa hợp xã hội. Ở Việt Nam, Quan Công được coi là vị thần chiến
tranh, tài lộc và sự bảo vệ, đồng thời gắn liền với nhiều tác phẩm văn
hóa nghệ thuật, văn học cũng như các tín ngưỡng và lễ hội dân gian.
Trong truyền thống văn hóa Việt Nam, tín ngưỡng Quan Công được
nhiều người thừa nhận và tôn kính, gắn bó mật thiết với bản sắc văn
hóa và thực tiễn xã hội Việt Nam.
最后,关公信仰在越南的宗教实践方面,有着广泛的宗教
仪式和实践。关公庙是越南的主要宗教场所之一,在这些庙宇
中,信徒们会进行祭祀、供奉和祷告等活动。
161

17.2 Page 162

▲back to top


Cuối cùng, về mặt thực hành tín ngưỡng tôn giáo của tín ngưỡng
Quan Công ở Việt Nam, có nghi lễ tôn giáo được thực hành rất rộng
rãi. Miếu Quan Công là một trong những địa điểm tôn giáo chủ yếu
của Việt Nam, tại những ngôi miếu này, các tín đồ sẽ tiến hành các
hoạt động tế lễ, phụng cúng và cầu nguyện.
综上所述,边和七府古庙是越南重要的文化遗产之一,其
关公信仰在越南的文化和宗教传统中占有重要的地位。不仅可
以促进文化旅游和宗教旅游的发展,也为商业旅游提供了机
会。
Tóm lại, Thất Phủ cổ miếu Biên Hòa là một trong những di sản
văn hóa quan trọng của Việt Nam, và tín ngưỡng Quan Công ở đây
chiếm một vị trí quan trọng trong truyền thống văn hóa và tín ngưỡng
tôn giáo của Việt Nam. Nó không chỉ có thể thúc đẩy sự phát triển
của du lịch văn hóa và du lịch tôn giáo, mà còn tạo cơ hội cho du lịch
thương mại phát triển.
162

17.3 Page 163

▲back to top


Hiện trạng và giá trị của di sản văn hóa
phi vật thể Lễ hội chùa Ông
(thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai)
ThS. Trần Minh Trí
Bảo tàng tỉnh Đồng Nai
TS. Lê Xuân Hậu
Học viện Hành chính Quốc gia tại TP. HCM
1. Dẫn nhập
1.1. Phương pháp nghiên cứu
Để viết tham luận Hiện trạng và giá trị của di sản văn hóa phi vật
thể: Lễ hội Chùa Ông (thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), tác giả
tiếp cận theo hướng liên ngành Dân tộc học, Sử học, Văn hóa học,
Nhân học... và sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Trong
phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả sử dụng các kỹ thuật sau:
Quan sát - tham dự: Đây là kỹ thuật quan trọng trong nghiên cứu
các ngành khoa học xã hội, trong đó có ngành văn hóa học. Để xây
dựng lý lịch hồ sơ, tác giả đã trực tiếp tham dự trước, trong và sau
khi Lễ hội Chùa Ông được tổ chức. Trên cơ sở quan sát, tham dự tác
giả ghi chép cẩn thận, đầy đủ, chi tiết về các hoạt động này, sau đó
về nhà, tổng hợp thành nguồn tư liệu phục vụ nghiên cứu.
Phỏng vấn sâu: Là kỹ thuật khảo sát tìm hiểu sâu một chủ đề cụ
thể nhằm thu thập đến mức tối đa thông tin cho vấn đề cần nghiên
cứu. Đây là một kỹ thuật quan trọng khi thực hiện nhằm mang lại
nhiều thông tin sâu, chi tiết cho chủ đề cần nghiên cứu. Tác giả ưu
163

17.4 Page 164

▲back to top


tiên phỏng vấn sâu có chủ định nhiều đối tượng cao tuổi, có vai trò
trong việc quản lý, thực hành Lễ hội Chùa Ông để có những thông
tin chính xác, đầy đủ nhất.
Sau khi có các thông tin bằng phương pháp nghiên cứu định
tính, tác giả áp dụng lý thuyết chức năng gắn liền với tên tuổi nhà
khoa học Bronislaw Malinowski (1884 - 1942) và Radcliffe - Brown
(1881 - 1955). Bronislaw Malinowski quan tâm đến chức năng nhu
cầu của cá nhân và đại diện cho chức năng tâm sinh lý cá thể. Bronis-
law Malinowski cho rằng chức năng của các tập tục là để thỏa mãn
những nhu cầu sinh học chủ yếu của cá nhân thông qua phương tiện
văn hóa. Để giải thích các tập tục phải dựa vào các chức năng hiện
có của nó. Ông đưa ra ví dụ về những kết quả nghiên cứu về người
Trobriand ở một đảo của Thái Bình Dương là trong khi đóng thuyền
đi biển, người thợ mỗi khi chuyển sang một công đoạn khác trong
kỹ thuật đóng thuyền thường đọc thần chú. Hành động đọc thần chú
có chức năng trấn an tâm lý để có được sự yên tâm và tự tin hoàn
thành chiếc thuyền một cách hoàn hảo. Ngoài ra, người Trobriand
còn có hình thức trao đổi quà tặng rất kỳ lạ gọi là Kalu. Từ những
sự việc trên, Bronislaw Malinowski cho rằng những tập tục và nghi
lễ xuất hiện gắn với mỗi cá nhân và cộng đồng trong xã hội đều đáp
ứng nhu cầu nào đó cho những thành viên và cộng đồng. Mỗi một
tập tục, nghi lễ đều có chức năng nhất định, nếu triệt tiêu yếu tố nào
đó trong tập tục, nghi lễ thì sẽ làm văn hóa tộc người lâm vào trình
trạng suy thoái và hủy hoại.
Radcliffe - Brown cho rằng chức năng của các thành tố văn hóa,
chẳng hạn như phong tục tập quán là để đáp ứng nhu cầu của con
người nhằm duy trì sự ổn định, cố kết của xã hội, gìn giữ và trao
truyền những truyền thống của các thế hệ trước cho thế hệ sau. Ông
quan điểm rằng xã hội bao gồm nhiều bộ phận hợp thành như kinh
164

17.5 Page 165

▲back to top


tế, văn hóa, giáo dục... kết hợp chặt chẽ với nhau theo một trật tự
nhất định, gọi là cấu trúc xã hội. Trong đó, mỗi bộ phận sẽ có những
chức năng khác nhau nhằm duy trì ổn định và sự tồn tại của một sự
việc, hiện tượng, nghi lễ hoặc một xã hội. Cách lý giải này của Bro-
nislaw Malinowski và Radcliffe - Brown đã làm rõ được các giá trị
của Lễ hội Chùa Ông. Lễ hội Chùa Ông có nhiều chức năng, tức là
các giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học, đáp ứng nhu cầu của cá nhân,
gia đình và tập thể.
1.2. Khái quát về Lễ hội Chùa Ông
1.2.1. Những nét chính về di tích Chùa Ông
Chùa Ông tên ban đầu là Hải Vọng Quan Đế miếu, miếu Quan
Đế, sau đổi thành Thất Phủ cổ miếu Biên Hòa, dân gian thường gọi
là Chùa Ông, được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch) xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia theo
Quyết định số 04/2001/QĐ-BVHTT ngày 19/01/2001.
Theo sử liệu, lịch sử hình thành Chùa Ông gắn với quá trình
người Hoa đến vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai khai khẩn, lập ấp. Đây
là nhóm người Hoa gồm các quan binh trung thành với nhà Minh
không chịu quy phục nhà Thanh, đã tìm cách di dân đến quốc gia
khác để định cư trong đó có Việt Nam. Năm 1679, Tổng binh Trần
Thắng Tài (tức Trần Thượng Xuyên) và Dương Ngạn Địch đem hơn
3.000 quân, cùng gia quyến trên hơn 50 chiếc thuyền đến xin trú
ngụ tại Đàng Trong đất Việt. Chúa Nguyễn Phúc Tần chấp thuận và
cho đoàn của Trần Thượng Xuyên đến xứ Đồng Nai, Dương Ngạn
Địch đến xứ Mỹ Tho định cư. Tại Đồng Nai, Trần Thượng Xuyên
cùng thân nhân khai khẩn vùng đất, lập phố chợ Cù lao Phố, phát
triển kinh tế, buôn bán giao thương với nhiều tàu buôn các nước:
như Trung Quốc, Nhật Bản, Mã Lai... Với sự cần mẫn siêng năng
trong lao động sản xuất và kinh doanh, Trần Thượng Xuyên và nhóm
165

17.6 Page 166

▲back to top


người Hoa đã xây dựng Cù lao Phố trở thành Nông Nại đại phố, một
thương cảng sầm uất bậc nhất phương Nam cuối thế kỷ XVII và hơn
nửa đầu thế thế kỷ XVIII.
Sau 5 năm đặt chân đến miền đất mới, năm 1684 người Hoa xây
dựng Quan Đế miếu tại thôn Bình Hoành, thuộc dinh Trấn Biên, phủ
Gia Định, nay là phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng
Nai để thờ Quan Thánh Đế quân. Sách Gia Định thành thông chí
(1820) cho thể hiện rõ niên đại của ngôi miếu này: “Tuế thứ Giáp Tý
Chính Hòa ngũ niên tứ nguyệt cát nhật”, tức là ngày tốt tháng tư năm
Giáp Tý niên hiệu Chính Hòa thứ năm là 16841. Từ đó đến nay miếu
Quan Đế được các thế hệ các Hội quán người Hoa Biên Hòa thay
nhau duy trì hương khói và thờ tự theo nghi thức truyền thống. Miếu
Quan Đế không chỉ là nơi thực hiện chức năng tín ngưỡng truyền
thống của người Hoa, mà còn là nơi để người Hoa gặp gỡ tương trợ,
cố kết cộng đồng, giúp nhau tạo dựng cuộc sống ở vùng đất mới.
Miếu Quan Đế chính là bằng chứng dấu mốc lịch sử của cộng đồng
người Hoa từ thời kỳ khẩn hoang, lập ấp, cùng với người Việt xây
dựng phát triển vùng đất phương Nam.
Chùa Ông tọa lạc trên một thế đất đẹp, rộng gần 3.000m2, bên tả
ngạn sông Đồng Nai, được ngăn cách với bên ngoài bởi vòng tường
gạch, có bốn con lần bằng đá ngồi chầu ở bốn góc. Mặt tiền hướng
Tây - Nam (chếch về hướng Tây), nhìn ra sông Đồng Nai. Trước
cổng Tam quan có cây si có thu sum suê tòa bóng mát, soi bóng
xuống dòng sông Đồng Nai. Chùa có nhiều hạng mục công trình như
cổng Tam quan, miếu Ngũ Hành (Kim, Mộc, Thủy, Hoa, Thổ),
Thất Phủ cổ miếu gồm ba tòa nhà riêng biệt liên kết với nhau
theo lối kiến trúc “Nội công ngoại quốc” tiêu biểu truyền thống của
cộng đồng người Hoa, gồm:
1  Trịnh Hoài Đức (Bản dịch của Lý Việt Dũng, Huỳnh Văn Tới hiệu
đính/2005), Gia Định thành thông chí, Nxb. Đồng Nai, tr 236.
166

17.7 Page 167

▲back to top


- Tiền điện: Kiến trúc nằm ngang, án ngữ mặt trước.
- Phương đình: Ở phía sau Tiền điện và trước Chính điện.
- Dãy nhà bên trái (Tả vu): Xưa kia là Hội quán Phước Châu nay
sử dụng làm nhà truyền thông, một phần diện tích sử dụng là nơi làm
việc của Ban Trị sự và phòng khách.
- Dãy nhà bên phải (Hữu vu): Xưa kia là Hội quân Quảng Đông
nay sử dụng một phần làm nơi ở của ông Thủ từ (trông coi chùa) và
làm phòng khách.
- Phía sau Chùa Ông là Quan Âm các. Đây là tòa nhà hai tầng
kiến trúc hiện đại thủ Phật Bà Quan Âm và phối tự Bao Công, Triệu
Huyền Đàn, Thái Tuế, Tôn Ngộ Không Hiếu Tử (Thần Tài âm phủ).
Thanh long trụ, tượng ông Hồ...
1.2.2. Diễn trình Lễ hội Chùa Ông
Trong một năm, Chùa Ông diễn ra rất nhiều lễ hội như Lễ cúng
giao thừa khai ấn, Lễ Thượng nguyên, cúng Phúc Đức Chính Thần,
Lễ cúng Quan Thế Âm... Trong các lễ của Chùa Ông thì Lễ vía Quan
Thánh Đế quân hiển thánh hay còn gọi là Lễ hội Chùa Ông diễn ra từ
ngày 10 đến ngày 13 tháng 01 âm lịch. Đây là lễ hội lớn nhất trong
năm tại Thất Phủ cổ miếu, dịp này Ban Trị sự và cộng đồng người
Hoa tổ chức rất nhiều các hoạt động lễ và hội, nhân dân bá tánh khắp
nơi về hội tụ.
Theo các bậc cao niên cho biết lễ hội Chùa Ông diễn ra ở thời
điểm nào, nay ít người còn nhớ cụ thể. Tuy nhiên dựa vào sử liệu
như Đại Nam nhất thống chí, Gia Định thành thông chí... chỉ thấy
nhắc đến di tích, không nhắc đến phần lễ. Đại Nam nhất thống chí
có viết về Đền Quan Công như sau: “Ở phía đông các đường phố,
về phía nam Cù lao Phố, thuộc huyện Phước Chính, trông ra sông
Phước Giang, đền đài rộng đẹp, có tượng cao hơn trượng. Phía sau
là quán Quan Âm cùng với Hội quán Phúc Châu ở đầu phía tây, Hội
167

17.8 Page 168

▲back to top


quán Quảng Đông ở phía đông là ba ngôi đền lớn. Trải qua loạn Tây
Sơn, hai ngôi kia bị phá huỷ, duy đền này vẫn còn, do người Thanh
và người Minh Hương trong tỉnh đèn hương thờ tự, miếu mạo vẫn
như cũ”1.
Như vậy, sau thời gian tranh chấp giữa chúa Nguyễn Ánh và anh
em nhà Tây Sơn vào năm 1776, Cù lao Phố bị tàn phá nhưng việc
đèn hương thờ tự tại Quan Đế miếu vẫn được người Hoa duy trì như
xưa. Theo Ban Trị sự cho biết, cộng đồng người Hoa vẫn duy trì
theo cổ lệ, hàng năm tổ chức lễ hội đều đặn từ ngày 10 đến 13 tháng
Giêng âm lịch, các nghi thức được giữ nguyên vẹn. Trong đó phần
hội luôn kế tục và bồi đắp qua các năm một phần đáp ứng nhu cầu tín
ngưỡng, một phần đáp ứng nhu cầu thưởng thức của bá tánh.
Cộng đồng người Hoa tổ chức Lễ hội Chùa Ông bài bản, quy
mô lớn vào năm 1966 và 1967, với sự tham gia của hàng ngàn người
Hoa và người Việt ở Biên Hòa, nhân dân ở các khu vực phụ cận,
cùng du khách thập phương đến tham dự lễ hội. Lễ hội Chùa Ông
điễn ra liên tục 5 nàngvới các nghi lễ sau:
- Lễ thỉnh hàm thư (chiều ngày 9 tháng 01).
- Lễ nghinh Thần (sáng ngày 10 tháng 01).
- Lễ an vị chư Thần (trưa ngày 10 tháng 01).
- Lễ cáo yết, khai hội (tối ngày 10 tháng 01).
- Lễ vía Quan Thánh Đế quân do các Hội quán và các đình thực
hiện (ngày 11 và sáng ngày 12 tháng 01).
- Lễ cầu an (sáng ngày 13 tháng 01).
- Lễ vía Quan Thánh Đế quân do Ban Trị sự Thất Phủ cổ miếu
thực hiện (sáng ngày 13 tháng 01).
1  Quốc sử quán Triều Nguyễn - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam - Viện Sử
học (2006), Đại Nam nhất thống chí (tập 5), Nxb. Thuận Hóa, tr 87.
168

17.9 Page 169

▲back to top


- Nghi thức thả phúc khí cầu (trưa ngày 13 tháng 01).
- Lễ cầu an thả hoa đăng (tối ngày 13 tháng 01).
Trong đó nghi thức thỉnh kim thân Đức Quan Thánh Đế quân
trên kiệu đi tuần du trên một số tuyến đường và khu chợ Biên Hòa
nơi có đông người Hoa sinh sống và buôn bán kinh doanh là nghi
thức có sự tham gia đông đảo bá tánh.
2. Hiện trạng của Lễ hội Chùa Ông
Hiện nay, lịch lễ và nghi thức cúng tế trong Lễ hội Chùa Ông vẫn
được Ban Trị sự và cộng đồng người Hoa ở Biên Hòa bảo lưu, thực
hành đầy đủ và khá trọn vẹn không thay đổi nhiều so với ban đầu.
Đó là do có sự kế thừa, truyền dạy từ đời này sang đời khác. Nhờ có
sự chỉ bảo tận tình, cộng với việc ghi chép để lại sách vở, nghi thức
cúng kiếng của các bậc tiền bối, các thành viên trong Ban Trị sự duy
trì và tiếp nối truyền thống một cách quy củ, trang nghiêm. Để quản
lý điều hành hoạt động, Chùa Ông thành lập Ban Trị sự và các Tiểu
ban. Hiện nay, Ban Trị sự Chùa Ông có 21 thành viên được Ủy ban
nhân dân phường Hiệp Hoà ra quyết định công nhận, nhiệm kỳ 5
năm. Ban Trị sự hoạt động theo quy chế riêng, mỗi người phụ trách
một số nhiệm vụ cụ thể. Quy chế hoạt động của Ban Trị sự gồm có
7 chương 26 Điều, nội dung cốt lõi là bảo tồn và phát huy giá trị di
tích, trong đó nhiệm vụ trọng tâm gìn giữ bản sắc văn hóa cho muôn
đời sau.
Các Tiểu ban trực thuộc Ban Trị sự, chịu trách nhiệm tham mưu,
tư vấn cho Ban Trị sự thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình:
- Ban Tế tự: có nhiệm vụ chủ yếu chăm lo việc thờ tự, nhang đèn
hàng ngày; tổ chức phục vụ nhân dân đến tham quan và dâng hương;
bảo vệ tài sản, hiện vật và hòm tiền công đức...
- Ban Tài chính: có nhiệm vụ giúp Ban Trị sự quản lý tài khoản
- tài chính của chùa theo quy định pháp luật....
169

17.10 Page 170

▲back to top


- Ban Xã hội - Cộng đồng: giúp Ban Trị sự trong các hoạt động
chăm lo đời sống của cộng đồng người Hoa, tổ chức hoặc tham gia
các hoạt động xã hội từ thiện vì người nghèo, cứu trợ đồng bào thiên
tai, lũ lụt, các hoạt động đại đoàn kết dân tộc...
- Ban Văn hóa - Giáo dục: giúp Ban Trị sự thực hiện nhiệm vụ
bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc phù hợp
với cuộc sống thời đại..., tổ chức thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa
cộng đồng người Hoa và các dân tộc anh em trong khối đại đoàn kết
toàn dân tộc Việt Nam...
- Ban Kiểm soát: có trách nhiệm giám sát việc tuân thủ theo
pháp luật và quy chế hoạt động của Ban trị sự...
- Văn phòng Chùa Ông thực hiện nhiệm vụ tham mưu hồ sơ, thủ
tục đăng ký, thông báo cơ quan thẩm quyền về việc tổ chức lễ hội
thường niên tại Chùa Ông; đồng thời tham mưu cập nhật các văn bản
quy phạm pháp luật quy định, hướng dẫn công tác tổ chức lễ hội...
Hiện nay, Chùa Ông và những lễ hội gắn liền với di tích được
hoạt động theo quy định của pháp luật, cụ thể theo Luật Di sản Văn
hóa và Nghị định, Thông tư, Quyết định của các cơ quan chức năng.
Hàng năm, Lễ hội Chùa Ông tổ chức đều có văn bản trình các cơ
quan quản lý theo quy định của Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày
29/8/2018 của Chính phủ.
So với trước đây, Lễ hội Chùa Ông chỉ có một vài thay đổi nhỏ,
đó là việc quản lý các hoạt động, tài chính và tổ chức lễ Chùa Ông
trước đây do 4 bang người Hoa ở Biên Hòa (Phước Kiến, Quảng
Đông, Triều Châu và Sùng Chính) lần lượt chịu trách nhiệm toàn
bộ. Mỗi bang có những đặc điểm, tình hình nhân sự riêng nên việc
chăm lo Chùa Ông có một số điều chưa thống nhất. Chính vì vậy, để
công tác quản lý và tổ chức các hoạt động lễ hội hàng năm của Chùa
170

18 Pages 171-180

▲back to top


18.1 Page 171

▲back to top


Ông được thống nhất nên 4 bang quyết định thành lập Ban Trị sự với
những thành viên là đại diện của tất cả các bang.
Hàng năm, Lễ hội Chùa Ông thu hút hàng ngàn lượt người đến
tham gia (năm 2018 hơn 40 ngàn lượt người tham dự; năm 2019
khoảng 50 ngàn lượt người tham dự; năm 2020 hơn 50 ngàn lượt
người tham dự), nhiều người dân đi xa làm ăn đến kỳ lễ hội đều
tranh thủ trở về tham dự. Hiện nay, bá tánh đến lễ hội không chỉ có
người dân địa phương mà còn có rất đông người nơi khác đến. Đặc
biệt trong thời kỳ mở cửa, giao lưu nhiều cộng đồng người Hoa ở các
nước như Malaysia, Singapore... cũng về dự nhân dịp lễ hội Chùa
Ông diễn ra. Trong những năm gần đây, được sự chấp thuận của
chính quyền các cấp, Ban Trị sự Chùa Ông còn mời các Hội quán,
Ban Trị sự các chùa thờ Quan Thánh Đế quân ở các nước Singapore,
Malaysia, các miếu, đền thờ Quan thánh ở các tỉnh như Khánh Hòa,
Bình Dương, Tiền Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Thành phố Hồ Chí
Minh... về tham dự lễ hội. Việc mở rộng mối giao lưu trong nước và
ngoài nước của Chùa Ông giúp cho lễ hội mang tính quốc gia, quốc
tế, mức độ lan tỏa sâu rộng, thu hút đông đảo người dân tham gia.
Lễ hội Chùa Ông ngoài việc bảo đảm duy trì đầy đủ các yếu tố
văn hóa mang giá trị truyền thống, còn tiếp thu, kế thừa, sáng tạo
nên những giá trị văn hóa mới để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, sinh
hoạt văn hóa gắn với tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng. Điều này
dễ nhận thấy trong các hoạt động hội của lễ hội Chùa Ông liên tục
được kế thừa, bổ sung để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của
nhân dân bằng các hoạt động cụ thể như tổ chức các trò chơi dân gian
kéo co, cờ tướng, đi cà kheo; các hoạt động văn nghệ dân gian như
hát bội, tuồng tích xưa, đờn ca tài tử, biểu diễn thư pháp, thư họa...
Trong thời gian qua, với ý thức cộng đồng và sự hỗ trợ của chính
quyền địa phương, việc bảo vệ lễ hội luôn được quan tâm sâu sắc,
171

18.2 Page 172

▲back to top


thể hiện qua công tác chuẩn bị và tổ chức lễ hội hàng năm. Theo lệ,
trước ngày diễn ra lễ hội vào đầu tháng giêng hàng năm, nhiều cuộc
họp diễn ra giữa chính quyền, Mặt trận Tổ quốc địa phương, Ban Trị
sự và các tổ chức tự quản, cá nhân có liên quan để xây dựng chương
trình, kế hoạch tổ chức lễ hội và thành lập các tiểu ban, bộ phận chức
năng để đảm nhiệm việc chuẩn bị và tổ chức lễ hội.
Ra đời và tồn tại trong môi trường xã hội và môi trường tâm linh
có nhiều mối quan hệ chi phối, tương thích, tác động qua lại theo
dòng lịch sử; các loại hình tín ngưỡng và tôn giáo đã có sự chuyển
biến, dung hòa, tích hợp lẫn nhau để thích nghi và phù hợp với cuộc
sống mới. Do đó, một số lễ nghi trong lễ hội Chùa Ông cũng không
ngoại lệ, đã có sự biến đổi, dung hòa một số yếu tố văn hóa mới để
phù hợp với nhu cầu thực tế của xã hội và đời sống tín ngưỡng tâm
linh phục vụ cho cả cộng đồng người Hoa và người Việt ở Biên Hoà
nói riêng và vùng Đông Nam Bộ.
3. Những giá trị của Lễ hội Chùa Ông
3.1. Giá trị lịch sử
Thông qua quá trình thực hành Lễ hội Chùa Ông là minh chứng
quan trọng về những giai đoạn lịch sử của cộng đồng người Hoa
di cư đến vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai nói riêng và Nam Bộ nói
chung trong tiến trình lịch sử Việt Nam. Qua lễ hội giúp cho chúng
ta xác định được những cột mốc lịch sử, những đóng góp của cộng
đồng người Hoa đối với vùng đất mới trong bối cảnh chung. Lớp
người Hoa di cư đến vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai từ đầu thế kỷ
XVII và những năm về sau không chỉ là nhân tố quan trọng tạo nên
sự sầm uất thương mại ở Nam Bộ mà còn có công lớn cùng quan
quân chúa Nguyễn và dân di cư người Việt và các cộng đồng dân
cư khác trong việc xác định chủ quyền của Việt Nam ở vùng đất
này. Trong quá trình di dân, họ đã mang theo một số nét văn hóa tín
172

18.3 Page 173

▲back to top


ngưỡng từ quê nhà, kết hợp với tín ngưỡng bản địa đã tạo nên nét
đặc trưng của cộng đồng người Hoa. Điều này phản ánh quá trình
hòa nhập của người Hoa vào cộng đồng các dân tộc Việt Nam, mà
tiêu biểu là người Việt. Quá trình này diễn ra liên tục trong hòa bình,
hòa hợp và thân thiện cùng góp sức vào việc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam.
Quá trình thực hành Lễ hội Chùa Ông gắn liền với những diễn
biến lịch sử của địa phương, đất nước về mặt chính trị, kinh tế, xã
hội... Quy mô, phương thức tổ chức của lễ hội phụ thuộc tùy vào tình
hình, đặc điểm xã hội của địa phương, đất nước trong từng giai đoạn
lịch sử; qua lễ hội được tổ chức, giúp chúng ta đánh giá được phần
nào diễn biến của lịch sử. Điều này dễ nhận thấy, vào buổi đầu khởi
dựng, những giai đoạn chiến tranh... cộng đồng người Hoa và các cư
dân ở địa phương tổ chức Lễ hội Chùa Ông ở mức độ phù hợp với
điều kiện kinh tế, xã hội lúc đó. Về sau, khi tình hình xã hội ổn định,
kinh tế tương đối phát triển, công việc buôn bán phát đạt... thì quy
mô, hình thức tổ chức ngày càng đầy đủ, hoàn thiện, phong phú hơn.
Trong Lễ hội Chùa Ông, nhiều nhân vật lịch sử có những đóng
góp cho quê hương, đất nước Việt Nam như Trần Thượng Xuyên,
Nguyễn Hữu Cảnh... được tái hiện thông qua các hoạt động tuần du,
nghinh thần hay tái hiện các điển tích, điển cố, những sự kiện lịch sử
liên quan đến nhân vật ấy qua những tiết mục văn nghệ được trình
diễn trong những ngày tổ chức lễ hội. Thông qua hoạt động ấy đã
giáo dục cho các thế hệ hiện tại và mai sau hiểu biết về cội nguồn
lịch sử, văn hóa của dân tộc mình.
3.2. Giá trị văn hóa
Lễ hội Chùa Ông không chỉ là lễ hội dân gian truyền thống đặc
sắc của người Hoa mà còn được coi là di sản văn hóa chung của đại
gia đình các dân tộc Việt Nam và của các dân tộc trên thế giới. Lễ hội
173

18.4 Page 174

▲back to top


Chùa Ông là môi trường sống động trong việc bảo tồn và phát huy
nét văn hóa truyền thống của dân tộc Hoa - Việt, thể hiện ý thức gìn
giữ bản sắc văn hóa dân tộc của cộng đồng và góp phần làm phong
phú kho tàng di sản văn hóa Việt Nam đa dạng và giàu bản sắc.
Lễ hội Chùa Ông được tổ chức nhằm tưởng nhớ, thể hiện lòng
biết ơn của cộng đồng đối với các vị thần, thánh đã phù hộ, độ trì cho
người Hoa, người Việt trong đời sống thường nhật và công việc. Đây
là đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, một truyền
thống đạo đức tốt đẹp của cộng đồng người Việt, người Hoa và các
dân tộc anh em khác đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Trong lễ
hội, mọi người bày tỏ lòng tri ân đối với các vị thần đã có công bảo
vệ, phù hộ xóm làng, tri ân các vị tiền hiền, hậu hiền, các anh linh
chiến sĩ, liệt sĩ có công bảo vệ quê hương, đất nước.
Lễ hội Chùa Ông đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của cộng
đồng cư dân các dân tộc anh em không chỉ ở vùng đất Biên Hòa -
Đồng Nai, mà còn cả trong và ngoài nước. Nhìn vào cách thờ tự và
cúng tế diễn ra tại Chùa Ông, chúng ta nhận thấy tính thực tiễn này
của cộng đồng các dân tộc rất cao. Nhiều vị thần được thờ tự trong
chùa, với mong muốn các vị thần này phù hộ cho họ về mọi mặt
trong cuộc sống. Thờ cúng Quan Công ngoài việc tượng trưng cho
sự trung hiếu tiết nghĩa còn mong vị thần này giúp cho gia đình được
bình yên. Thờ cúng Bà Thiên Hậu là mong phù hộ cho họ được bình
an sau những chuyến hải trình xa xôi. Thờ cúng Phật Bà Quan âm là
mong cứu khổ cứu nạn, giải trừ tái ách. Thờ cúng Phước Đức Chính
Thần là cầu mong sự nghiệp hanh thông, buôn bán phát đạt. Ngoài
ra, trong lễ hội, mọi người bày tỏ lòng tri ân đối với các vị thần đã có
công bảo vệ, phù hộ xóm làng, tri ân các vị tiền hiền, hậu hiền, các
anh linh chiến sĩ, liệt sĩ có công bảo vệ quê hương, đất nước. Đây là
những biểu tượng đặc trưng cho sự khát vọng của dân tộc Hoa, dân
tộc Việt về cuộc sống ngày càng tốt đẹp, phồn thịnh hơn.
174

18.5 Page 175

▲back to top


Mặc khác, lễ hội Chùa Ông có tính cố kết cộng đồng, là nơi gửi
gắm tâm tư, tình cảm của cộng đồng, là không gian văn hóa thỏa
mãn nhu cầu nhiều mặt của đời sống tâm linh. Trong đời sống, có
nhiều điều còn khúc mắc, chưa hài lòng với nhau, nhưng đứng trước
các thần linh trong một không gian thiêng của lễ hội, dường như mọi
người đều quên hết hiềm khích với nhau, tất cả cùng chung tay góp
sức lo thờ cúng. Từ đó, trong tâm họ sẽ trở nên bình lặng hơn, tất
cả vì cái chung, gác lại chuyện riêng tư, gần gũi nhau hơn, đoàn kết
nhau hơn. Hơn thế nữa khách thập phương đến Chùa Ông lễ bái, cầu
nguyện rất phong phú và đa dạng, từ người nghèo, kẻ giàu, từ người
dân buôn gánh bán bưng đến những tỷ phú, đủ mọi dân tộc, mọi tầng
lớp trong xã hội. Do đó nội dung cầu khấn cũng hết sức đa dạng,
phụ thuộc vào từng hoàn cảnh, từng nhu cầu và khát vọng của mỗi
người. Nhưng chung quy lại, lễ hội Chùa Ông là nơi để người dân
cầu khấn, mong ước được cuộc sống ấm no, hạnh phúc, an khang và
thịnh vượng. Ngoài ra chính niềm tin vào các vị thần đã giúp người
dân giải tỏa những căng thẳng tâm lý, xoa dịu nỗi đau tinh thần, làm
tăng thêm nghị lực, vững vàng vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
Chính niềm tin vào các vị thần, đã giúp gắn kết cộng đồng lại với
nhau, không phân biệt dân tộc, không phân biệt giàu nghèo, không
phân biệt tầng lớp xã hội, là sợi dây vô hình nối liền quá khứ, hiện
tại và tương lại.
Lễ hội Chùa Ông thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc, đó là biểu
hiện của đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, giáo dục cho thế hệ trẻ về
nhân cách, đạo đức, tâm hồn và truyền thống văn hóa dân tộc. Trong
những năm qua, một hoạt động quan trọng, xuyên suốt và gắn liền
với mỗi lần tổ chức lễ hội là công tác xã hội - cộng đồng. Ban Trị sự
Chùa Ông luôn lấy các hoạt động xã hội là chương trình hướng tới
của mình. Đối tượng mà hoạt động xã hội của Ban Trị sự không chỉ
là cộng đồng người Hoa mà cả cộng đồng dân cư các dân tộc ở địa
175

18.6 Page 176

▲back to top


phương hỗ trợ nhiều tấn gạo cho những gia đình có hoàn cảnh khó
khăn. Đây là việc làm thiết thực, thể hiện tinh thần đoàn kết, tương
trợ gắn kết cộng đồng, tát cả vì mục tiêu hướng tới cộng đồng của
Ban Trị sự Chùa Ông ở thành phố Biên Hòa.
Lễ hội Chùa Ông không chỉ là nơi thực hành tín ngưỡng, tâm
linh, mà còn là không gian sinh hoạt văn hóa của người dân địa
phương. Trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội, sự tồn tại của lễ
hội Chùa Ông đã và sẽ luôn góp phần bảo tồn, làm phong phú thêm
nhiều loại hình di sản văn hóa của nhân dân địa phương. Trong lễ hội
Chùa Ông, nhiều loại hình di sản văn hóa vật thể và phi vật thể tiêu
biểu, đặc trưng không chỉ riêng của cộng động người Hoa mà còn
người Việt được thực hành, trở thành nét văn hóa chung của dân tộc
Việt Nam. Xuyên suốt lễ hội nhiều loại hình văn hóa của cộng đồng
người Hoa, người Việt được thực hành, đan xen, kết hợp với nhau
được đông đảo người dân hưởng ứng tham gia như các trò chơi dân
gian (nhảy bao bố, kéo co, biểu diễn võ cổ truyền - Vovinam), trình
diễn thư pháp, đờn ca tài tử....
Đặc biệt hoạt động diễn xướng, ca múa dân gian trong các
chương trình nghệ thuật Triều kịch, múa lân - sư - rồng, tiết mục
văn nghệ có nội dung gắn với vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai do Nhà
hát Nghệ thuật Đồng Nai biểu diễn. Biểu diễn tuồng cổ, hò Quảng,
do văn nghệ sĩ Đoàn cải lương tuồng cổ Huỳnh Long, Thành phố
Hồ Chí Minh thực hành. Khi tham dự vào Lễ hội Chùa Ông, người
ta thấy rõ biểu hiện của hai quá trình: lịch sử hóa và huyền thoại
hóa nhân vật được cộng đồng thờ phụng. Những nghi thức cúng tế,
những sinh hoạt truyền thống trong lễ hội làm người ta hình dung ra
Quan Công và những điển tích xung quanh Ông, tất cả những “tích”
như vậy phần nào làm sống lại hình ảnh quê hương, nguồn cội của
họ. Loại hình nghệ thuật múa lân - sư - rồng mang tính quần chúng,
176

18.7 Page 177

▲back to top


thực sự đã đem lại không khí sôi động, hào hứng trong những ngày
lễ, tết vì ba linh thú này tượng trưng cho thịnh vượng, phát đạt, hạnh
phúc, hanh thông. Trong dịp lễ hội tại Chùa Ông, các đoàn múa lân
- sư - rồng, nhất là những đoàn múa sư người Hoa thường vào làm
lễ dâng hương Quan Công đồng thời đóng góp nhiều tiết mục phục
vụ bà con tại đây.
Lễ hội Chùa Ông còn là môi trường giáo dục văn hóa dân tộc
cho các thế hệ trẻ để tiếp nối truyền thống tổ tiên cho muôn đời. Các
thế hệ con cháu, đến với lễ hội sẽ được giáo dục về ý thức, ngôn ngữ,
trau dồi tiếng dân tộc để không bị lãng quên; trong lễ hội họ được
tận mắt chứng kiến hay tham gia thực hành các loại hình di sản sẽ
học hỏi, tiếp thu các bản sắc văn hóa của dân tộc mình từ đó làm
hành trang cho cuộc sống sau này để tiếp nối truyền thống cha ông.
Ngoài ra, việc thờ cúng các vị Thần, Thánh trong Chùa Ông là một
phương tiện để giáo dục đạo đức, lòng nhân ái, truyền thống dân tộc
của cộng đồng người Hoa và giữa người Hoa với các dân tộc anh em
cùng sinh sống trên vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai. Bởi lẽ những giá
trị mà thông qua tín ngưỡng thờ cúng các vị thần đã trở thành những
chuẩn mực của hệ thống hành vi ứng xử của cộng đồng trong đời
sống xã hội, nó chế ước và điều chỉnh chung cách ứng xử của cộng
đồng. Niềm tin vào tín ngưỡng các vị thần, thánh ở đây sẽ góp phần
rèn luyện đạo đức con người, vì họ tin vào luật nhân quả, con người
sống tốt sống có đạo đức sẽ nhận được may mắn và niềm vui trong
tương lai.
3.3. Giá trị khoa học
Thông qua cách thức tổ chức Lễ hội Chùa Ông đã là một giá trị
khoa học bởi vì từ công tác chuẩn bị, các nghi lễ diễn ra, cách thức
trình diễn (diễn xướng) trong lễ hội có sự sắp xếp rất hợp lý đúng
theo trình tự; trong lễ có hội, trong hội có lễ.
177

18.8 Page 178

▲back to top


Lễ hội Chùa Ông có giá trị khoa học vì cho thấy sự ứng xử của
con người thân thiện, phù hợp với môi trường tự nhiên (tổ chức vào
dịp đầu xuân, khí trời trong lành, tươi mát, tốt cho sức khỏe con
người) và cách chọn địa điểm cho các nghi lễ, trò chơi diễn ra rất
thân thiện với môi trường, cảnh quan xung quanh.
Ngoài ra, Lễ hội Chùa Ông là tập hợp của thế giới quan, nhân
sinh quan của cộng đồng các dân tộc Hoa - Việt được đúc kết qua
hàng trăm năm của các thế hệ cha ông đi trước, trao truyền cho con
cháu tiếp nối. Nội dung, hình thức tổ chức Lễ hội Chùa Ông được
nhiều nhà khoa học chọn làm đề tài, đối tượng nghiên cứu của mình
trong nhiều năm qua.
3.4. Giá trị kinh tế
Trong xu hướng du lịch văn hóa tâm linh ngày càng được du
khách quan tâm, coi đó như nhu cầu tất yếu không thể thiếu trong
cuộc sống; vì thế, tín ngưỡng và Lễ hội Chùa Ông đã trở thành điểm
đến có sức thu hút du khách. Không phải chỉ đến dịp lễ hội du khách
mới tìm về di tích, mà bất cứ thời điểm nào trong năm cũng có hàng
ngàn lượt người đến lễ bái và chiêm ngưỡng nét đẹp của di tích.
Chùa Ông còn được tọa lạc ngay bên bờ sông Đồng Nai, nằm trong
khu vực Cù lao Phố có nhiều di tích kiến trúc nghệ thuật, lịch sử văn
hóa có giá trị nên rất thuận lợi trong việc thu hút khách tham quan,
thăm viếng, lễ bái. Trong quy hoạch tuyến du lịch đường sông trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai, Chùa Ông là một điểm đến quan trọng cùng
với các di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia gần di tích như chùa
Đại Giác - đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, đền thờ Nguyễn Tri Phương
- nhà cổ Trần Ngọc Du... sẽ là một trong những tuyến du lịch đường
sông và cả đường bộ, góp phần phát triển văn hóa du lịch tâm linh
ở Đồng Nai.
178

18.9 Page 179

▲back to top


Trong những năm gần đây, lượng du khách đến Chùa Ông ngày
càng tăng lên, năm sau luôn cao hơn năm trước. Điều đặc biệt của
lễ hội Chùa Ông diễn ra hàng năm đã thu hút đông đảo bá tánh, du
khách gần xa trong và ngoài nước đến trẩy hội; không những cộng
đồng người Hoa (không phân biệt tôn giáo) trong và ngoài tỉnh mà
đồng bào dân tộc Kinh và các dân tộc anh em khác cũng về tham gia.
Lễ hội truyền thống tiêu biểu này đã được duy trì tổ chức hàng năm
theo định kỳ, giới thiệu, quảng bá và phát huy giá trị phục vụ phát
triển du lịch tương đối tốt; góp phần thu hút đông đảo du khách đến
Biên Hòa - Đồng Nai, lượng khách năm sau luôn cao hơn năm trước,
tăng thu ngân sách của tỉnh, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát
triển; thông qua lễ hội nhiều hoạt động buôn bán, thương mại của cư
dân xung quanh di tích có thêm nguồn thu, góp phần nâng cao đời
sống kinh tế cho gia đình và địa phương.
4. Kết luận
Lễ hội Chùa Ông (thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) được Bộ
VHTTDL đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
đã khẳng định được các giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học của di
sản. Trong suốt hơn 340 năm tồn tại, Lễ hội Chùa Ông không ngừng
được các thế hệ người Hoa - là chủ thể của loại hình di sản này tự
nguyện thực hiện, liên tục bồi đắp. Trải qua thời gian, Lễ hội Chùa
Ông đã trở thành sợi dây liên kết, thúc đẩy các mối quan hệ, giao
lưu văn hóa giữa các dân tộc Hoa - Việt nói riêng và giữa Việt Nam
với các nước khác nói chung. Do vậy, để bảo tồn và phát huy Lễ hội
Chùa Ông xứng tầm với những giá trị của di sản, đòi hỏi các cấp,
các ngành phải chung tay xây dựng nhiều giải pháp đồng bộ như xây
dựng đề án, số hóa di tích và lễ hội, hỗ trợ cơ chế, chính sách....
179

18.10 Page 180

▲back to top


Tài liệu tham khảo:
1. Ban Trị sự Thất Phủ cổ miếu (2010), Thất Phủ cổ miếu - chùa
Ông Cù lao Phố Biên Hòa, Nxb. Đồng Nai.
2. Trịnh Hoài Đức (Bản dịch của Lý Việt Dũng, Huỳnh Văn Tới
hiệu đính/2005), Gia Định thành thông chí, Nxb. Đồng Nai.
3. Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam (2015), Tục thờ thần qua
am miếu Nam Bộ, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Trần Hồng Liên (chủ biên) (2007), Góp phần tìm hiểu văn hóa
người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb. Khoa học Xã hội.
5. Trần Hồng Liên (2005), Văn hóa người Hoa ở Nam Bộ - Tín
ngưỡng và tôn giáo, Nxb. Khoa học Xã hội.
6. Nguyễn Thị Nguyệt (2016), Văn hóa tín ngưỡng dân gian
người Hoa Đồng Nai, Nxb. Mỹ thuật.
* Luận án, luận văn, bài viết nghiên cứu Khoa học:
1. Trương Cẩm Tú (2012), Miếu thờ của người Hoa ở Biên Hòa
- Đồng Nai dưới góc nhìn văn hóa học (Trường hợp Thất Phủ cổ
miếu - Chùa Ông), Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn hóa học,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Thành phố Hồ Chí
Minh.
2. Lê Thụy Ngọc Lan (2020), Chùa Ông dưới góc nhìn di sản
văn hóa, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn hóa học, Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Bảo tàng Đồng Nai, (1999), Hồ sơ xếp hạng Di tích Lịch sử -
Kiến trúc nghệ thuật Chùa Ông (lưu tại Bảo tàng Đồng Nai).
180

19 Pages 181-190

▲back to top


19.1 Page 181

▲back to top


Lễ hội Chùa Ông - Hành trình đến với
Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
ThS. Lê Văn Nghĩa
Trường Chính trị Đồng Nai
1. Dẫn nhập
Miếu Quan Đế hay Chùa Ông được xây dựng vào khoảng thế kỷ
XVII, trở vào với tên gọi ban đầu là Hội quán, (do các bang người
Hoa Minh Hương xây dựng, làm nơi giao lưu, hội ngộ tưởng nhớ về
quê hương, nguồn cội), sau đó đổi tên thành miếu Quan đế (vì bên
trong thờ Quan Công), hay gọi theo dân gian của người dân là Chùa
Ông.
Hầu hết ở các tỉnh, nơi được chọn vị trí đặt hội quán hay miếu
Quan Thánh đều là một thương cảng sầm uất, giao thương, nơi gặp
gỡ của các thuyền buôn thương nhân người Hoa và các quốc gia
khác nhau trên thế giới và họ chọn nơi đó làm quê hương thứ hai
của mình.
Hiện nay, tính từ Thừa Thiên Huế trở vào, có khoảng 9 chùa Ông
hay miếu Quan đế, các chùa hay miếu này đều do nhóm người Hoa
tạo lập nên1, trải dài ở các tỉnh gồm:
Quảng Ngãi - Chùa Ông Thu Xà, tọa lạc tại thị tứ Thu Xà, xã
Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa. Do tứ bang Minh Hương: Phúc Kiến,
Triều Châu, Hải Nam, Quảng Đông cùng nhau tạo lập năm 1821.
1  Một số chùa Ông hay miếu Quan Đế do người Việt hoặc người Khmer tạo
lập, tác giả không liệt kê vào đây.
181

19.2 Page 182

▲back to top


Bình Thuận - Chùa Ông hay Quan Đế miếu - toạ lạc tại phường
Đức Nghĩa, TP. Phan Thiết, được xây dựng năm 1770.
Ninh Thuận - Chùa Ông hay miếu Quan Công tọa lạc đường
Thống Nhất, phường Kinh Dinh, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm,
được xây dựng năm 1846.
Khánh Hòa - Miếu Võ Đế hay Chùa Ông, tọa lạc tại xã Ninh
Phú, Tx Ninh Hòa, Khánh Hòa, được xây dựng năm 1814.
Bến Tre - Thất Phủ võ miếu hay Chùa Ông, tọa lạc trên đường
Trần Hưng Đạo, khu phố 5, thị trấn Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Cho đến
bây giờ người ta không rõ di tích này thành lập vào năm nào, nhưng
theo những chứng tích còn lưu lại thì chùa Ông được trùng tu vào
năm Quý Mùi đời vua Quang Tự, năm 1883.
Cần Thơ - Chùa Ông Cần Thơ có tên gốc là Quảng Triệu Hội
Quán, được xây dựng vào năm 1894. Tọa lạc số 32 đường Hai Bà
Trưng, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Đây
là nơi giao lưu, gặp gỡ của cộng đồng người Hoa sinh sống tại Triệu
Khánh và Quảng Châu.
Sài Gòn - Chùa Ông quận 5 hay còn được gọi là miếu Quan Đế
hay Nghĩa An Hội quán bởi đây là hội quán của người Hoa gốc Tiều
Châu ở vùng Nghĩa An, Quảng Đông, Trung Quốc. Tọa lạc tại 678
đường Nguyễn Trãi, thuộc phường 11, quận 5, Thành phố Hồ Chí
Minh.
Biên Hòa - Miếu Quan Đế, Thất Phủ cổ miếu hay còn gọi là
Chùa Ông Cù lao Phố xây dựng năm 1684 được đóng góp từ 7 phủ
người Hoa bấy giờ gồm: Phúc Châu, Chương Châu, Tuyền Châu,
Quảng Châu, Triều Châu, Quỳnh Châu, và Ninh Ba.
Thất Phủ cổ miếu hay còn gọi là Chùa Ông Cù lao Phố - cơ sở
tín ngưỡng đầu tiên của người Hoa trên vùng đất Nam Bộ được xây
dựng năm 1684, tiếp giáp sông Đồng Nai, là ngôi chùa có niên đại
182

19.3 Page 183

▲back to top


sớm nhất ở Nam Bộ, đánh dấu mốc lịch sử quá trình chung sống của
cộng đồng người Việt và người Hoa trong công cuộc khẩn hoang, lập
nghiệp, bảo vệ vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai.
2. Lịch sử hình thành miếu Quan Đế, Thất Phủ cổ miếu, hay
còn gọi là Chùa Ông Cù lao Phố
Vào năm 1679, sau khi được chúa Nguyễn Phúc Tần (1648-
1687) chấp thuận, tướng quân Trần Thượng Xuyên đã dẫn theo
3.000 quân thân tín, cùng với gia quyến tiến vào Bàn Lân (nay thuộc
TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) để lập nghiệp.
Trần Thượng Xuyên đã kết hợp với cộng đồng người Việt đến
vùng đất này trước đó, khai khẩn, mở mang đất đai và tạo lập Nông
Nại Đại Phố - một thương cảng đô hội, phồn thịnh bậc nhất phương
Nam lúc bấy giờ.
Sau 6 năm an cư trên đất Việt, năm 1684, tướng quân Trần
Thượng Xuyên đã cùng cộng đồng người Hoa, đóng góp để tạo dựng
nên cơ sở tín ngưỡng với tên gọi ban đầu là miếu Quan Đế vì thờ
Quan Thánh Đế quân (tự là Trương Sinh, tên thật là Quan Vũ, sau
đổi thành Quan Vân Trường). Sau đó, miếu đổi tên thành Thất Phủ
cổ miếu do được đóng góp xây dựng từ 7 phủ người Hoa bấy giờ
gồm: Phúc Châu, Chương Châu, Tuyền Châu, Quảng Châu, Triều
Châu, Quỳnh Châu, và Ninh Ba (người Hoa đến từ 7 phủ thuộc 3
tỉnh của Trung Quốc, đến Cù lao Phố để làm ăn buôn bán do nhận
thấy sự trù phú, giao thương phát triển của khu vực). Chùa Ông, hay
miếu Quan Đế, Thất Phủ cổ miếu là ngôi chùa Hoa tông nằm ở số 48
đường Đặng Đại Độ, thuộc phường Hiệp Hoà (xưa kia gọi là Cù lao
Phố), thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Đây là ngôi chùa Hoa được xây dựng sớm nhất ở Nam Bộ, gắn
liền với sự thịnh vượng của lịch sử cộng đồng người Minh Hương ở
vùng đất phương Nam. Tọa lạc trên một khu đất đẹp, rộng khoảng
183

19.4 Page 184

▲back to top


3000m2, bên tả ngạn sông Đồng Nai, thuộc ấp Nhị Hòa, xã Hiệp Hòa
(Cù lao Phố) thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, cách trung tâm
thành phố Biên Hòa khoảng 2km.
Sách Gia Định thành thông chí có viết “Ở phía Nam Cù lao Phố
phía Đông đường tam giai, ngó đến sông Phước, miếu điện nguy nga
có đắp tượng cao hơn một trượng, phía sau là quán Quan Âm, ngoài
bao tường gạch có con lân bằng đá ngồi bốn góc... Mùa thu năm Ất
Tỵ (1785), ở Trấn Biên có lụt lớn, tượng thờ bị ngâm rã, rường cột
mái ngói có nhiều chỗ mục nát. Năm Đinh Sửu (1817) người làng
hội họp bàn định trùng tu mà không đủ sức, mời tôi (tức Trịnh Hoài
Đức) làm chủ việc ấy vì tôi là người sở tại: nơi miếu cũ (...) Nên
tôi chỉ quyết kêu gọi chúng dân hợp tác làm miếu mới, đắp lại pho
tượng, sửa sang đồ thờ, nay cũng tạm được gọi đầy đủ ”... Như vậy
Chùa Ông được trùng tu năm 1817. Trên tấm bia đá khắc dòng chữ
Hán ốp vào tường trong chùa ghi tên những người đóng góp tiền của
trùng tu, niên đại Đồng Trị Mậu Thìn (1868). Trên gan đá và các bức
gốm men xanh trang trí trên góc chùa ghi niên đại cung tự Giáp Ngọ
(tức 1894) có lẽ đây là niên đại cuối cùng của di tích. Tuy nhiên trên
các tấm bao lam trong chùa còn ghi: Trung Hoa mẫu quốc 57, Trung
Hoa dân quốc 58 (tức 1968 - 1969) cho thấy đây là những lần trùng
tu nhỏ, trang trí nội thất trong chùa.
Đứng trước cổng chùa nhìn bao quát toàn bộ ngôi chùa, chúng
ta thấy điểm nổi bật là một tổng thể kiến trúc đồ sộ, lộng lẫy, nhiều
màu sắc và rất dễ dàng nhận ra đây là ngôi chùa người Hoa, cấu trúc
của ngôi chùa, màu sắc trang trí và các mảng đề tài bằng gốm men
màu trang trí trên nóc chùa.
Chùa Ông gồm ba tòa nhà riêng biệt liên kết với nhau có cấu trúc
theo kiểu “nội công ngoại quốc” gồm một tòa nhà ở chính giữa hay
còn gọi là điện thờ chính hình chữ công, ba dãy nhà bao quanh hình
184

19.5 Page 185

▲back to top


chữ khẩu. Tòa chính điện thờ Quan Thánh Đế quân. Tòa nhà bên trái
xưa kia là hội quán Phước Châu nay sử dụng làm nhà bếp và thờ thần
tài. Tòa nhà bên phải xưa kia là hội quán Quảng Đông nay sử dụng
làm nơi tiếp khách và nhà kho. Phía sau điện thờ chính là tòa nhà hai
tầng kiến trúc hiện đại thờ Phật bà Quan Âm còn gọi là Quan Âm
các. Chính điện gồm: tiền điện, trung điện và hậu điện nối tiếp với
nhau theo một trục thẳng từ ngoài vào trong như sau:
Tiền điện chính là mặt tiền của chùa, được xây dựng bằng
nguyên vật liệu khá chắc chắn, mái lợp ngói theo kiểu âm dương đại
hay còn gọi là ống ngóa, trước kia là màu lưu ly nay đã ngã màu rêu
phong, thâm u cổ kính. Đây là mái đặc trưng của ngôi chùa Hoa. Bộ
khung kéo đều làm bằng gỗ lim, gỗ sao. Hệ thống vi kèo của tiền
điện là một dạng biến thể “chồng rường giá chiêng ” con nhi. Đây
là một kết cấu xuất hiện sớm nhất vào cuối thế kỷ XIX. Đặc biệt là
hệ thống “đầu ” dựa trên đầu cột làm chức năng kết cấu đỡ mái đưa
ra xa chân cột khá độc đáo. Nóc tiền điện được trang trí các bức phù
điêu gốm men xanh (gốm Biên Hòa) do lò gốm Bửu Nguyên ở Sài
Gòn (Gia Định) sản xuất vào năm Quang Tự Giáp Ngọ (1894). Hàng
trăm tượng người, ngựa, xe cộ... bằng gốm men xanh thể hiện các
đề tài truyền thống Trung Hoa như: vinh quy bái tổ, cá vượt vũ môn,
múa hát cung đình, phụng ngậm cuốn thư, ông Nhật, bà Nguyệt...
tượng trưng cho thái bình, thịnh vượng, phước lộc, trường tồn... vẫn
nguyên vẹn sắc màu, đường nét chinh phục lòng người.
Điểm nổi bật của Chùa Ông Cù lao Phố là thể hiện ở kết cấu và
trang trí ở hành lang trước chùa. Các thanh xà ngang, vì kèo và con
sơn ngoài nhiệm vụ chống đỡ một phần mái chùa còn là nơi thể hiện
đề tài trang trí. Những phiến đá, gỗ to, gồ ghề thô kệch đã được chạm
khắc rất tinh vi, sắc sảo với các đề tài cổ điển như: cúng lễ, múa hát
cung đình, hươu nai, rồng phụng...
185

19.6 Page 186

▲back to top


Tiền điện có diện tích 62,13m2. Trên mỗi cột đều có treo liễn
đối và hoành phi. Là nơi thờ Mã đấu tướng quân (người giữ ngựa
cho Quan Công) và ngựa xích thố (con ngựa mà Quan Công thường
cưỡi) ngoài ra còn thờ ông Phước Đức. Là nơi để tấm bia ghi tên
những người đóng góp trùng tu chùa năm Mậu Thìn (1868).
Trong điện có diện tích 149,33m2 chiếm phân nửa diện tích điện
thờ chính, được xây dựng theo phong cách nhà Tiền điện. Hậu điện
là nơi linh thiêng, bao trùm tất cả, hầu như mọi đối tượng thờ đều tập
trung ở đây. Không gian kín đáo, mờ ảo cùng với khói nhang nghi
ngút bao phủ các bức hoành phi, liễn đối “Tứ linh” ẩn hiện trong
mây cùng các bức tượng khuôn mặt nghiêm nghị đặt trang nghiêm
bệ thờ tất cả đã tạo nên sự linh thiêng huyền bí.
Chùa Ông không chỉ thờ Quan Công mà còn thờ Châu Xương,
Quan Bình là hai người con nuôi và là dũng sĩ trung thành của ông.
Ngoài ra còn thờ Thiên Hậu, Nguyên Quân, Kim Huê thánh Mẫu,
Mẹ Độ, Mẹ Sanh, Quan Âm Bồ Tát, Triệu Huyền Đàn, Thái Thế,...
Di tượng cổ nhất là tượng Thiên hậu Nguyên Quân. Chùa Ông là
một công trình kiến trúc hoàn mỹ với những tác phẩm điêu khắc đá,
gỗ độc đáo và những phù điêu, tượng gốm tinh tế giàu chất dân gian
giao thoa giữa người Hoa và người Việt qua các thời kỳ. Ngôi chùa
này là nhân chứng đánh dấu cột mốc lịch sử về thời kỳ khẩn hoang,
lập nghiệp và cùng bảo vệ, phát triển vùng đất phương Nam của
cộng đồng người Hoa. Gần 340 năm hiện hữu, Thất Phủ cổ miếu trở
thành địa điểm giao lưu của hai nền văn hóa Việt - Hoa trên vùng đất
Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Theo thông lệ hàng năm, Lễ hội Chùa Ông ở Cù lao Phố được tổ
chức vào ngày mồng 10 đến 13 tháng Giêng), thu hút rất đông đảo
người dân trong và ngoài tỉnh tới chiêm bái, tham quan.
186

19.7 Page 187

▲back to top


3. Lễ hội Chùa Ông - Hành trình đến với Di sản văn hóa phi
vật thể quốc gia
Cứ vào tháng Giêng hằng năm, Lễ hội Chùa Ông Cù lao Phố ở
thành phố Biên Hòa, Đồng Nai, lại được tổ chức với rất nhiều hoạt
động phong phú, thu hút đông đảo du khách thập phương.
Lễ hội Chùa Ông thường được tổ chức trước ngày diễn ra tết
Nguyên tiêu. Lễ hội Chùa Ông Cù lao Phố thực hiện tại cơ sở thờ tự
Chùa Ông ở Cù lao Phố (còn gọi là Thất Phủ cổ miếu, được tạo dựng
từ năm 1684 và được xếp hạng là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc
gia vào năm 2001), duy trì suốt 339 năm qua. Những năm trước đây,
Lễ hội Chùa Ông tổ chức đơn giản, ít nghi thức. Từ năm 2013, Lễ
hội Chùa Ông chính thức được tổ chức hoành tráng, phục dựng các
nghi thức truyền thống xứng tầm với công lao của các bậc tiền nhân.
Lễ hội Chùa Ông Cù lao Phố mang tính lễ hội vùng, được người
dân vùng Đông Nam Bộ tự nguyện thực hiện liên tục từ thời mở đất
đến nay, có phát triển và biến đổi về văn hóa nhưng vẫn giữ được sắc
thái riêng trong đặc điểm chung về lễ hội.
Lễ hội còn gắn với phong tục, tập quán, tín ngưỡng dân gian ở
Nam Bộ trong quan hệ văn hóa Việt-Hoa, thể hiện rõ bản sắc văn
hóa Việt Nam tích hợp đa nguồn và dung hòa đa hệ. Bên cạnh đó,
Lễ hội Chùa Ông Cù lao Phố là nhịp cầu giao lưu văn hóa, kết tinh
và lan tỏa nội vùng và ngoại vùng, có sức sống trong quá trình hội
nhập quốc tế.
Cốt lõi của Lễ hội Chùa Ông Cù lao Phố là tín ngưỡng dân gian
thờ Quan Công, một nhân vật lịch sử thời Tam Quốc, được người
Hoa, người Việt thờ phụng không phải do quan to, chức trọng, thành
tích lừng lẫy, mà do tấm lòng trung thực, nghĩa hiệp, khẳng khái, độ
lượng, bao dung của một con người luôn quên mình vì người khác.
187

19.8 Page 188

▲back to top


Tục thờ Quan Công đến Nam Bộ theo con đường nhập cư của lớp
người Hoa đến xứ Đồng Nai từ năm 1679 và nhanh chóng được Việt
hóa.
Quan Công thường được thờ trong nhà như một vị thần bản gia,
“đức Ông độ mạng” và thờ ở chùa, miếu như một phúc thần có công
khai hóa.
Ở trong nhà, phổ biến là hình thức trang thờ hoặc khám thờ, treo
cao trong gian chính. Tục xưa thường thờ bằng một bức dán giấy
đỏ đề chữ Nho “Quan Thánh Đế quân” hoặc loại tranh thờ vẽ trên
gương gồm hai loại: tranh ba ông và tranh năm ông.
Việc cúng Ông gắn với lễ thức cúng bái của gia đình và các ngày
vía Ông. Cúng Ông có thể món mặn hoặc món chay, lễ vật thường
kiêng cúng thịt gà và hoa mồng (mào) gà; nhiều nơi còn kiêng ăn thịt
trâu, thịt chó.
Ở Đồng Nai, có nhiều cơ sở tín ngưỡng thờ Quan Thánh Đế
quân, lâu đời và quy mô nhất là ở Chùa Ông Cù lao Phố. Lễ hội này
(còn gọi là lễ cúng Quan Thánh Đế quân) được xem là lễ hội Quan
Thánh Đế quy mô nhất ở Nam Bộ.
Năm 2023, Lễ hội Chùa Ông lần thứ 8 đã tổ chức từ 31/1-3/2
(tức ngày 10-13 tháng Giêng) với nhiều hoạt động, trong đó đặc sắc,
độc đáo nhất là lễ nghinh thần.
Ban Tổ chức huy động khoảng 1.000 người mặc trang phục
truyền thống xuất du bằng đường bộ và đường thủy. Đoàn nghinh
thần bằng đường thủy đi trên 10 phà, di chuyển hơn 5km dọc sông
Đồng Nai. Đoàn xuất du đường bộ di chuyển trên nhiều tuyến đường
thuộc thành phố Biên Hòa. Các đoàn nghinh thần đều được trang
hoàng lộng lẫy, biểu diễn tiết mục thổi sáo, múa dân gian, lân-sư-
rồng, qua đó tạo nên không khí lễ hội đầy màu sắc và náo nhiệt.
188

19.9 Page 189

▲back to top


Lễ nghinh thần là hình thức đưa các vị thần dân gian, các vị công
thần khai phá, mở mang vùng đất Biên Hòa đi tham quan dân tình
nhân dịp đầu năm mới, qua đó cầu mong một năm mưa thuận gió
hòa, quốc thái dân an.
Tại Lễ hội Chùa Ông năm 2023 cũng diễn ra các hoạt động
mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống như: biểu diễn võ thuật
truyền thống, hội thi trò chơi dân gian (kéo co, nhảy dây, nhảy bao
bố), biểu diễn đờn ca tài tử Nam Bộ, thả hoa đăng...
Đến nay Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận lễ hội
Chùa Ông là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số
3440/QĐ-BVHTTDL ngày 10/11/2023.
4. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi thể Lễ hội
Chùa Ông
Trong những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di
sản văn hóa của tỉnh Đồng Nai luôn được các cấp chính quyền quan
tâm, qua đó đã đạt được nhiều thành tựu khả quan, góp phần bảo vệ,
lưu giữ, trao truyền các giá trị văn hóa của quá khứ, đồng thời, góp
phần xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần của người dân ngày càng
đa dạng và phong phú hơn.
Hoạt động văn hóa - Lễ hội Chùa Ông hàng năm nhằm khai phá,
để tôn vinh, tri ân những công thần mở cõi, cũng như gợi nhớ, nhắc
nhở người dân về lịch sử vùng đất vùng đất Biên Hòa cũng như gìn
giữ, thắt chặt mối quan hệ giữa cộng đồng Việt - Hoa.
Nhằm xử lý mối quan hệ giữa bảo tồn di sản văn hóa với phát
triển kinh tế - xã hội, có thể tập trung vào một số giải pháp như sau:
Lễ hội Chùa Ông là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, việc ưu
tiên hàng đầu là hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lịch sử,
chính là để giữ gìn những vốn quý của văn hóa truyền thống, đồng
189

19.10 Page 190

▲back to top


thời thổi luồng sinh khí mới tiếp sức cho Lễ hội Chùa Ông tồn tại
trong cuộc sống đương đại, vừa “giữ lửa và tiếp lửa” cho di sản này.
Bên cạnh đó, cần tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức
cho cộng đồng là chủ thể của di sản hoặc sống dựa vào di sản. Tăng
cường phổ biến pháp luật, trang bị cho họ những hiểu biết, kiến thức
về giá trị của di sản, các nguyên tắc ứng xử với di sản để góp phần
khắc phục tình trạng thương mại hóa, hoành tráng hóa, giải thiêng
hóa di sản.
Đặc biệt để hướng tới phát triển bền vững, cần giáo dục ý thức
và hành động ứng xử với môi trường, không xả rác bừa bãi, phá vỡ
cảnh quan, xâm hại môi trường sinh thái xung quanh.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có thể truyền lữa cho đội
ngũ kế cận làm công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Lễ hội
Chùa Ông. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có chuyên
môn cao, năng lực tốt về quản lý di sản văn hóa.
Phân bổ hợp lý và quản lý tốt các nguồn lực đầu tư trong công
tác trùng tu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
Phát huy vai trò tự quản, tự giác và chủ động của cộng đồng
trong công cuộc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
Lễ hội Chùa Ông. Khuyến khích cộng đồng tự nguyện tham gia giữ
gìn, phát huy di sản vốn có. Để Lễ hội Chùa Ông mãi còn lưu truyền
hậu thế./.
Tài liệu tham khảo:
Trong bài viết tác giả tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau
trên internet.
190

20 Pages 191-200

▲back to top


20.1 Page 191

▲back to top


Từ lễ hội Rước cộ Chùa Ông
đến di sản văn hóa phi Vật thể quốc gia
ThS. Nguyễn Anh Đức
Trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai
1. Đặt vấn đề
Thất Phủ cổ miếu (七府古廟), vốn có tên gọi là Quan Đế miếu
(關帝廟), nhân dân quen gọi là Chùa Ông. Chùa Ông nằm bên tả
ngạn sông Đồng Nai hiền hòa thơ mộng, tọa lạc trên mảnh đất bằng
phẳng ven sông Đồng Nai có diện tích hơn 2.000m2, được ngăn cách
với bên ngoài bởi bức tường gạch cao 2,5 mét. Chùa Ông được xây
dựng theo phong cách truyền thống của người Hoa, gồm 3 tòa nhà
riêng biệt liên kết với nhau, theo kiểu kiến trúc “Nội công ngoại
quốc”. Qua cổng tam quan là khoảng sân rộng được lát bằng đá xanh
Bửu Long, bên phải theo lối đi vào là miếu Ngũ Hành nương nương.
Tòa nhà ở chính giữa thờ Quan Thánh Đế quân, hai bên là Hội quán
Phước Châu và Hội quán Quảng Đông, phía sau hậu điện có gác thờ
Phật bà Quan Âm hay gọi là Quan Âm các.
Miếu Quan Đế chính là bằng chứng dấu mốc lịch sử của cộng
đồng người Hoa từ thời kỳ khẩn hoang, lập ấp, cùng với người Việt
xây dựng phát triển vùng đất phương Nam. Sau khi nhà Minh bị
mất vào tay nhà Thanh (1644) những quan binh trung thành với nhà
Minh không chịu quy phục nhà Thanh, đã tìm cách di dân đến quốc
gia khác để định cư trong đó có Việt Nam. Năm 1679, Tổng binh
Trần Thắng Tài (tức Trần Thượng Xuyên) và Dương Ngạn Địch đem
hơn 3.000 quân, cùng gia quyến trên hơn 50 chiếc thuyền đến xin trú
191

20.2 Page 192

▲back to top


ngụ tại Đàng Trong đất Việt. Chúa Nguyễn Phúc Tần chấp thuận và
cho đoàn của Trần Thượng Xuyên đến xứ Đồng Nai, Dương Ngạn
Địch đến xứ Mỹ Tho định cư. Tại Đồng Nai, Trần Thượng Xuyên
cùng thân nhân khai khẩn vùng đất, lập phố chợ Cù Lao Phố, phát
triển kinh tế, buôn bán giao thương. Với sự cần mẫn siêng năng
trong lao động sản xuất và kinh doanh, Trần Thượng Xuyên và nhóm
người Hoa đã xây dựng Cù lao Phố trở thành Nông Nại Đại Phố, một
thương cảng sầm uất bậc nhất phương Nam cuối thế kỷ XVII và hơn
nửa đầu thế thế kỷ XVIII.
Khi đến vùng đất mới, người Hoa đã xây dựng các công trình
kiến trúc dân dụng và tín ngưỡng, tôn giáo để đáp ứng những nhu
cầu khác nhau của sinh hoạt cộng đồng. Sau 5 năm đặt chân đến
miền đất mới, năm 1684 người Hoa xây dựng Quan Đế miếu tại thôn
Bình Hoành, thuộc dinh Trấn Biên, phủ Gia Định, nay là phường
Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai để thờ Quan Thánh
Đế quân. Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức có ghi
chép về miếu Quan Đế như sau: “Nằm ở phía nam cù lao Đại Phố,
phía đông ngã ba đường, mặt trông ra Phước Giang, điện vũ nguy
nga, tượng đắp cao hơn một trượng, phía sau là điện quán Quan Âm,
phía ngoài có tường gạch bao quanh, bốn góc có 4 con lân bằng đá
ngồi xổm. Cùng với Hội quán Phúc Châu đầu phía tây đường lớn và
Hội quán Quảng Đông ở dưới phía đông là 3 cái đền lớn. Từ loạn
Tây Sơn nhân dân ly tán, 2 đền kia bị hoang phế, duy miếu này là
của chung phố nên riêng được giữ gìn bảo tồn”1. Sách Gia Định
thành thông chí còn cho biết rõ niên đại của ngôi miếu này: “Tuế
thứ Giáp Tý Chính Hòa ngũ niên tứ nguyệt cát nhật”, tức là ngày tốt
1  Trịnh Hoài Đức (Bản dịch của Lý Việt Dũng, Huỳnh Văn Tới hiệu
đính/2005), Gia Định thành thông chí, Nxb. Đồng Nai, tr 236.
192

20.3 Page 193

▲back to top


tháng tư năm Giáp Tý niên hiệu Chính Hòa thứ năm là 16841, đây
có thể là ngôi miếu thờ Quan Công được xây dựng sớm nhất ở miền
Nam Việt Nam. Từ đó đến nay miếu Quan Đế được các thế hệ Hội
quán người Hoa Biên Hòa thay nhau duy trì hương khói và thờ tự
theo nghi thức truyền thống. Miếu Quan Đế không chỉ là nơi thực
hiện chức năng tín ngưỡng truyền thống của người Hoa, mà còn là
nơi để người Hoa gặp gỡ tương trợ, cố kết cộng đồng, giúp nhau tạo
dựng cuộc sống ở vùng đất mới.
Miếu Quan Đế cổ đã trở thành nơi thờ tự tín ngưỡng của cả người
Hoa và người Việt. Những dấu ấn văn hóa tín ngưỡng của người Hoa
đã ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống tâm linh của người Việt, tại
Chùa Ông người Việt vẫn thường đến thắp hương, thờ cúng và cầu
xin, coi đó như chỗ để gửi gắm niềm tin vào thế giới tâm linh. Người
Việt cũng thờ Quan Thánh Đế quân một cách trang nghiêm, thành
kính, ngưỡng vọng những đức tính cao quý của Ông như: nhân, lễ,
nghĩa, trí và tín. Thất Phủ cổ miếu là một trong những ngôi miếu cổ
xưa nhất ở tỉnh Đồng Nai và cả khu vực Nam Bộ, có giá trị về lịch
sử, mỹ thuật và văn hóa. Năm 2001, Thất Phủ cổ miếu (Chùa Ông)
đã được Bộ Văn hóa - Thông tin, nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du
lịch xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia (theo Quyết
định số 04/2001/QĐ - BVHTT ngày 19/01/2001).
2. Quan Công trong tín ngưỡng của người Hoa
Tín ngưỡng thờ Quan Công xuất hiện ở Trung Quốc từ thời nhà
Tùy, nhà Đường, phát triển vào thời nhà Tống, nhà Nguyên, nhà
Minh, đạt đến đỉnh cao vào thời nhà Thanh. Các triều đại Trung
Quốc đều tin có hai vị thánh, văn thánh chính là Khổng Tử và võ
thánh chính là Quan Công. Hai nhân vật lịch sử biểu trưng cho quan
1  Trịnh Hoài Đức (Bản dịch của Lý Việt Dũng, Huỳnh Văn Tới hiệu
đính/2005), Gia Định thành thông chí, Nxb. Đồng Nai, tr 236.
193

20.4 Page 194

▲back to top


niệm văn võ song toàn, phục vụ cho việc thống trị của các triều đại
phong kiến Trung Quốc. Chính điều đó Quan Công đã được thần
thành hóa, trở thành vị thần theo tín ngưỡng dân gian và được người
Hoa thờ cúng ở khắp mọi nơi.
Một vị thần có địa vị tối cao trong hệ thống chư Thần của người
Hoa, cho nên Quan Công được cả Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo
thờ phụng. Nho giáo xem Quan Công là “Võ Thánh Đế Quân”, Phật
giáo xem Quan Công là Hộ pháp gọi là “Già Lam Bồ tát”, còn Đạo
giáo phong Quan Công là “Tam giới Phục ma Đại đế”. Cả tam giáo
Nho, Phật, Lão đã tích hợp từ câu chuyện lịch sử, các truyền thuyết,
ghi chép dân gian và nhất là nhân vật từ tiểu thuyết “Tam quốc diễn
nghĩa” của La Quán Trung đã sáng tạo nên một hình tượng Quan
Công chính nhân quân tử “Trung nghĩa, Nho nhã, Anh linh, Thần
uy”.
Trong tâm thức của người Hoa Quan Công đã trở thành một
huyền thoại lịch sử, trở thành điểm tựa tinh thần giá trị đạo đức, biểu
tượng các đức tính cao quý của bậc nam nhân quân tử đại trượng phu.
Ông cũng được xem là biểu tượng của trượng nghĩa trung thành, của
tính hào hiệp và là người bảo vệ cho tầng lớp bị áp bức. Người Hoa
ở Biên Hòa thờ Quan Công vì Ông tượng trưng cho danh dự, lòng
chung thủy, sự hy sinh, độ lượng, can đảm, lòng tốt, sự công minh
chính trực. Tại Thất Phủ cổ miếu các bậc tiền bối của người Hoa đã
thể hiện các tính cách của Quan Công trên một số hoành phi, liễn
đối. “Trung nghĩa thiên thu” (忠義千秋), lòng trung nghĩa của Quan
Vũ bền vững ngàn năm. “Oai chấn Hoa Hạ” (威震華夏), oai danh
làm chấn động cả nước Hoa Hạ. “Thiên cổ nhất nhân” (千古一人),
từ ngàn năm qua chỉ có một người. “Chánh khí trường tồn” (正氣長
), chánh khí của Quan Công sống mãi với thời gian. “Chánh khí
phò luân” (正氣扶輪), chánh khí phò trợ rộng rãi. “Oai trấn Nam
thiên” (威震南天), oai linh của Quan Công nổi tiếng ở trời Nam.
194

20.5 Page 195

▲back to top


Quan Công không chỉ là vị thần thuộc phạm vi cộng đồng, mà
còn được thờ ở trong các gia đình của người Hoa. Nhiều gia đình
người Hoa ở Biên Hòa đã xem Ông như vị thần bổn mạng và đã
thỉnh tranh, tượng Quan Công về thờ tại gia, mong Ông hiển linh phù
hộ cho gia đạo bình an và trấn giữ nhà cửa, hàng yêu phục ma, chủ trì
công đạo. Một số nhà nghiên cứu cho rằng: “Quan Công thờ tại gia
đình thì là vị thần phù hộ cho gia chủ (nam giới), thờ ở đền, miếu là
vị thần phù hộ cộng đồng, thờ ở Đạo quán là một trong ba mươi sáu
tướng của Huyền Thiên thượng đế chuyên trừ tà ma cứu độ chúng
sinh, thờ ở chùa là Già Lam Bồ tát hộ trì tam bảo”1.
Tín ngưỡng thờ cúng Quan Công không chỉ phổ biến đối với
người Hoa, được dân gian Trung Quốc chiêm bái thờ cúng, mà còn
theo chân các lưu dân người Hoa đến nhiều quốc gia khắp nơi trên
thế giới, trong đó có Việt Nam, Ông đã trở thành biểu tượng văn
hoá, tượng trưng cho đạo đức truyền thống của người Hoa. Kể từ
khi người Hoa xây dựng miếu Quan Đế vào thế kỷ XVII, cũng từ
đây cộng đồng người Hoa thực hiện các nghi lễ thờ cúng Quan Công
theo các nghi thức truyền thống. Hàng năm, tại Thất Phủ cổ miếu
cộng đồng người Hoa thường tổ chức Lễ hội Chùa Ông (hay còn gọi
lễ Quan Thánh Đế quân hiển thánh) vào ngày 13 tháng 01 âm lịch,
đây là dịp tiết trời vào xuân, nhân dân bá tánh tham gia lễ hội với
quy mô rất lớn. Ngoài ra, ngày 24 tháng 6 (âm lịch), tổ chức lễ Quan
Thánh Đế quân thánh đản.
3. Lễ rước cộ Chùa Ông Biên Hòa
Theo Đại Nam nhất thống chí có viết về đền Quan Công như
sau: “Ở phía đông các đường phố, về phía nam Cù lao Phố, thuộc
huyện Phước Chính, trông ra sông Phước Giang, đền đài rộng đẹp,
1  Huỳnh Ngọc Trảng (chủ biên, 2002), Sổ tay hành hương đất phương Nam,
Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, tr 215.
195

20.6 Page 196

▲back to top


có tượng cao hơn trượng. Phía sau là quán Quan Âm cùng với Hội
quán Phúc Châu ở đầu phía tây, Hội quán Quảng Đông ở phía đông
là ba ngôi đền lớn. Trải qua loạn Tây Sơn, hai ngôi kia bị phá huỷ,
duy đền này vẫn còn, do người Thanh và người Minh Hương trong
tỉnh đèn hương thờ tự, miếu mạo vẫn như cũ”1. Như vậy, sau thời
gian tranh chấp giữa chúa Nguyễn Ánh và anh em nhà Tây Sơn vào
năm 1776, Cù lao Phố bị tàn phá nhưng việc đèn hương thờ tự tại
Quan Đế miếu vẫn được người Hoa duy trì như xưa.
Theo các vị bô lão người Hoa kể lại, hàng năm Lễ hội Chùa Ông
diễn ra từ ngày 10 đến 13 tháng Giêng âm lịch luôn được các thế hệ
người Hoa nối tiếp nhau duy trì và vun đắp, lễ hội được thực hiện
theo truyền thống từ xa xưa, các nghi lễ thực hành luôn đảm bảo tính
thiêng, phần hội luôn có các tiết mục biểu diễn như: lân, sư, rồng
diễn ra tại sân chùa, được cộng đồng tham dự thưởng thức và cổ vũ.
Lễ hội Chùa Ông được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1966, gọi
Lễ rước cộ Chùa Ông Biên Hòa” được cộng đồng người Hoa tổ
chức quy mô lớn, với sự tham gia của hàng ngàn người Hoa và người
Việt ở Biên Hòa, nhân dân ở các khu vực phụ cận, cùng du khách
thập phương đến tham dự lễ hội. Vào ngày Quan Thánh Đế quân
hiển thánh, tức ngày 13 tháng Giêng năm Bính Ngọ 1966, chính
quyền địa phương lúc bấy giờ đã cho phép cộng đồng người Hoa tổ
chức rước kiệu Quan Thánh Đế quân đi tuần du. Đây chính là lần đầu
tiên người Hoa rước Đức Ông đi tuần du trên một số tuyến đường,
khu chợ Biên Hòa nơi có đông người Hoa sinh sống và buôn bán
kinh doanh.
Kim thân Đức Quan Thánh Đế quân được rước đi trên kiệu, kiệu
được trang hoàng lộng lẫy do tám thanh niên trai tráng khỏe mạnh
1  Quốc sử quán Triều Nguyễn - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam - Viện Sử
học (2006), Đại Nam nhất thống chí (tập 5), Nxb. Thuận Hóa, tr 87.
196

20.7 Page 197

▲back to top


khiêng trên vai, phía sau có bốn người đại diện của bốn bang đi theo
hầu kiệu. Đi trước kiệu là lỗ bộ, bát bửu, các cô gái gánh bông trong
trang phục truyền thống của người Hoa, lân, sư, rồng, các nhân vật
hóa trang thành Bát tiên đi cà kheo, bốn người hóa trang thành thầy
trò Đường Tăng đi thỉnh kinh. Đi phía sau kiệu còn có sự tham gia
của hơn 300 diễn viên, biểu diễn các tiết mục văn nghệ mang sắc thái
văn hóa truyền dân tộc Hoa. Ngoài ra, đi trước tiên còn đoàn xe jeep
chở bánh và nước ngọt đi phát cho người tham gia, tạo ra một không
khí rất vui tươi, thu hút nhân dân bá tánh cùng hòa nhập vào lễ hội.
Kiệu rước Đức Quan Thánh Đế quân xuất phát từ Chùa Ông qua
cầu Ghềnh đến đường Hàm Nghi (nay là đường Cách mạng Tháng
8), sau đó di chuyển đến Phụng Sơn tự cung thỉnh Đức Quảng Trạch
Tôn Vương cùng xuất du. Tại dinh tỉnh trưởng Biên Hòa1 có lập bàn
hương án để cung nghinh kiệu Đức Ông, Trung tá tỉnh trưởng Trần
Văn Hai cùng các quan chức cùng đứng đón. Khi kiệu Ông đến dinh
Tỉnh trưởng, ban nhạc cùng nổi chuông, trống và biểu diễn các tiết
mục văn nghệ để chào mừng kim thân Đức Ông. Sau đó đoàn tiếp
tục xuất du vòng quanh khu vực chợ Biên Hòa, đi qua đường Phan
Đình Phùng, Hưng Đạo Vương, đến Quốc lộ 1 (nay là đường Hà
Huy Giáp) rồi trở về Chùa Ông. Kiệu đi đến đâu nhân dân nhập hội
đến đó, không phân biệt người Việt người Hoa, trên các tuyến đường
kiệu Ông đi qua, nhân dân bá tánh hai bên đường đều lập bàn hương
án vui mừng cung kính kim thân Đức Ông2.
Lễ rước cộ Chùa Ông Biên Hòa được tổ chức lần thứ hai vào năm
1967, phần lễ và phần hội cũng được tổ chức giống như năm 1966.
1  Nay là trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.
2  Theo thông tin của những người Hoa lớn tuổi cung cấp lúc 9 giờ ngày
20/7/2022, tại Chùa Ông. Gồm Huỳnh Dũ 76 tuổi, Lý Ngọc Bửu 72 tuổi, Lý
Hữu Đức 70 tuổi, Vương Văn An 64 tuổi, Trịnh Diệu Khải 66 tuổi, Huỳnh
Hữu Nghĩa 64 tuổi...
197

20.8 Page 198

▲back to top


Năm 1968, do chiến tranh nên phần rước kiệu Đức Quan Thánh Đế
quân đi cung nghinh phải tạm dừng, cũng từ đây khi đến dịp lễ Quan
Thánh Đế quân hiển thánh cộng đồng người Hoa vẫn thực hiện các
nghi lễ theo truyền thống, không có phần nghinh thần.
4. Lễ hội Chùa Ông Biên Hòa từ năm 2013
Sau 1975, đất nước thống nhất nhưng do điều kiện khách quan
và chủ quan (chủ yếu do tình hình biến động chính trị), lễ rước cộ
chùa Ông Biên Hòa chưa có dịp thực hành trở lại. Đến năm 2013,
lễ hội rước cộ Chùa Ông Biên Hòa đã được khôi phục trở lại và đổi
tên thành “Lễ hội Chùa Ông”, từ đó đến nay hàng năm Lễ hội Chùa
Ông luôn được Ban Trị sự Thất Phủ cổ miếu tổ chức bài bản, quy mô
và khoa học, thu hút hàng vạn khách thập phương. Lễ hội Chùa Ông
diễn ra trong năm ngày liên tiếp (từ chiều ngày 9 đến ngày 13 tháng
Giêng âm lịch).
Phần lễ là hoạt động thờ tự liên quan đến tín ngưỡng của người
Hoa do Ban Trị sự Thất Phủ cổ miếu đại diện cho cộng đồng thực
hiện, rất nhiều nghi lễ1 diễn ra theo trình tự thời gian và không gian
khác nhau, Ban Trị sự đại diện cho công đồng dâng đăng, dâng
hương, dâng lễ vật, thực hành các tập quán... nhằm cầu tài, cầu lộc,
cầu sức khỏe của nhân dân bá tánh. Phần hội là hệ thống các hoạt
động vui chơi diễn ra sôi nổi như hoạt động thư pháp, các trò chơi
dân gian, biểu diễn ca kịch cổ truyền, múa lân sư rồng, múa hẩu,
1  Lễ hội Chùa Ông diễn ra các nghi lễ: lễ thỉnh hàm thư (chiều ngày 9 tháng
01), lễ nghinh thần (sáng ngày 10 tháng 01), lễ an vị chư Thần (trưa ngày 10
tháng 01), lễ cáo yết, khai hội (tối ngày 10 tháng 01), lễ vía Quan Thánh Đế
Quân do các Hội quán và các đình thực hiện (ngày 11 và sáng ngày 12 tháng
01), lễ cầu an (sáng ngày 13 tháng 01), lễ vía Quan Thánh Đế Quân do Ban
Trị sự Thất Phủ cổ miếu thực hiện (sáng ngày 13 tháng 01), nghi thức thả
phúc khí cầu (trưa ngày 13 tháng 01), lễ cầu an và nghi thức thả hoa đăng (tối
ngày 13 tháng 01).
198

20.9 Page 199

▲back to top


nghệ thuật đường phố... Tuy nhiên, trong Lễ hội Chùa Ông giữa
phần lễ và hội không có sự tách bạch rạch ròi, mà phần lễ và phần
hội luôn đan xen gắn kết, trong lễ có hội và trong hội cũng có lễ. Sự
đan xen giữa lễ và hội tạo ra không gian văn hóa tâm linh tại Lễ hội
Chùa Ông càng trở nên hấp dẫn, cộng đồng và du khách thập phương
đến tham dự được đắm mình trong không khí lễ hội linh thiêng tràn
đầy hương sắc mùa xuân, và nguyện cầu cho gia đình, đất nước năm
mới an lành, hạnh phúc, phồn vinh.
Từ chiều hôm trước chuẩn bị bước vào lễ hội đã có lễ Thỉnh hàm
thư (gửi thư mời). Theo quan niệm của người Hoa, mỗi khu vực sẽ
có vị thần cai quản cư ngụ ở những đình, miếu khác nhau “Đất có
thổ công, sông có hà bá”, vì vậy vào dịp lễ hội, Chùa Ông cử Ban
Đại diện đến một số đình, miếu dâng thỉnh hàm thư mời chư vị Tôn
thần đến Chùa Ông tham dự những ngày diễn ra lễ hội, để cùng phù
hộ cho đất nước, bá tánh, cộng đồng Hoa - Việt quốc thái dân an,
nhân dân an lành ấm no hạnh phúc.
Nghi lễ Thỉnh hàm thư diễn ra vào lúc 14 giờ chiều trước ngày
diễn ra lễ hội, đại diện Ban Trị sự của Chùa Ông đem hàm thư (thư
mời) và lễ vật đến các đình, miếu gửi lời mời và xin ngày hôm sau
được cung thỉnh các vị Thành hoàng bổn cảnh ở các đình người Việt
đã có công khai khẩn vùng đất; các chư vị chư Thần được người Hoa
thờ tự ở một số cơ sở tín ngưỡng đến Thất Phủ cổ miếu tham dự Lễ
hội Chùa Ông từ ngày 10 đến ngày 13 tháng Giêng (âm lịch).
Đoàn đại diện Ban Trị sự Thất Phủ cổ miếu ba người đem lễ
vật và thư mời đi đến một số đình, miếu như: đình Nguyễn Hữu
Cảnh, đình Bình Quan, Phụng Sơn tự, miếu Thiên Hậu Cung, miếu
Quan Đế (chợ Biên Hòa), đình Tân Lân, miếu Tổ sư. Các đình, miếu
thường đã biết trước lịch của đoàn Ban Trị sự Thất Phủ cổ miếu đến,
199

20.10 Page 200

▲back to top


nên được Ban Quý tế, Ban Trị các đình, miếu sự nghinh đón, có đình,
miếu còn chuẩn bị lân, sư, rồng đứng nghinh đón đoàn từ hai bên
cổng. Mỗi nơi đến đoàn Ban Trị sự Thất Phủ cổ miếu đều có lễ vật
giống nhau gồm: ba cây nhang lớn, một cặp đèn cầy, một giỏ trái cây
và thư mời. Trước bàn thờ chính mỗi đình miếu, đoàn thỉnh hàm thư
dâng lễ vật đèn hương, đọc sớ thỉnh chư Thần ở các cơ sở thờ tự xuất
du đến tham dự Lễ hội Chùa Ông.
Sáng ngày thứ nhất (ngày 10 tháng 01 âm lịch) là lễ nghinh
thần. Lễ nghinh thần là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Chùa Ông,
đây là một hoạt động đặc sắc riêng của cộng đồng người Hoa, tôn
vinh những giá trị đạo đức truyền thống, với sự tham gia của các
đoàn rước và cung nghinh kim thân, linh vị, hương linh các vị thần
được người Hoa, người Việt tôn thờ trong các cơ sở tín ngưỡng ở địa
phương. Các đoàn tham gia nghinh thần gồm có đoàn của Thất Phủ
cổ miếu, 5 đoàn1 đại diện cho 4 Hội quán, ngoài ra còn có đoàn của
Ban Quý tế đình Tân Lân. Các đoàn đi nghinh thần theo hai lộ trình,
đường thủy (đường sông Đồng Nai) và đường bộ, tất cả các đoàn
cùng gặp nhau tại bến sông Nguyễn Văn Trị, sau đó các đoàn cung
nghinh chư Thần đi theo các tuyến đường vòng quanh chợ Biên Hòa
rồi chở về Thất Phủ cổ miếu.
Thành phần tham gia các đoàn rước đều tương đối giống nhau.
Đi đầu các đoàn là cờ Tổ quốc, theo sau theo thứ tự lần lượt là bảng
tên các đoàn (một mặt tiếng Việt, một mặt tiếng Hoa tên đoàn nghinh
thần), đại kỳ (cờ lớn) của các hội quán, hoành phi (một mặt tiếng
Việt, một mặt tiếng Hoa), đội nhạc phèng la (theo từng hội quán),
cờ hội, đội hẩu (hổ) trong trang phục hóa trang, các nhân vật hóa
1  Đoàn Hội quán Phước (Phúc) Kiến, Hội quán Quảng Đông, Hội quán Triều
Châu, Hội quán Sùng Chính - Biên Hòa, Hội quán Sùng Chính - Bửu Long.
200

21 Pages 201-210

▲back to top


21.1 Page 201

▲back to top


trang gắn với văn hóa người Hoa như Quan Âm, Hồng Hài Nhi, Tứ
Đại Thiên Vương, Bát tiên, Thất tiên, Tam Thái tử, Kim Hoa nương
nương, Ngũ Hành nương nương, Bao Công và tùy tùng, Thiên lý
nhãn, Thuận phong nhĩ... Sau các nhân vật hóa trang là các cô gái
rải hoa cầm lồng đèn trong trang phục áo dài sườn xám. Quan trọng
nhất trong mỗi đoàn là kiệu và bàn hương án tùy theo hội quán, đi
sau kiệu lộng là đội rồng, cuối cùng của các đoàn nghinh thần là
cộng đồng theo Hội quán và bá tánh, nhân dân đến tham dự lễ hội.
Những năm gần đây Lễ hội Chùa Ông còn có các thần tướng như: Tứ
đại Thiên vương, Phúc Đức Chánh Thần, Thần Tài, Tam Nha (Nha
Tra, Kim Tra, Mộc Tra), Nhị tiên, Tam Đa (Phúc, Lộc, Thọ)... các
thần tướng cao lớn, sinh động đi cùng các đoàn nghinh thần làm cho
không khí lễ hội thêm phong phú.
Sau khi các đoàn đi đường sông và đi đường bộ cùng gặp nhau
tập kết trên đường Nguyễn Văn Trị theo thứ tự cung nghinh Đức
Quan Thánh Đế quân, cùng các chư Thần đi trên một số tuyến đường
vòng quanh chợ Biên Hòa. Đi đầu là đoàn khai lộ (cầm cờ Tổ quốc
và cờ lễ hội). Sau là các đoàn theo thứ tự đoàn Hội quán Phước Kiến
rước Đức ông Quảng Trạch Tôn Vương, đoàn Hội quán Sùng Chính
Biên Hòa rước Thiên Hậu Thánh Mẫu, đoàn Hội quán Sùng Chính
Bửu Long rước Lỗ Ban Tiên sư, đoàn Ban Quý tế đình Tân Lân rước
Đức ông Trần Thượng Xuyên, đoàn Hội quán Quảng Đông và đoàn
Hội quán Triều Châu rước bàn hương án, cuối cùng là đoàn Thất
Phủ cổ miếu rước kiệu Đức Quan Thánh Đế quân. Nhân dân hai bên
đường phố đều lập bàn hương án trước nhà với đầy đủ nhang đèn,
bánh trái, có người còn cúng cả heo quay... Cộng đồng bá tánh vui
mừng cung kính các vị tiền hiền, các chư Thần và Đức Quan Thánh
Đế quân ghé thăm thị sát tình hình bà con, hiểu những nỗi khó khăn
201

21.2 Page 202

▲back to top


vất vả, vui mừng trước sự phát triển và ban phước lành để cuộc sống
của nhân dân ngày càng sung túc, xã hội phồn vinh và quê hương
giàu đẹp.
Sau khi nghinh thần quanh khu chợ Biên Hòa các đoàn theo thứ
tự trở về Chùa Ông theo đường sông và đường bộ. Sau lễ nghinh
thần, Ban Trị sự Thất Phủ cổ miếu cung nghinh đưa các kim thân,
linh vị và linh hương Thượng đẳng thần Nguyễn Hữu Cảnh, Thành
hoàng bổn cảnh Đình Bình Quan, Quảng Trạch Tôn Vương, Thiên
Hậu Thánh Mẫu và các vị Tổ nghề an vị tại bàn thờ Hội Đồng trong
chính điện.
Buổi tối ngày đầu tiên diễn ra nghi lễ cáo yết, khai hội. Không
gian diễn ra nghi lễ là bên ngoài sân trước cửa Chùa Ông, tham dự
buổi lễ có đông đảo lãnh đạo tỉnh, thành phố và địa phương cùng
cộng đồng Hoa - Việt dâng lễ. Trong không khí trang nghiêm và
liêng thiêng trong tiếng trống, tiếng chuông khai lễ Ban Tổ chức
cùng lãnh đạo tỉnh, các đại biểu và nhân dân thành kính cử hành nghi
thức cúng trời với hương trầm nghi ngút, dâng hoa, quả, ngũ cốc, trà,
rượu, cầu cho quốc thái dân an, xã tắc an bình và năm mới thuận lợi.
Sau khi lễ cáo yết khai hội là chương trình văn nghệ, hát những bài
hát ca ngợi đất nước, mừng xuân vui tươi, đờn ca tài tử, các tuồng
tích cổ phục vụ bà con bá tánh, cầu chúc cho cuộc sống an bình, xã
hội vui tươi, nhân dân bá tánh thêm niềm tin trong năm mới, tất cả
hòa vào không gian văn hóa tạo nên sức sống cho mùa xuân.
Ngày thứ hai (ngày 11/1 âm lịch) và ngày thứ ba (12/1 âm lịch),
các Hội quán thực hiện các nghi thức cúng Đức Quan Thánh Đế
quân đều theo nghi thức truyền thống. Lễ vật tùy theo mỗi hội quán,
nhưng các Hội quán thường có ba cây nhang lớn, một cặp đèn cầy,
một con heo quay, bánh bông lan, bánh bò, bánh bao, trái cây (ngũ
quả), năm chung trà và năm chung rượu. Lễ phục áo thực hành nghi
202

21.3 Page 203

▲back to top


lễ là áo dài là cổ đứng, thắt nút, bên ngoài mặc thêm áo ngắn tay, màu
sắc trang phục theo theo truyền thống hội quán1, đầu đội nón quả bí.
Ban Trị sự các Hội quán và cộng đồng người Hoa theo Hội quán
tham dự cúng Đức Quan Thánh Đế quân. Ban Trị sự và cộng đồng
nghiêm trang trước bàn Hội đồng. Nguyện cầu Quan Thánh Đế quân
và Chư đại Tôn thần phù hộ độ trì cho mưa thuận gió hòa quốc
thái dân an, nhân dân bá tánh an cư lạc nghiệp, cảnh thổ thăng bình
thương nghiệp hưng long, công nghiệp phát triển nông nghiệp bội
thu, gia môn địch cát lão ấu an vui, tinh thần thuận thái vận mệnh
hanh thông, nam tăng bách phước nữ nạp thiên tường, tứ thời vô tai
bát tiết hữu khánh, phúc tinh phổ chiếu nhà nhà khang thái, con cháu
hiếu thảo thời đại thịnh vinh, vạn chúng ngưỡng vọng trời cao phụ
trì, vinh hoa phú quý phước thọ vô cương.
Ngày thứ tư (ngày 13 tháng 1 âm lịch), thực hiện nghi thức cúng
cầu an thả phúc khí cầu và thả hoa đăng. Tiếng mõ tụng kinh của các
hòa thượng cùng hàng trăm phật tử và đại diện các Hội quán người
Hoa ở Biên Hòa vang lên, báo cho các vị thần linh chứng giám tấm
lòng thành của bá tánh với đức Cao Sanh, cầu chúc cho cuộc sống
luôn tốt đẹp, thịnh vượng, cầu cho Thiên Địa Nhân luôn hòa hợp.
Khép lại Lễ hội Chùa Ông là nghi thức thả hoa đăng, hàng trăm ngọn
hoa đăng thắp sáng trôi xuôi theo dòng sông Đồng Nai mang theo
ước nguyện thiện lành cầu cho quốc thái dân an, âm siêu dương thái,
xua tan những điều xấu, vinh danh những giá trị phẩm chất cao quý:
nhân, nghĩa, đức, trí, trung, dũng của con người.
1  Lễ phục truyền thống Hội quán Quảng Đông là áo dài cổ đứng, màu hồng,
bên ngoài mặc thêm áo màu xanh, đầu đội nón quả bí màu xanh. Hội quán
Sùng Chính Bửu Long là áo dài cổ tròn, màu xanh lam. Hội quán Sùng Chính
Biên Hòa là áo dài cổ tròn, màu xanh lam mặc thêm áo màu xanh, đầu đội nón
quả bí màu xanh. Hội quán Phước Kiến là áo dài cổ đứng, xẻ giữa có nút thắt,
màu vàng nhạt. Hội quán Triều Châu là áo dài, cổ đứng, màu đen, bên ngoài
mặc thêm chiếc áo ngắn tay, giữa có nút thắt, màu đỏ đen.
203

21.4 Page 204

▲back to top


5. Một số nét đặc sắc trong Lễ hội Chùa Ông và được đưa
vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Những nghi lễ và hoạt động hội diễn ra trong suốt những ngày lễ
hội nhưng tập trung chính vào ngày 10, trong đó điểm nhấn là hoạt
động nghinh thần diễu hành, biểu diễn nghệ trên đường phố và tại
Chùa Ông. Phần nghinh thần trên một số tuyến đường ở thành phố
Biên Hòa đã trình diễn vẻ đẹp bản sắc văn hóa dân tộc theo hội rước.
Sự đa dạng phong phú của các đoàn nghinh thần, vừa huyên náo lại
vừa trật tự, được trình diễn theo thời điểm và thời gian tạo thành tâm
điểm của lễ hội như một bữa tiệc nghệ thuật đường phố, thu hút hàng
ngàn người tham gia hưởng ứng, như ngày hội đại tiệc văn hóa rực
rỡ màu sắc và âm thanh.
Song hành cùng với các nghi lễ diễn ra bên trong Chùa Ông
thì phần hội diễn lại ra trong không gian ngoài sân Chùa ông. Các
chương trình vui chơi giải trí, sân khấu hóa phục dựng lại các sự kiện
lịch sử gắn với các nhân vật như: Nguyễn Hữu Cảnh, Trần Thượng
Xuyên... đến vùng đất Biên Hòa khai hoang mở cõi, lập làng. Các
nhân vật sự kiện được sân khấu hóa trình diễn cho du khách gợi nhớ
lại hình ảnh hơn 300 năm trước người Việt và người Hoa đến vùng
đất Biên Hòa nhọc nhằn khai phá, xây dựng vùng đất từ hoang vu
cho đến trù phú giàu đẹp như ngày hôm nay. Thông qua lễ hội, gắn
kết cộng đồng dân tộc ở địa phương góp phần gìn giữ các giá trị văn
hóa truyền thống tạo nên bản sắc văn hóa ở Đồng Nai.
Xuyên suốt những ngày diễn ra lễ hội, trong khuôn viên sân
Chùa Ông luôn có các đội lân, sư, rồng của các hội quán thay nhau
biểu diễn. Đối với người Hoa lân, sư, rồng là những con vật biểu
trưng cho tinh thần thượng võ, sự may mắn trong năm. Cùng với
tiếng chuông trống rộn ràng, lân, sư, rồng xuất hiện với những bước
nhảy vui tươi, bằng những động tác khéo léo, uyển chuyển, mạnh
204

21.5 Page 205

▲back to top


mẽ, dũng cảm biểu diễn mai hoa thung, sư tử hí cầu, long tranh châu,
long đoạt châu... Những đường quyền, động tác võ thuật dứt khoát
kết hợp với biểu diễn lân, sư, rồng thể hiện tinh thần thượng võ của
dân tộc, du khách đến tham dự lễ hội được chiêm ngưỡng tiếp thêm
niềm tin mạnh mẽ, vượt mọi trở ngại khó khăn trong năm mới. Bên
cạnh hình ảnh lân, sư, rồng là hình ảnh ông địa hóa trang biểu diễn,
trêu ghẹo bá tánh tạo thêm sự gần gũi thân mật với người tham dự
lễ hội. Nghệ thuật biểu diễn lân, sư, rồng trong dịp Lễ hội Chùa Ông
góp phần giữ gìn và phát huy loại hình nghệ thuật dân gian truyền
thống của cộng đồng người Hoa.
Cùng với các nghi lễ cúng Đức Quan Thánh Đế quân, bên ngoài
sân chùa là các hoạt động biểu diễn nghệ thuật viết thư pháp. Trong
khuôn viên Chùa Ông một số câu lạc bộ Thư pháp, một số nhà họa
gia được mời đến Thất Phủ cổ miếu biểu diễn và cho chữ. Thư pháp
viết bằng tiếng Việt và tiếng Hoa, tái hiện khung cảnh cho chữ đầu
xuân, một nét đẹp văn hóa dân gian trong dịp Tết cổ truyền của dân
tộc. Hoạt động mang ý nghĩa tôn vinh cái đẹp, khuyến khích tinh
thần hiếu học, đạo lý làm người với tư tưởng, tìm về bản sắc văn
hóa của cộng đồng người Việt và người Hoa ở vùng đất Biên Hòa -
Đồng Nai. Du khách đến với không gian giao lưu thư pháp vừa được
tận mắt chiêm ngưỡng những nét bút phóng khoáng kỳ tài của nghệ
nhân, lại vừa được mang về những bức thư họa, thư pháp với nội
dung thể hiện ước nguyện phúc lộc tràn đầy, an khang thịnh vượng,
may mắn cát tường, hay những chữ nhân, lễ, nghĩa, trí, tín...
Nhằm tạo không gian vui chơi bổ ích cho cộng đồng và du khách
trong những ngày đầu xuân, Ban Tổ chức Lễ hội Chùa Ông tổ chức
một số trò chơi dân gian như: trò chơi kéo co, nhảy bao bố, nhảy
dây... Các trò chơi dân gian không chỉ là vui chơi, mà còn là môn thể
thao rèn luyện sức khỏe và mang tính đồng đội cao. Tại Lễ hội Chùa
205

21.6 Page 206

▲back to top


Ông các Hội quán tham gia thi đua, tranh tài với với nhau, du khách
đến lễ hội cũng có thể cùng tham gia thử sức. Các trò chơi đem lại
niềm vui, sự thoải mái cùng những tiếng cười sảng khoái cho mọi
người khi tham dự lễ hội, đồng thời tạo nên sự gắn kết tình thân giữa
cộng đồng Việt - Hoa.
Cuối cùng là nghi thức thả phúc khí cầu (bong bóng) và thả
hoa đăng. Trên các phúc khí cầu và hoa đăng người dân viết lời ước
nguyện, lời cầu chúc bình an, may mắn, hạnh phúc cho muôn người,
muôn nhà. Hàng trăm phúc khí cầu bay lên trời, cùng hàng trăm ngọn
hoa đăng lớn nhỏ trôi xuôi theo dòng sông Đồng Nai mang những
nguyện ước thiện lành, cầu cho quốc thái dân an, âm siêu dương thái,
cầu cho một năm mới an khang, thịnh vượng và no ấm. Những chùm
phúc khí cầu đầy đủ màu sắc bay cao, những ngọn đèn hoa đăng lung
linh trôi xa, lễ hội Chùa Ông tạm khép lại mang theo niềm vui mừng
hân hoan cho nhân dân, bá tánh trong dịp tiết trời vào xuân.
Từ những giá trị đặc sắc, năm 2022, Bảo tàng Đồng Nai tiến
hành lập hồ sơ theo Thông số 04/2010/TT-BVHTTDL trình lên Bộ
Văn hóa Thể thao và Du lịch để được xếp hạng di sản đặc sắc của
người Hoa. Ngày 10/11/2023, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ký
quyết định số 3440/QĐ-BVHTTDL công nhận Lễ hội Chùa Ông,
thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai là Di sản văn hóa phi vật thể
quốc gia. Đây là di sản đầu tiên của tỉnh Đồng Nai đối với lĩnh vực
văn hóa phi vật thể.
6. Một vài định hướng phát huy di sản văn hóa phi vật thể Lễ
hội Chùa Ông trong thời gian tới
Việc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa Lễ hội Chùa Ông của
người Hoa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai vào Danh mục di
sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ thu hút được nhiều du khách đến
để tham quan Chùa Ông và vào dịp lễ hội Chùa Ông. Để khai thác
206

21.7 Page 207

▲back to top


hiệu quả những giá trị di sản văn hóa phi vật thể gắn với hoạt động
du lịch mang tính bền vững, tỉnh Đồng Nai có thể thực hiện các giải
pháp sau:
Thực hành Lễ hội Chùa Ông theo những cam kết của cộng đồng
đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thực hành lễ hội theo
truyền thống đúng bản sắc của người Hoa. Chú trọng gìn giữ, bảo tồn
nguyên vẹn phần lễ từ thời gian, không gian, trình tự, cách thức thực
hành các nghi lễ, lễ vật dâng cúng...; đồng thời duy trì tổ chức phần
hội trong Lễ hội với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, trò
chơi... phù hợp với truyền thống văn hóa của người Hoa. Tránh nguy
cơ làm mai một, biến thể hoặc thất truyền các nghi thức trong lễ hội.
Xây dựng đề án nhằm phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật
thể Lễ hội Chùa Ông gắn với phát triển du lịch văn hóa, tâm linh. Kết
hợp xây dựng các tour du lịch tham quan, giới thiệu các di tích khác
trên địa bàn thành phố Biên Hòa.
Phát triển loại hình du lịch cộng đồng, du lịch cộng đồng mang
lại lợi ích cho cộng đồng cư dân địa phương, đồng thời mang đến cho
du khách trải nghiệm, vừa bảo tồn Lễ hội Chùa Ông vừa phát huy giá
trị văn hóa phi vật thể phục vụ nhu cầu của cộng đồng.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền di sản văn hóa phi vật thể Chùa
Ông mới được xếp hạng để nhiều người dân địa phương và du khách
biết. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá lễ hội trên các
phương tiện thông tin truyền thông, sử dụng các trang mạng xã hội
như: Facebook, Zalo... nhằm thu hút du khách trong nước, quốc tế.
Kết luận
Trong tiến trình lịch sử mang vùng đất Nam Bộ, cộng đồng
người Hoa cùng với người Việt đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Di tích Chùa Ông là một dấu ấn
rõ nét về một thương cảng “Cù lao Phố” một thời vang bóng được
207

21.8 Page 208

▲back to top


người Hoa và người Việt cùng tạo dựng. Gắn liền với di tích Chùa
Ông “Lễ rước cộ Chùa Ông Biên Hòa” trước đây và “Lễ hội Chùa
Ông” hiện nay mang tính liên tục gắn liền với dấu ấn lịch sử của
người Hoa trong quá trình khai phá, xây dựng, phát triển vùng đất
Biên Hòa - Đồng Nai. Lễ hội Chùa Ông được tổ chức hàng năm với
nhiều nghi lễ trang nghiêm, phần hội luôn sôi động và phong phú
thu hút cộng đồng người Hoa, Việt tham dự; ngoài ra còn có sự hiện
diện đông đảo của du khách trong và ngoài nước đến tham gia lễ hội.
Những đặc sắc trong Lễ hội Chùa Ông của người Hoa đã xứng đáng
được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn
hóa phi vật thể quốc gia. Trong thời gian tới Ban Trị sự Thất Phủ cổ
miếu cần làm tốt công tác bảo tồn di sản Lễ hội Chùa Ông, tổ chức
tốt hoạt động lễ hội, tạo cảnh quan xanh sạch đẹp để du khách đến lễ
bái và chiêm ngưỡng nét đẹp của di tích, cũng như tham dự lễ hội, từ
đó góp phần phát triển du lịch văn hóa ở Đồng Nai.
208

21.9 Page 209

▲back to top


Tài liệu tham khảo
1. Ban Trị sự Thất Phủ cổ miếu (2010), Thất phủ cổ miếu - Chùa
Ông Cù lao Phố Biên Hòa, Nxb. Đồng Nai.
2. Trịnh Hoài Đức (Bản dịch của Lý Việt Dũng, Huỳnh Văn Tới
hiệu đính/2005), Gia Định thành thông chí, Nxb. Đồng Nai.
3. Trần Hồng Liên (2005), Văn hóa người Hoa ở Nam Bộ - Tín
ngưỡng và tôn giáo, Nxb. Khoa học Xã hội.
4. Sơn Nam (2009), Đình miếu và lễ hội dân gian miền Nam,
Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Quốc sử quán Triều Nguyễn - Viện Khoa học Xã hội Việt
Nam - Viện Sử học (2006), Đại Nam nhất thống chí (tập 5), Nxb.
Thuận Hóa.
6. Nguyễn Thị Nguyệt (2013), Đồng Nai - Nam Bộ với văn hóa
phương Đông, Nxb. Đồng Nai.
7. Nguyễn Thị Nguyệt (2016), Văn hóa tín ngưỡng dân gian
người Hoa Đồng Nai, Nxb. Mỹ Thuật.
8. Huỳnh Ngọc Trảng (chủ biên) (1998), Cù lao Phố lịch sử và
văn hóa, Nxb. Đồng Nai.
9. Nguyễn Ngọc Thơ (2017), Tín ngưỡng Thiên Hậu vùng Tây
Nam Bộ, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
10. Huỳnh Ngọc Trảng (chủ biên 2002), Sổ tay hành hương đất
phương Nam, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
11. Tsai Maw Kuey (1968), Người Hoa ở Việt Nam, Bản dịch
của Ban Dân tộc học - Viện Khoa học Xã hội Thành phố Hồ Chí
Minh, luận án tiến sĩ.
12. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam - Viện Sử học (2006), Đại
Nam nhất thống chí tập 5, Nxb. Thuận Hóa.
209

21.10 Page 210

▲back to top


MIẾU QUAN ĐẾ BIÊN Hòa
(Chùa Ông, Thất Phủ cổ miếu)
MỘT SỐ PHÁT HIỆN MỚI QUA ĐỐI CHIẾU
CÁC THƯ TỊCH CỔ
Lê Ngọc Quốc1
Theo thư tịch cổ đã ghi nhận: Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh lập
phủ Gia Định vào năm 1698 thì trước đó vào năm 1679, Đô đốc Trần
Thượng Xuyên đã vâng mệnh Chúa Nguyễn (Nguyễn Phúc Tần, còn
được gọi là Chúa Hiền), đem quân bản bộ vào kinh dinh xứ Bàn Lân
(Biên Hoà ngày nay) [1].
Thưở ấy, tại một cù lao lớn trên sông xứ Bàn Lân (nay là Cù lao
Phố), tổng binh họ Trần đã cho khai thác trên quy mô lớn: mở mang
đất đai, lập thành phố chợ, xây dựng đường sá, cầu đò, bến cảng,
kho bãi, tửu điếm, khách sạn… Kêu gọi thương nhân Trung Hoa,
người Tây, người Nhật, người Chà Và… các nơi đến mua bán giao
thương. Chẳng bao lâu, dưới sự quản lý, tổ chức linh hoạt; Đô đốc
Trần Thượng Xuyên cùng các lưu dân đã biến vùng đất hoang sơ trở
thành thương cảng, trung tâm thương mại và giao dịch quốc tế của
cả vùng Đồng Nai, Gia Định.
Lưu dân người Hoa đi tới đâu, họ cũng mang theo tín ngưỡng
thờ Quan Công và xem Quan Công là một trong ba vị thần tối thượng
cùng với Ma Tổ (Thiên Hậu Thánh Mẫu) và Phúc Đức Chánh Thần
1  Lê Ngọc Quốc (Thành viên Ban Quý tế đình Tân Lân, thành phố Biên Hòa)
210

22 Pages 211-220

▲back to top


22.1 Page 211

▲back to top


trong đời sống tinh thần của họ. Sau khi ổn định ở vùng đất mới, họ
cùng nhau tạo dựng miếu thờ Quan Công (Quan Đế miếu).
1. Đôi nét về miếu Quan Đế Biên Hoà
Địa chỉ miếu: số 48 Đặng Đại Độ, phường Hiệp Hoà, thành phố
Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Thất Phủ cổ miếu, tên gốc là Quan Đế miếu, tạo dựng vào năm
1684 tại Cù lao Phố, là cơ sở văn xã đầu tiên của cộng đồng người
Hoa ở Nam Bộ. Chính vì vậy nên việc tìm hiểu về di tích này là một
đóng góp quan trọng cho việc tìm hiểu lịch sử quá trình hình thành
và phát triển văn hoá của vùng đất Nam Bộ [2].
Thất Phủ cổ miếu ngày nay toạ lạc trên một thế đất đẹp phía
tả ngạn sông Đồng Nai; rộng gần 3.000m2, được ngăn cách với bên
ngoài bởi vòng tường gạch. Mặt tiền miếu hướng Tây Nam nhìn ra
sông lớn có 1 cổ thụ sum xuê soi mình trên dòng nước; tất cả đã tạo
cho ngôi miếu một quang cảnh thoáng mát, nên thơ nhưng cũng thật
thâm u, cổ kính. Miếu có 3 cổng ra vào, cổng chính nhìn ra sông
Đồng Nai xây theo lối tam quan, biển cổng khắc chữ Hán 七府古
- Thất Phủ cổ miếu. Một cổng phụ biển đề chữ Hán 七府五行廟-
Thất phủ Ngũ hành miếu, ở mặt tường bên phải sân miếu, cổng phụ
còn lại biển đề 七府觀音殿- Thất Phủ Quan Âm điện [2].
2. Miếu Quan Đế qua các tư liệu lịch sử
2.1. Phủ biên tạp lục
Theo sách Phủ biên tạp lục biên soạn năm 1776 có ghi chép tổng
hợp về Đàng Trong, nguồn đa số từ thư tịch trong tàng thư ở Phú
Xuân.
Trong mục thuế đò, phủ Gia Định có ghi chép:
1/ Tuần Đồng Tranh thuộc Phủ Gia Định: thuế 35 quan 5 tiền.
2/ Chợ Lạch Cát: thuế 81 quan.
211

22.2 Page 212

▲back to top


3/ Đò Điện Quan Đế: thuế 373 quan.
4/ Đò dọc từ An Lâm đến Sài Côn: thuế 89 quan.
5/ Đò chợ Đồng Nai: thuế 60 quan.
6/ Đò nhỏ Lò Giấy: thuế 55 quan.
7/ Đò chợ Dinh cũ: thuế 30 quan 2 tiền1.
Như vậy trước năm 1775, thời điểm Thuận Hóa - Phú Xuân bị
Chúa Trịnh chiếm, ở khu vực quanh Cù lao Phố có 3 bến đò, 1 chợ
được triều đình lập sổ bộ đánh thuế:
- Chợ Lạch (Rạch) Cát (nay là khu vực đầu cầu Hiệp Hoà).
- Bến đò điện Quan Đế (nay là khu vực giữa Chùa Ông - cầu
Gành).
- Bến đò chợ Lò Giấy (nay là khu vực bến nước sau đồn công an
phường Bửu Hoà).
- Đò dọc từ An Lâm (*) đến Sài Côn (nay là khu vực bến Đò Kho
Hiệp Hoà - An Bình).
So sánh các địa phương khác trong phủ Gia Định lúc bấy giờ:
- Thuế 3 sở: chợ Phú Lâm, chợ Lò Luyện, chợ Quán Bình Khang
ở Sài Côn (vùng Chợ Lớn ngày nay): 110 quan.
- Đò Sài Côn (vùng Chợ Lớn ngày nay): 178 quan.
- Đò Rạch Cát (vùng Chợ Lớn ngày nay): 78 quan1.
So với số tiền thuế hàng năm của chợ và đò ở khu đô thị cổ
Hội An ghi chép trong chương này thấp hơn ở Củ lao Phố:
1  Lê Quý Đôn (Phủ biên tạp lục, Bản dịch Nguyễn Khắc Thuần, Nxb. Giáo
dục năm 2008) sđd, tr.36.
(*) Đò dọc An Lâm hiện nay thuộc khu vực bến đò Kho từ Cù lao Phố qua
phường An Bình, TP. Biên Hòa (Bảo tàng Đồng Nai, Cù lao Phố Lịch sử và văn
hoá, Nxb. Đồng Nai 1998).
212

22.3 Page 213

▲back to top


- Đò Thanh Hà (ở Hội An): 190 quan 5 tiền.
- Chợ Hội An: 49 quan1.
Như thế có thể thấy rằng: bến đò điện Quan Đế (Nông Nại Đại
Phố) thuế năm là 373 quan. Đây là mức thuế cao nhất phủ Gia Định
lúc bấy giờ, hơn Hội An, Đà Nẵng và ngang tầm 2 bến đò ở Huế là
Phú Xuân Thượng, Phú Xuân Hạ (2 bến này, thuế năm là 684 quan)2.
Vì thế trong Đại Nam nhất thống chí đã mô tả sự hưng thịnh
của Cù lao Phố lúc bấy giờ:“…Trần Thượng Xuyên chiêu nạp được
người buôn nhà Thanh, xây dựng phố chợ đường xá, nhà ngói, lâu
đài san sát ở trên bờ sông, nối liền năm dặm, chia thành ra ba đường
phố: đường phố lớn, giữa phố lát đá trắng, đường ngang lát đá ong,
đường nhỏ lát đá xanh, đường rộng bằng phẳng, người buôn tụ tập
đông đúc, tàu biển, ghe sông đến đậu neo chen lấn lẫn nhau, còn
những nhà buôn to lớn ở đây là nhiều hơn hết, làm thành một chốn
đại đô hội...” 3
2.2. Hoàng Việt nhất thống dư địa chí
Hoàng Việt nhất thống dư địa chí biên soạn năm 1806, là bộ sách
ghi chép tường tận về hệ thống giao thông đường bộ lẫn đường thủy
của nước ta đầu thế kỷ 19. Trong quyển II, mục Đường trạm bộ và
thuỷ của dinh Trấn Biên - Phụ chép về đường bộ có đoạn:
…Hai bên đều là ruộng vườn, dân cư thưa thớt, chuyên trồng
dâu và mía, đến lị sở dinh Trấn Biên, thuộc địa phận thôn Tân Lân,
tổng Tân Chánh, huyện Phước Long. 52 tầm [1 tầm khoảng 1.8~ 2.3
1  Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, Bản dịch Nguyễn Khắc Thuần, Nxb. Giáo
dục năm 2008, sđd, tr.32.
2  Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, Bản dịch Nguyễn Khắc Thuần, Nxb. Giáo
dục năm 2008, sđd, tr.31.
3  Quốc sử quán triều Nguyễn (Hoàng Văn Lâu dịch 2012), Đại Nam nhất
thống chí (tập 2), Nxb Lao động, Hà Nội, tr.1648.
213

22.4 Page 214

▲back to top


mét], hai bên là nhà quan và trại quân, dân cư đông đúc, đến chợ
thôn Tân Lân [chợ Biên Hoà ngày nay], tục gọi là chợ Bàn Săng,
chợ này có quán xá rất đông đúc, có rất nhiều người buôn bán.
728 tầm, hai bên đường là nhà quan và trại quân, dân cư đông
đúc đến bến đò Phước Lư, sông rộng 80 tầm, tục gọi là bến đò Rạch
Cát. Nước ở đây ngọt, khi nước lên sâu 5 tầm, nước xuống sâu 4 tầm,
rồi qua bến Cù lao Phố, ngày trước ở đây có cầu bắc ngang, cửa nhà
phố xá của cư dân đều lợp ngói san sát nhau, đến thời Tây Sơn dân
cư chạy tán loạn, chỉ còn lại ruộng vườn.
90 tầm, hai bên đường là nhà tranh nhà ngói xen nhau, dân cư
rất trù mật, đến bến đò, sông rộng 164 tầm, tục gọi là sông Đồng
Nai, bến đò tục gọi là bến đò Cù lao Phố (*). Nước sông này vào mùa
xuân hè có nắng to thì trong và ngọt, đến mùa thu đông do mưa lụt
nên hơi đục, khi nước lên thì sâu 5 tầm, nước xuống thì sâu 4 tầm.
Thượng lưu sông này tức đầu suối Ba Can, hạ lưu tức ngã ba Nhà
Bè, đến chợ thôn Bình Tiên, tục gọi là chợ Lò Giấy, thời Tây Sơn có
đồn đóng ở đây, nên còn gọi là Chợ Đồn, chợ này có quán xá rất
đông đúc…”1
Trong quyển VII ghi chép về dinh Trấn Biên, ghi chép hướng
từ trước cửa trấn thành xuôi về hướng hạ lưu sông lớn [sông Đồng
Nai]:
“…Bên trái sông lớn có cồn tức Cù lao Phố, cồn dài 1.580 tầm,
bề ngang1.070 tầm, ở đây đường phố và nhà ngói liền nhau, tàu
buôn đậu kín bến, đến thời Tây Sơn thì nơi này trở thành ruộng vườn.
50 tầm, hai bên bờ đều có ruộng vườn và dân cư nhưng thưa
thớt, đến bến đò chợ thôn Bình Tiên [nay là Bình Long - Bửu Hoà],
1  Lê Quang Định (Phan Đăng dịch 2005), Hoàng Việt nhất thống dư địa chí,
Nxb. Thuận Hoá, tr. 87.
214

22.5 Page 215

▲back to top


sông rộng 168 tầm, khi nước lên sông sâu 5 tầm, nước xuống sâu 4
tầm, tục gọi là chợ Lò Giấy, từ khi Tây Sơn đóng đồn ở đây, thì đổi
tên là bến đò Chợ Đồn, chợ có quán xá đông đúc, có đò ngang đưa
qua Cù lao Phố…”1
Tra cứu phần các bến đò ở Trấn Biên trong 2 tài liệu Phủ biên
tạp lục (1776) và Hoàng Việt nhất thống dư địa chí (1806), chúng tôi
cho rằng bến đò ngang từ bến đò Chợ Đồn [bến đò chợ Lò Giấy] qua
Cù lao Phố có tên là bến đò Cù lao Phố; đây chính là bến đò Điện
Quan Đế trong ghi chép của Phủ biên tạp lục.
2.3. Gia Định thành thông chí
Gia Định thành thông chí là một quyển địa chí do Trịnh Hoài
Đức (1765-1825) biên soạn. Sách viết về vùng đất Gia Định (khoảng
năm 1820), đây là một sử liệu quan trọng về Nam Bộ thời nhà
Nguyễn.
Trong quyển 6 - Thành Trì chí, mục Miếu Quan Đế chép:
Nằm về phía nam cù lao Đại Phố, phía đông ngã ba đường, mặt
trông ra Phước Giang, điện vũ nguy nga, tượng đắp cao hơn một
trượng, phía sau là điện quán Quan Âm, phía ngoài có tường gạch
bao quanh, bốn góc có 4 con lân bằng đá ngồi xổm (*). Cùng với hội
quán Phúc Châu đầu phía tây đường lớn và hội quán Quảng Đông ở
dưới phía đông là 3 cái đền lớn. Từ loạn Tây Sơn nhân dân ly tán, 2
đền kia bị hoang phế, duy miếu nầy là của chung phố nên riêng được
giữ gìn tồn tại. Nhưng đến mùa thu năm Kỷ Mùi (1799) Thế Tổ Cao
Hoàng thứ 22 [Nguyễn Ánh lên ngôi Chúa tại Gia Định năm 1778],
ở Trấn Biên có lụt lớn, tượng bị nước ngâm rã mà rường cột và mái
ngói trải lâu năm nên cũng đã hư mục. Năm Đinh Sửu (1817) niên
1  Lê Quang Định (Phan Đăng dịch 2005), Hoàng Việt nhất thống dư địa chí,
Nxb. Thuận Hoá, tr. 300.
215

22.6 Page 216

▲back to top


hiệu Gia Long thứ 16, người làng họp bàn trùng tu nhưng không đủ
sức, nhờ tôi thần đây, đứng ra làm chủ việc ấy, vì cho thần là người
sở tại của bản quán này. Ban đầu tôi thần cũng vì người mà miễn
cưỡng nhận lời cho họ vui lòng, mà lòng thì vẫn chưa quả quyết.
Đến khi dỡ miếu, trên cây đòn dông chính có đóng phụ vào một tấm
ván, tuy mối mọt đã ăn mòn nhưng chữ khắc vẫn còn rõ, chỉ vì muội
khói hương đèn lâu ngày làm tối mờ. Bảo nhẹ tay chùi rửa rồi xem
kỹ, thì thấy nước sơn vẫn dày dặn bền bỉ, nét chữ rõ ràng, mặt trước
kê tên 8 người chủ hội, trong ấy có tên họ ông nội của tôi thần, kỳ dư
còn tên nhiều người nữa, đều không biết đó là ai, mặt sau khắc: ngày
tốt tháng 4 năm Giáp Tý, niên hiệu Chính Hòa thứ 5 (1684). Cây đòn
dông bên trái có một tấm ván khắc tên 11 người chủ hội, trong ấy
có tên họ cha tôi thần, mặt sau khắc: ngày tốt tháng 2 năm Quý Hợi
niên hiệu Cảnh Hưng thứ 4 (1743) nên tôi thần bàng hoàng hồi lâu,
trong lúc đó có đông người dành xem, rốt lại tấm ván ấy liền tự rã
ra, tôi thần đem tới trước miếu khấn vái rồi đốt đi. Tôi thần chạnh
nghĩ rằng: thần linh với nhà tôi thần đã 3 đời có túc duyên, tôi thần
này đâu dám không hoàn thành ước nguyện tha thiết của đời trước?
Nên tôi thần cố kêu gọi mọi người cùng làm, sửa mới đắp lại pho
tượng, sửa sang đồ thờ phụng, nay cũng đã tạm đầy đủ. Vậy xin ghi
vào đây”1.
Ngày nay chúng ta được biết lịch sử miếu Quan Đế ở Cù lao Phố
xây dựng từ năm 1684, trùng tu lần 1 vào năm 1743, và tái thiết năm
1817; là từ tài liệu chép trong Gia Định thành thông chí của Trịnh
Hoài Đức.
1  Trịnh Hoài Đức, Hậu học Lý Việt Dũng dịch và chú giải - Tiến sĩ Huỳnh
Văn Tới hiệu đính và giới thiệu, Gia Định thành thông chí, Nxb. Tổng hợp
Đồng Nai 2005, sđd, tr. 236.
216

22.7 Page 217

▲back to top


Một chi tiết khác được đề cập trong Gia Định thành thông chí
như sau:
Tháng 4 mùa hạ năm thứ 32 Kỷ Mùi (1679)… quan Tổng binh
thủy lục trấn thủ các xứ ở Long Môn thuộc Quảng Đông nước Đại
Minh là Dương Ngạn Địch và Phó tướng Hoàng Tấn, quan Tổng
binh trấn thủ các châu Cao, Lôi, Liêm là Trần Thắng Tài, Phó tướng
Trần An Bình dẫn quân và gia nhân hơn 3000 người cùng chiến
thuyền hơn 50 chiếc, chạy sang nước Nam nguyện được làm dân
mọn…, triều đình mới tổ chức khao đãi ân cần, chuẩn y cho giữ
nguyên chức hàm, phong cho quan tước rồi lệnh cho tới Nông Nại
(Đồng Nai) làm ăn, gắng sức khai thác đất đai. Mặt khác, triều đình
còn hạ chỉ dụ cho Quốc vương Cao Miên (Thủy Chân Lạp) biết
việc ấy để không xảy ra chuyện ngoài ý muốn. Được lệnh, các ông
Dương, Trần vào Kinh tạ ơn rồi phụng chỉ lên đường. Bọn tướng
Long Môn họ Dương đem binh thuyền tiến nhanh vào cửa Xoài Rạp,
và cửa Đại cửa Tiểu (thuộc trấn Định Tường) dừng trú tại xứ Mỹ
Tho. Bọn tướng các xứ Cao, Lôi, Liêm họ Trần thì đem binh thuyền
tiến vào cửa Cần Giờ rồi đồn trú tại xứ Bàn Lân thuộc Đồng Nai
(nay là Biên Hòa)”. 1
Định cư được một thời gian ngắn thì nhóm lưu dân cùng chung
sức xây dựng miếu Quan Đế, thờ Quan Vân Trường - Ông là một vị
thánh nhân có tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với cộng đồng, là hình
tượng đại diện cho sự uy nghiêm, thịnh vượng và chính trực.
Lúc bấy giờ ngoài hai nhóm lưu dân nhà Đại Minh, được chính
sử ghi chép trên thì vùng đất Thuỷ Chân Lạp này đã có lưu dân từ
1  Trịnh Hoài Đức (Hậu học Lý Việt Dũng dịch và chú giải - Tiến sĩ Huỳnh
Văn Tới hiệu đính và giới thiệu), Gia Định thành thông chí, Nxb. Tổng hợp
Đồng Nai 2005, sđd, tr.110.
217

22.8 Page 218

▲back to top


nơi khác thâm nhập. Họ có thể là những cố nông đi tìm đất mới, tội
đồ bỏ trốn, ngưới tránh sưu thuế nặng nề, trốn binh dịch; là những
người thích phiêu lưu, mạo hiểm và cả những nhóm dân Công giáo
bị chánh quyền đương thời bức đạo, đe dọa tính mạng, nên bỏ chạy
vào đây, nơi còn hoang vắng, thoát vòng cương tỏa để giữ lấy đức
tin.
Trong 1 bản đồ mang tên: “Giáp Ngọ niên bình Nam đồ” 1, được
các nhà nghiên cứu gần đây khảo cứu. Thông tin trong bản đồ ghi
nhận vùng này, [hậu bán thế kỷ 17] lúc bấy giờ có hai nhóm người
Hoa từ Quảng Đông và Phúc Kiến, định cư bên hai bờ sông Tiền, và
có sự hiện diện của ba thuyền lính Quảng Nam trú đóng gần thành
của phó Vương Nặc Nộn ở Sài Côn [vùng Chợ lớn ngày nay].
3. Miếu Quan Đế qua các thời kỳ
3.1. Xây dựng và trùng tu, tái thiết
Theo tài liệu của Ban Trị sự Thất Phủ cổ miếu [2], cơ sở tín
ngưỡng này được xây dựng, trùng tu, tái thiết qua nhiều thời kỳ:
1/ Xây dựng năm Giáp Tý - 1684.
2/ Trùng tu năm Quý Hợi - 1743 (lần thứ 1).
3/ Đại trùng tu năm Đinh Sửu - 1817 (lần thứ 2).
4/ Trùng tu năm Mậu Thìn - 1868 (lần thứ 3).
5/ Trùng tu năm Giáp Ngọ - 1894 (lần thứ 4).
6/ Đại trùng tu năm Mậu Tý - 2008 (lần thứ 5)
3.2. Khảo tả.
1- Xây dựng năm Giáp Tý - 1684.
Khởi thuỷ do 8 người hội chủ bang hội trong đó có ông nội của
1  Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư và Giáp Ngọ niên bình Nam đồ, Tạp chí Nghiên
cứu và Phát triển số 2, năm 2014, tr.88.
218

22.9 Page 219

▲back to top


quan Trịnh Hoài Đức cùng một số người khác đứng tên cho công
trình xây cất miếu Quan Đế.
2- Trùng tu năm Quý Hợi - 1743 (lần thứ 1)
Sau 59 năm thì miếu được trùng tu, trong 11 người hội chủ bang
hội có cha của quan Trịnh Hoài Đức.
3- Đại trùng tu năm Đinh Sửu - 1817 (lần thứ 2)
Biến loạn chiến tranh, Cù lao Phố bị tàn phá khốc hại, mặc dù
còn tồn tại do là miếu chung của Phố, nhưng lúc ấy dân chúng xiêu
tán tứ phương, rồi tiếp đến trận lụt năm 1799, khiến miếu bị hư hại
nặng nề.
Trong Hoàng Việt nhất thống dư địa chí (1806) ghi chép về
dinh Trấn Biên; ngoài các di tích cổ được liệt kê: điện Văn Thánh ở
Bình Thành, Tân Lại; chùa núi (Bửu Phong tự) ở thôn Bình Điện,
miếu Quan Đế ở thôn Bình Thảo chợ Bến Cá, chùa Sắc Tứ thôn Tân
Phước, chùa cổ Vãi Lượng (bị hư hỏng), miếu Long Vương ở thôn
Phước Hoà. Riêng ở khu vực Cù lao Phố chỉ thấy ghi chép về miếu
Chưởng cơ Lễ Thành Hầu: “miếu ở bờ phía bắc trông ra sông, ông
là biên tướng thời tiên triều, ngày trước từng giao chiến với Cao
Miên rồi chết trận, triều đình sai lập miếu này để thờ, tặng là khai
quốc công thần, muôn thuở cúng tế, ngày nay vẫn vậy, lại được dự
lệ quốc tế như cũ…”. 1
Xét theo tài liệu trên, có thể sau khi chịu đại nạn “thuỷ, hoả, đạo,
tặc” thì miếu Quan Đế đã hư hỏng hoàn toàn, cỏ cây che lấp nên đã
không được ghi chép trong Hoàng Việt nhất thống dư địa chí (1806)
chăng?
1  Lê Quang Định (Phan Đăng dịch 2005), Hoàng Việt nhất thống dư địa chí,
Nxb. Thuận Hoá, tr. 300.
219

22.10 Page 220

▲back to top


Sau chiến tranh (1802) dân chúng lần hồi trở về bổn quán, xây
dựng lại quê hương: “… hai bên đường là nhà tranh nhà ngói xen
nhau, dân cư rất trù mật, đến bến đò, sông rộng 164 tầm, tục gọi
là sông Đồng Nai, bến đò tục gọi là bến đò Cù lao Phố 1. Đến năm
1817, dân sở tại cậy nhờ quan Trịnh Hoài Đức làm chủ trì, tái thiết
xây dựng lại miếu Quan Đế.
4- Trùng tu năm Mậu Thìn - 1868 (lần thứ 3)
Từ đợt đại trùng tu năm 1817 đến đợt trùng tu năm 1868; trải qua
50 năm, Biên Hoà hứng chịu hai cuộc chiến:
1/ Lực lượng của Lê Văn Khôi từ thành Gia Định đánh chiếm 3
đợt (1833)
Trận này chưa thấy tài liệu ghi nhận Cù lao Phố và miếu Quan
Đế có bị ảnh hưởng cuộc chiến hay không.
2/ Liên quân Pháp - Tây Ban Nha đánh chiếm tỉnh Biên Hoà
(1861)
Trong tài liệu của Ban Tri sự Thất Phủ cổ miếu, dựa theo thông
tin của 1 tấm bia đá ốp vào tường tiền điện ghi tên những người đóng
góp tiền của trùng tu có ghi niên đại “Đồng Trị Mậu Thìn” (năm
1868), chỉ ra đây là lần trùng tu lần thứ ba.
Khi chiếm được tỉnh Biên Hoà, một trại lính thuỷ đánh bộ
của liên quân (camp des Marins) được dựng cạnh Thất Phủ miếu
(Pagodes de Sept Congrégation); 1 ảnh vẽ trong sách xuất bản tại
Paris năm 1862 cho ta thấy kiến trúc của miếu Quan Đế 3, như vậy
1  Lê Quang Định (Phan Đăng dịch 2005), Hoàng Việt nhất thống dư địa chí,
Nxb. Thuận Hoá, tr. 87.
3 Tableau de la Cochinchine, Rédigé sous les auspices de la Société d’ethnographie
- A. Le Chevalier, Paris năm 1862.
ảnh số 16 tr. 248 & 249.
220

23 Pages 221-230

▲back to top


23.1 Page 221

▲back to top


theo các tài liệu trên, có thể kiến trúc của miếu Quan Đế trong hình
vẽ năm 1862, chính là nguyên bản miếu được trùng tu năm 1817.
5- Trùng tu năm Giáp Ngọ - 1894 (lần thứ 4)
Trong một tấm bia đá khác trong miếu khắc tên “Thất Phủ u” và
các bức gốm men xanh trang trí trên nóc ngôi miếu… đều ghi niên
đại “Quang Tự Giáp Ngọ” (1894). Có lẽ đây là niên đại trùng tu cuối
cùng của ngôi miếu, mang lại dáng dấp như ngày nay.
Bên cạnh đó, miếu còn trải qua nhiều lần tái thiết, tu sửa trang
trí nhỏ:
- Quan Âm các (phía sau miếu) do ông Bang Ngầu tái thiết lại
năm 1927.
- Trên một số hoành phi liễn đối, bao lam trong miếu có ghi:
“Dân quốc năm thứ 33”, “Dân quốc năm thứ 36”… cho thấy đây
là các đợt tu sửa nhỏ, trang trí nội thất vào các năm 1944, 1947…[2]
6- Đại trùng tu năm Mậu Tý - 2008 (lần thứ 5)
Từ sau năm 1975 đến trước năm 2005, Thất Phủ cổ miếu gần
như không được tu sửa gì lớn, nếu có thì chỉ xử lý mối mọt, sơn mới
tường, tượng thờ, bao lam, hoành phi, liễn đối với nguồn kinh phí
không đáng kể.
Năm 2007, trước tình trạng xuống cấp của miếu, Ban Trị sự
miếu cùng Ban Quản lý di tích danh thắng tỉnh, họp bàn và đi đến
quyết định đại trùng tu toàn bộ ngôi miếu.
Năm 2008, Ban Trị sự Thất Phủ cổ miếu, cùng 4 bang người Hoa
ở Biên Hoà tiến hành trùng tu, tôn tạo miếu, với tổng kinh phí trên 9
tỷ đồng (thời giá năm 2008) do cộng đồng người Hoa và người Việt
ở Biên Hòa - Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh cùng
các tỉnh thành lân cận và cả một số người Hoa ở Hà Nội, các tỉnh
phía Bắc cùng đóng góp. [2]
221

23.2 Page 222

▲back to top


3.3. Cổ vật
Trong số các cổ vật hiện còn lưu lại tại miếu, thì cổ vật được ghi
chép trong thư tịch là 4 con lân đá: “… phía ngoài có tường gạch
bao quanh, bốn góc có 4 con lân bằng đá ngồi xổm1. Hiện tại các
con lân này nằm ngoài khuôn viên miếu.
Chính điện có tượng Quan Đế, được tạc bằng gỗ mít trong đợt
đại trùng tư năm 1817, trước bàn thờ chánh là một bàn đá chạm nổi
“Long Phúng Thuỷ” làm năm 1894, giữa chánh điện là 1 bàn vọng
làm bằng gỗ trai, do ông Trần Thiên Thành hỉ tạ năm 1752. Lâu
thuyền trước nghi môn được mang từ quê hương Trung Hoa sang
vào năm 1894. Ở thiên tỉnh có lư gang lớn năm 1894, và nhiều liễn
đối, bao lam trong chính điện, quần thể tiểu tượng gốm trên bờ nóc
mái… có tuổi đời hơn trăm năm.
4. Thay lời kết
Miếu Quan Đế Biên Hoà (Thất Phủ cổ miếu, Chùa Ông Cù lao
Phố) được kiến lập từ thuở ban sơ khai thác vùng Nam Bộ, đến nay
đã trải qua lịch sử gần 340 năm; nhưng luôn được cộng đồng người
Hoa và người Việt tôn tạo gìn giữ, trở thành một biểu tượng văn hóa,
tâm linh gắn kết của cộng đồng người Hoa và văn hóa dân tộc Việt
Nam. Di tích miếu Quan Đế Biên Hoà là một di tích lịch sử văn hoá,
kiến trúc độc đáo, được xem là cơ sở tín ngưỡng đầu tiên của người
Hoa trên cả vùng Nam Bộ; đã được xếp hạng di tích ở cấp quốc gia
theo Quyết định số 04/2001/QĐ của Bộ Văn hóa Thông tin ngày
19/02/2001.
Hiện nay, Lễ hội tại Chùa Ông diễn ra với nhiều hoạt động văn
hóa tín ngưỡng đặc sắc, thu hút nhiều người dân khắp nơi đến tham
1 Trịnh Hoài Đức, Hậu học Lý Việt Dũng dịch và chú giải- Tiến sĩ Huỳnh
Văn Tới hiệu đính và giới thiệu, Gia Định thành thông chí, Nxb. Tổng hợp
Đồng Nai 2005, sđd, tr. 236.
222

23.3 Page 223

▲back to top


quan, lễ bái. Lễ hội Chùa Ông lần thứ nhất diễn ra từ ngày 19 đến
22/02/2013 (từ mùng 10 đến 13 tháng Giêng âm lịch năm Quý Tỵ).
Lễ hội là dịp để nhân dân chiêm bái và ngưỡng vọng các bậc tiền
hiền đã có công mở mang, xây dựng vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai,
qua đó thể hiện nét đẹp trong giao lưu văn hóa của các cộng đồng
dân tộc ở địa phương.
223

23.4 Page 224

▲back to top


Tài liệu tham khảo:
[1] Đại Nam thực lục, Nxb. Giáo dục năm 2007.
[2] Ban Trị sự Thất Phủ cổ miếu, Thất Phủ cổ miếu, Nxb. Đồng
Nai 2010.
[3] Bản dịch, hiệu đính và chú thích của Nguyễn Khắc Thuần,
Phủ biên tạp lục, Nxb. Giáo Dục năm 2008.
[4] Bản dịch mới của Hoàng Văn Lâu, Đại Nam nhất thống chí,
Nxb. Lao Động, Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây 2012.
[5] Phan Đăng dịch, chú giải và giới thiệu, Hoàng Việt nhất thống
dư địa chí, Nxb. Thuận Hoá, Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông
Tây, năm 2005.
[6] Hậu học Lý Việt Dũng (dịch và chú giải), Tiến sĩ Huỳnh Văn
Tới hiệu đính và giới thiệu, Gia Định thành thông chí, Nxb. Tổng
hợp Đồng, năm 2005.
[7] Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư và Giáp Ngọ niên bình Nam đồ,
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển số 2, năm 2014.
[8] Bảo tàng Đồng Nai, Cù lao Phố Lịch sử và văn hoá, Nxb.
Đồng Nai năm 1998.
[9] Tableau de la Cochinchine, Rédigé sous les auspices de la
Société d’ethnographie - A. Le Chevalier, Paris năm 1862.
Và 1 số tài liệu trên internet:
- https://gallica.bnf.fr/
- https://baodongnai.com.vn/
- https://nhandan.com.vn/
224

23.5 Page 225

▲back to top


VỀ BỐN TƯỢNG LÂN CỦA THẤT PHỦ CỔ MIẾU
(THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI)
ThS. Nguyễn Hữu Lộc
Bảo tàng Lịch sử TP. Hồ Chí Minh
Thất Phủ cổ miếu (miếu Quan Đế hay Chùa Ông) hiện tọa lạc
trên Cù lao Phố, thuộc khu phố Nhị Hòa, phường Hiệp Hòa, thành
phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Theo các ghi chép trong lịch sử, miếu
được xây dựng vào năm 1684 và là ngôi miếu Hoa được thành lập
đầu tiên tại Nam Bộ, gắn với đợt di dân lớn của người Hoa vào thế
kỷ XVII. Trải qua hơn 300 năm lịch sử, miếu vẫn lưu giữ những giá
trị về kiến trúc nghệ thuật, thể hiện qua những hiện vật bằng gỗ, đá,
đồng, gốm... Với những giá trị đặc sắc đó, Thất Phủ cổ miếu đã được
xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào ngày 19/01/2001.
Vào đầu thế kỷ XIX, trong sách Gia Định thành thông chí, tác
giả Trịnh Hoài Đức đã chép về diện mạo của Thất Phủ cổ miếu như
sau: “Miếu Quan Đế nằm về phía nam cù lao Đại Phố, phía đông ngã
ba đường, mặt trông ra Phước Giang, điện vũ nguy nga, tượng đắp
cao hơn một trượng, phía sau là điện quán Quan Âm, phía ngoài có
tường gạch bao quanh, bốn góc có 4 con lân bằng đá ngồi xổm...”.
Hiện nay, vị trí và quy mô của Thất Phủ cổ miếu vẫn không thay đổi
nhiều so với ngày xưa: mặt bằng tổng thể của miếu với tiền điện,
trung điện, chánh điện và Quan Âm các nằm trên một trục dọc, hai
bên có Đông lang (tả vu) và Tây lang (hữu vu).
Về chi tiết 4 con lân ngồi 4 góc trong đoạn miêu tả trên thì hiện
nay chỉ có những người trong Ban Trị sự của di tích Thất Phủ cổ
225

23.6 Page 226

▲back to top


miếu miếu và người dân xung quanh còn nhớ đến, khách tham quan
ít biết đến các con lân này nếu không có sự chỉ dẫn. Nếu lấy miếu
làm điểm trung tâm thì vị trí của 4 con lân nằm về 4 góc của điểm
trung tâm đó. Để thuận tiện trong việc khảo tả, chúng tôi đánh số cho
các vị trí có tượng lân như sau: Góc Tây Bắc (số 1), góc Tây Nam (số
2), góc Đông Nam (số 3) và góc Đông Bắc (số 4). Trong đó vị trí số
1 và 2 nằm dọc theo con hẻm số 46 Đặng Đại Độ, đây là hẻm đi dọc
phía tây của miếu và cũng là đường chính để vào miếu, vị trí số 3 và
4 nằm dọc theo đường nội bộ trong khu dân cư phía đông của miếu.
1. Vị trí số 1 (góc Tây Bắc):
Được đắp hoàn toàn bằng hợp chất cổ, con lân được tạo hình
đang trong tư thế ngồi nhìn về phía nam, đầu ngẩng cao hơi nghiêng
về bên phải. Phần đầu còn nhìn thấy rõ hai mắt lồi, mũi to và miệng
đang ngậm hạt châu. Các phần còn lại do thời gian quá lâu nên đã bị
phong hóa và rêu phong nhiều, không còn nhận rõ các chi tiết trang
trí. Do nằm sát nhà dân nên xung quanh tượng đã được tôn nền và
trồng thêm cây xanh nên không thấy được tư thế chân của tượng lân.
Kích thước còn lại của tượng: cao 58cm, dài 92cm, rộng 45cm.
2. Vị trí số 2 (góc Tây Nam):
Được đắp toàn khối bằng hợp chất cổ. Tư thế giống với tượng
lân ở vị trí số 1 nhưng ngược hướng. Tượng lân ở đây nhìn về hướng
Bắc, đầu ngẩng cao và nghiêng về bên trái. Kích thước của tượng
như sau: cao 64,5cm, dài 82cm, rộng 49cm. Tượng đang trong tình
trạng xuống cấp nghiêm trọng, hợp chất phủ ngoài bị tróc hết lớp
trang trí và nứt vỡ vào kết cấu bên trong.
3. Vị trí số 3 (góc Đông Nam):
Được đắp toàn khối bằng hợp chất cổ. Tượng lân ở đây có cùng
hướng với tượng số 2, mặt nhìn về hướng Bắc và đầu quay về bên
trái. Tượng lân này còn khá nguyên vẹn, có thể thấy rõ tư thế của
226

23.7 Page 227

▲back to top


lân là đang ngồi xổm với 2 chân trước đang chống thẳng, 2 chân sau
trong tư thế nằm xếp dọc theo thân. Dù bị phong hóa nhiều nhưng
các chi tiết trang trí trên mặt vẫn có thể nhận diện. Kích thước của
tượng: cao 68cm, dài 100cm, rộng 50cm.
4. Vị trí số 4 (góc Đông Bắc):
Được đắp toàn khối bằng hợp chất cổ. Tượng lân ở đây có cùng
hướng với tượng số 1, mặt nhìn về hướng Nam và đầu quay về bên
phải. Kích thước của tượng: cao 60cm, dài 96cm, rộng 50cm. Tượng
bị nứt vỡ và vùi lấp nhiều, không còn nhận diện được các chi tiết
trang trí, trên bề mặt tượng bị cây dại xâm thực.
Một vài nhận xét:
- Bốn tượng lân tại Thất Phủ cổ miếu đều là những tượng lân
được đắp bằng hợp chất cổ, không phải bằng chất liệu đá như trong
sử sách ghi chép. Qua so sánh đối chiếu với các di tích hiện tồn ở
Nam Bộ thì 4 tượng lân của Thất Phủ cổ miếu có cùng chất liệu và
phong cách với những tượng lân tại Di tích lăng Mạc Cửu (Hà Tiên,
Kiên Giang). Tất cả đều mang phong cách Hoa rõ nét, từ đó có thể
xác định chúng đều do những người thợ Hoa thực hiện.
- Bốn tượng lân án ngữ bốn góc có thể có từ thời lập miếu hoặc
trong đợt trùng tu năm 1743, vì những tượng này đã được nhắc đến
trong Gia Định thành thông chí (1820). Người xưa dường như có
ý muốn tôn thêm giá trị của công trình Thất Phủ cổ miếu - nơi thờ
Quan Thánh Đế quân nên đã thể hiện tư thế của 4 con lân đều quay
chầu vào trung tâm. Trong số 4 tượng lân thì chỉ có tượng ở vị trí số
3 là còn thấy rõ tư thế ngồi xổm (hay ngồi thủ phục). Theo quan niệm
dân gian, lân ở miếu ngụ ý trấn yểm, bảo vệ và đem lại thái bình, yên
định cho miếu điện.
- Đáng chú ý là 4 tượng lân đã cho phép chúng ta hình dung về
diện mạo Thất Phủ cổ miếu vào thời kỳ khởi dựng. Theo đó, khuôn
227

23.8 Page 228

▲back to top


viên của miếu không chỉ bó hẹp như hiện nay mà diện tích đó còn
mở rộng ra cả 4 phía. Lúc bấy giờ, khuôn viên ấy theo ghi chép của
tác giả Trịnh Hoài Đức đã được xây gạch bao quanh, dựng 4 tượng
lân ngồi chầu. Ngày nay, bốn tượng lân được xem là những di vật
gắn liền với di tích Thất Phủ cổ miếu, minh chứng cho sự phát triển
của miếu trong lịch sử nên rất cần được quan tâm bảo tồn nhằm lưu
giữ những dấu tích của tiền nhân.
Tài liệu tham khảo:
1. Ban Trị sự Thất Phủ cổ miếu (2010), Thất Phủ cổ miếu, Chùa
Ông Cù lao Phố - Biên Hòa, Nxb. Đồng Nai.
2. Trịnh Hoài Đức (Hậu học Lý Việt Dũng dịch) (2005), Gia
Định thành thông chí, Nxb. Đồng Nai.
228

23.9 Page 229

▲back to top


PHẦN III
KẾ HOẠCH
Lễ hội Chùa Ông THÀNH PHỐ BIÊN HÒA
NĂM 2024
229

23.10 Page 230

▲back to top


KẾ HOẠCH Lễ hội Chùa Ông
(Lần thứ IX, NĂM 2024)
Mục đích, ý nghĩa
- Duy trì tổ chức Lễ hội thường niên tại Chùa Ông (Thất Phủ cổ
miếu Biên Hòa) nhằm bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể Lễ
hội Chùa Ông, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh của cộng đồng Hoa
- Việt, từng bước hình thành sản phẩm du lịch văn hóa ở địa phương.
- Lễ hội Chùa Ông lần thứ IX năm 2024 với các hoạt động tạo
dấu ấn kỷ niệm 340 năm hình thành Thất Phủ cổ miếu Biên Hòa
(Chùa Ông Cù lao Phố) thiết thực kỷ niệm Biên Hòa - Đồng Nai 325
năm hình thành và phát triển, mừng Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội
Chùa Ông được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa và danh mục di
sản văn hóa phi vật thể quốc (Quyết định số 3440/QĐ- BVHTTĐL
ngày 10 tháng 11 năm 2023).
- Góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng đa tộc ở Đồng
Nai về bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền
thống của dân tộc; tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân;
thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng, vui chơi giải trí lành mạnh của Nhân
dân trong dịp mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Thìn 2024.
Yêu cầu
- Các hoạt động lễ hội: Phần lễ phải trang trọng, đảm bảo các
nghi thức truyền thống, theo đúng quy định của pháp luật, đúng Kế
230

24 Pages 231-240

▲back to top


24.1 Page 231

▲back to top


hoạch đã thông báo đến cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương.
Phần hội: Chọn lọc những hoạt động văn hóa phù hợp với tính chất
di tích, phù hợp với phong tục tập quán của người Việt và Hoa, tạo
không gian văn hóa cho nhân dân và du khách vui xuân đầu năm
mới.
- Ban Trị sự Thất Phủ cổ miếu Biên Hòa (viết tắt là Ban Trị sự
TPCM) và Ban Tổ chức Lễ hội Chùa Ông (viết tắt là Ban Tổ chức)
phối kết hợp chặt chẽ với các Sở, ban ngành của tỉnh, thành phố Biên
Hòa và phường Hiệp Hòa để được hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức lễ hội
Chùa Ông đúng quy định, thành công tốt đẹp.
- Tổ chức Lễ hội Chùa Ông phải đảm bảo an toàn, an ninh trật
tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường, mỹ
quan đô thị, không mê tín dị đoan, tiết kiệm, hiệu quả và đạt được
mục đích yêu cầu đề ra; xứng tầm là di tích lịch sử - văn hóa cấp
quốc gia, di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và thực sự là chuỗi
hoạt động văn hóa tâm linh ý nghĩa, bổ ích phục vụ nhân dân, du
khách vui chơi, trẩy hội đầu xuân Giáp Thìn 2024.
Thời gian
Từ ngày 18/02/2024 đến chiều tối ngày 22/02/2024 (từ mồng 9
đến ngày 13 tháng Giêng năm Giáp Thìn).
Địa điểm
Trong khuôn viên Di tích quốc gia Chùa Ông ở Cù lao Phố
(phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa) và không gian lộ trình tuần
du ở thành phố Biên Hòa (một đoạn sông Đồng Nai từ Chùa Ông
qua cầu Hóa An cùng một số trục đường trên địa bàn các phường:
Quyết Thắng, Thanh Bình, Hòa Bình, Quang Vinh, Trung Dũng).
231

24.2 Page 232

▲back to top


Chương trình Lễ hội
Hoạt động trước Lễ: Ngày 18/02/2024 (mồng 9 tháng Giêng)
Buổi sáng
- Nghi thức gửi Thư mời và cung thỉnh kim thân, linh vị các vị
Thần: Nguyễn Hữu Cảnh (đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh), Quan Thánh
Đế Quân (miếu Quan Đế chợ Biên Hòa), Thành Hoàng bổn cảnh
(đình Bình Quan) về Chùa Ông làm lễ an vị tham dự lễ hội.
- Nghi thức gửi Thư mời bài vị, kim thân Đức Ông Trần Thượng
Xuyên (đình Tân Lân), Quảng Trạch Tôn Vương (Phụng Sơn tự),
Thiên Hậu Thánh mẫu (Thiên Hậu cung), Lỗ Ban Tiên sư (miếu Tổ
sư Bửu Long) về Chùa Ông dự lễ hội vào sáng 19/02/2024 (mồng
10 tháng Giêng).
- Khai mạc trưng bày 48 bức tranh về Đức Ông Quan Thánh Đế
quân từ lúc sinh ra cho đến khi hiển Thánh và tranh Thư pháp - Thư
họa tại sân chùa.
Buổi tối
- Đón tiếp các đoàn khách trong nước và nước ngoài về dự Lễ
hội. Tổ chức tiệc chiêu đãi chào mừng các đoàn, các Hội quán người
Hoa Biên Hòa, đại biểu khách mời của tỉnh, thành phố, dự kiến tổ
chức tại Nhà hàng Sen Vàng (P. Quyết Thắng, TP. Biên Hòa). Tại
buổi họp mặt có Chương trình văn nghệ chào mừng; phát biểu của
Ban Tổ chức Lễ hội; Ban Tổ chức tặng Kỷ niệm chương Lễ hội Chùa
Ông 2024 và tặng phẩm địa phương cho các đoàn tham dự; nhận
Kỷ niệm chương của các đoàn tặng; các đoàn giao lưu với nhau (có
chương trình chi tiết riêng).
- Chương trình nghệ thuật biểu diễn phục vụ bá tánh tại lễ đài
trong khuôn viên Chùa Ông.
232

24.3 Page 233

▲back to top


Lễ chính (ngày 19/02/2024, mồng 10 tháng Giêng, Giáp Thìn)
- Buổi sáng: Lễ thỉnh và cung nghinh kim thân, linh vị các vị
Thần: Trần Thượng Xuyên (đình Tân Lân), Lỗ Ban Tiên sư (miếu Tổ
sư Bửu Long), Quảng Trạch Tôn Vương (Phụng Sơn tự), Thiên Hậu
Thánh mẫu (Thiên Hậu cung) tập kết tại sân Phụng Sơn tự cùng kim
thân Đức Ông Quan Thánh Đế Quân thờ tại di tích quốc gia Chùa
Ông, bài vị Tiên hiền thờ tại Chùa Ông và kim thân Đức Ông Quan
Thánh Đế quân thờ tại Quan Đế miếu Biên Hòa (đã thỉnh về Chùa
Ông sáng mồng 9 tháng Giêng) xuất du theo đường thủy (sông Đồng
Nai) và đường bộ vòng quanh chợ Biên Hòa và một số trục đường
thuộc phường Quang Vinh, Trung Dũng, Quyết Thắng về lại Chùa
Ông (có Chương trình cụ thể kèm theo).
- Buổi tối (tại khuôn viên Chùa Ông): Khai lễ, mở hội (Lễ khai
mạc, chương trình nghệ thuật chào mừng, dâng hương cúng trời...)
theo chương trình.
Ngày 20/02/2024 (11 tháng Giêng, Giáp Thìn)
- Buổi sáng: Các đoàn khách trong nước và nước ngoài dâng
hương Đức Ông.
- Buổi chiều: Nghi thức truyền thống vía Đức Ông của đại biểu,
các Hội quán, Hội đoàn người Hoa; biểu diễn đờn ca tài tử Nam Bộ;
các đoàn khách trong nước và nước ngoài tham quan, tìm hiểu về di
tích lịch sử - văn hóa địa phương, hội thi trò chơi dân gian.
- Buổi tối: Biểu diễn nghệ thuật tuồng cổ.
233

24.4 Page 234

▲back to top


Ngày 21/02/2024 (12 tháng Giêng, Giáp Thìn)
- Buổi sáng: Nghi thức truyền thống vía Đức Ông của đại biểu,
các Hội quán, Hội đoàn người Hoa; giao lưu Thư pháp - Thư họa.
- Buổi tối: Biểu diễn nghệ thuật tuồng cổ.
Ngày 22/02/2024 (13 tháng Giêng, Giáp Thìn)
- Nghi thức truyền thống vía Đức Ông và Binh gia của Đức Ông
của Ban Trị sự Thất Phủ cổ miếu, các Hội quán, Hội đoàn người
Hoa; nghi lễ cúng thiên; Lễ thả Phúc khí cầu (bong bóng bay); Lễ
cầu an; Lễ thả Hoa đăng trên sông Đồng Nai.
- Kết thúc Lễ hội.
Ban Chỉ đạo Lễ hội
UBND tỉnh quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Lễ hội do một
đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, thành viên cơ
cấu gồm Sở VHTTDL, UBND thành phố Biên Hòa, các sở, ngành
liên quan để chủ trì, phối hợp các cơ quan chức năng của tỉnh, thành
phố giúp Ban Tổ chức Lễ hội Chùa Ông năm 2024 thực hiện Kế
hoạch đã thông báo, đúng pháp luật, đúng mục đích, đảm bảo an toàn
mọi mặt, đáp ứng nhu cầu văn hóa của nhân dân.
Ban Tổ chức Lễ hội
Ban Chỉ đạo thành lập, do Giám đốc Sở VHTTDL làm Trưởng
Ban; thành viên là Phó Chủ tịch UBND thành phố Biên Hòa và các
vị Ủy viên Ban Trị sự Thất Phủ cổ miếu Biên Hòa; mời đại diện
UBND phường Hiệp Hòa, lãnh đạo Hiệp hội Việt Nam - ASEAN,
Hiệp hội Du lịch Đồng Nai tham gia Ban Tổ chức; kính mời các ông
Trần Quang Toại, Huỳnh Văn Tới, Lê Trí Dũng làm nhiệm vụ Ban
Cố vấn.
234

24.5 Page 235

▲back to top


Trưởng ban Tổ chức Lễ hội Chùa Ông lần thứ IX năm 2024 phân
công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Tổ chức và ban hành Quyết
định thành lập các Tiểu ban điều hành, phục vụ Lễ hội, thành phần là
những thành viên trong Ban Tổ chức Lễ hội và các Hội quán người
Hoa Biên Hòa phụ trách công việc: Nội dung tuyên truyền, nghi lễ,
tuần du, hậu cần, trật tự an ninh, đối ngoại.
Thành phần tham dự
- Đại biểu khách mời danh dự: Lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND -
UBND - UBMTTQ Việt Nam tỉnh Đồng Nai; lãnh đạo Thành ủy,
HĐND - UBND - UBMTTQVN thành phố Biên Hòa; đại diện các
cơ quan, ban ngành, đoàn thể của tỉnh Đồng Nai và thành phố Biên
Hòa; đại diện Lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND và UBMTTQVN
phường Hiệp Hòa và một số phường nội ô TP. Biên Hòa.
- Khách mời: Đại diện các Hội quán, cơ sở tín ngưỡng người
Hoa ở TP. Biên Hòa; đại diện Ban Trị sự, Ban Quý tế các đình, đền,
miếu, chùa trên địa bàn TP. Biên Hòa; một số đoàn du lịch từ các
miếu thờ Quan Công một số nước: Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan,
Đài Loan; một số đoàn trong và ngoài tỉnh: Quan Đế miếu (H. Nhơn
Trạch, tỉnh Đồng Nai), Quan Đế miếu Long Khánh (Long Khánh,
tỉnh Đồng Nai), Quan Đế miếu Phan Thiết (TP. Phan Thiết), Quan
Đế miếu Cần Thơ (TP. Cần Thơ), Hiệp Thiên cung Tân Uyên (TP.
Tân Uyên), Hội quán Nghĩa An (Q. 5, TP. Hồ Chí Minh)...; một số
nghệ nhân Thư pháp thuộc Chi hội Thư pháp người Hoa ở TP. Hồ
Chí Minh; các cơ quan báo đài, truyền thông trên địa bàn tỉnh.
235

24.6 Page 236

▲back to top


Chương trình chi tiết lễ và hội
A. PHẦN LỄ
1. Lễ Nghinh Đức Ông Quan Thánh Đế quân, nghinh Thần
- Thời gian: Từ 7 giờ 00 - 11 giờ 30 ngày 19/02/2024 (mồng 10
tháng Giêng, Giáp Thìn).
- Nội dung: Cung nghinh kim thân, linh vị các vị thần tiêu biểu
gắn với công cuộc khai mở, xây dựng phát triển vùng đất Biên Hòa
- Đồng Nai (Nguyễn Hữu Cảnh, Trần Thượng Xuyên) và các thần
linh bản xứ: Thành Hoàng bổn cảnh (đình Bình Quan), Quảng Trạch
Tôn vương (Phụng Sơn tự), Quan Thánh Đế quân (Quan Đế miếu
Biên Hòa), Lỗ Ban Tiên sư (miếu Tổ Sư Bửu Long), Thiên Hậu
Thánh mẫu (Thiên Hậu cung) và Đức Ông Quan Thánh Đế Quân
thờ tại Chùa Ông xuất du. Lễ nghinh thần diễn ra theo đường bộ và
đường thủy. Mỗi đoàn rước bao gồm lân, cờ hội, băng rôn, banner,
bàn hương án, số người hầu kiệu và bộ phận phục vụ.
- Đường bộ: Tập kết tại Phụng Sơn tự (phường Quyết Thắng)
gồm các đoàn: Đoàn rước cung nghinh kim thân Đức Ông Quảng
Trạch Tôn vương tại Phụng Sơn tự, đoàn rước cung nghinh linh vị
Bà Thiên Hậu Thánh mẫu tại Thiên Hậu cung (phường Hòa Bình),
Đoàn rước cung nghinh kim thân Đức Ông Trần Thượng Xuyên tại
đình Tân Lân (phường Hòa Bình, đoàn rước cung nghinh linh vị Lỗ
Ban Tiên sư tại Miếu Tổ sư (phường Bửu Long). Sau tập kết. Các
đoàn đi theo đội hình và lộ trình theo hướng dẫn của Ban Tổ chức.
- Đường thủy trên sông Đồng Nai (10 phà, 04 tàu du lịch): Lượt
đi xuất phát tại bến sông trước Chùa Ông cặp bến trước Phụng Sơn
tự, lượt về xuất phát từ bến sông trước Phụng Sơn tự, cặp bến sông
236

24.7 Page 237

▲back to top


trước Chùa Ông. Thành phần gồm: Đoàn rước cung nghinh kim thân
Đức Ông Quan Thánh Đế quân tại Chùa Ông; đoàn rước cung nghinh
kim thân Đức Ông Quan Thánh Đế quân thờ tại Quan Đế miếu chợ
Biên Hòa; đoàn rước cung nghinh linh vị Tiên hiền thờ tại Chùa Ông
và các đoàn khách mời (trong tỉnh, trong nước và nước ngoài).
- Sau tập kết, hợp hai đoàn thủy - bộ tuần du:
Thứ tự các đoàn: Đoàn Thất Phủ (khai lộ), Đoàn Hội quán
Phước Kiến Biên Hòa, Đoàn Hội quán Sùng Chính Biên Hòa, Đoàn
Miếu Tổ Sư Bửu Long (Sùng Chính Bửu Long), Đoàn đình Tân Lân,
Đoàn Hội quán Quảng Đông Biên Hòa, Đoàn Hội quán Triều Châu
Biên Hòa, Đoàn khiêng kiệu Đức Ông Quan Thánh Đế quân (đoàn
Thất Phủ), Các đoàn du lịch Quan Đế miếu nước ngoài và các đoàn
Quan Đế miếu trong nước.
Lộ trình đường đi: Từ Phụng Sơn tự, Cách Mạng Tháng
Tám, Nguyễn Văn Trị, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Hiền, Võ Tánh,
Nguyễn Hiền Vương, Nguyễn Thị Hiền, Lê Thánh Tôn, Nguyễn
Văn Trị, Phan Chu Trinh, Phan Đình Phùng, Trịnh Hoài Đức (chợ
đêm Biên Hòa), Vòng xoay Biên Hùng (giao lộ 30 tháng 4, Hà
Huy Giáp, Hưng Đạo Vương), Hà Huy Giáp, Võ Thị Sáu, Phụng
Sơn tự. Đoàn Nghinh Thần biểu diễn các tiết mục tại 2 điểm: Khu
vực chợ Biên Hòa; công viên Biên Hùng và đường Hà Huy Giáp -
Võ Thị Sáu.
2. Khai lễ, mở hội (Lễ cáo yết, khai hội)
- Thời gian, địa điểm: 19 giờ 00 - 22 giờ 30 ngày 19/02/2024
(mùng 10 tháng Giêng, Giáp Thìn) trong khuôn viên Chùa Ông.
237

24.8 Page 238

▲back to top


- Nội dung chương trình: Phát biểu khai mạc; chương trình nghệ
thuật; dâng hương cúng Trời (cáo yết khai mạc Lễ hội Chùa Ông lần
thứ IX năm 2024) và dâng hương Đức Ông trong Chánh điện Chùa
Ông; chương trình văn nghệ ca múa nhạc Việt - Hoa chào mừng lễ
hội.
3. Lễ cúng thiên và Lễ thả phúc khí cầu
- Thời gian, địa điểm: Từ 6 giờ 00 - 11 giờ 00 ngày 22/02/2024
(13 tháng Giêng, Giáp Thìn) trong khuôn viên Chùa Ông.
- Nội dung, ý nghĩa: Cúng trời, thả phúc khí cầu cầu phúc, cầu
an. Ban Tổ chức, đại biểu, khách mời và bá tánh thả 01 con rồng vàng
dài khoảng 10m kết bằng bong bóng và 61 chùm bong bóng (trong
đó có 01 chùm bóng lớn) bay lên trời kèm câu liễn ước nguyện cầu
cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, nhân dân ấm no, hạnh phúc
nhân dịp năm mới.
4. Lễ thả hoa đăng cầu an
- Thời gian, địa điểm: 14 giờ 00 - 19 giờ 00 ngày 22/02/2024 (13
tháng Giêng, Giáp Thìn) trong khuôn viên Chùa Ông và đoạn sông
Đồng Nai trước chùa.
- Nội dung, ý nghĩa: Cầu an. Ban Tổ chức và bá tánh thả 07 hoa
đăng lớn tượng trưng cho 07 phủ người Hoa Biên Hòa và 340 hoa
đăng trung tượng trưng cho 340 năm thành lập Thất Phủ cổ miếu
Biên Hòa (Chùa Ông) xuống sông Đồng Nai cầu cho Quốc thái dân
an, mưa thuận gió hòa, nhân dân ấm no, hạnh phúc nhân dịp năm
mới.
Từ 19 giờ 00 đến 21 giờ 30: Phục vụ bá tánh dâng hương tại
chùa và thả hoa đăng nhỏ ven bờ sông trước chùa. Kết thúc lễ hội.
238

24.9 Page 239

▲back to top


B. PHẦN HỘI
1. Ngày 18/02/2024 (mồng 9 tháng Giêng, Giáp Thìn)
Buổi sáng: Khai mạc trưng bày 48 bức tranh về cuộc đời, sự
nghiệp của Đức Ông Quan Thánh Đế quân từ lúc sinh ra cho đến khi
hiển Thánh và thư pháp - thư họa tại sân chùa.
2. Ngày 19/02/2024 (10 tháng Giêng, Giáp Thìn)
- Từ 15 giờ 30 - 17 giờ 30: Chương trình Đờn ca tài tử Nam Bộ;
- Từ 19 giờ 00 - 22 giờ 30: Khai lễ, mở hội; Chương trình nghệ
thuật, sân khấu hóa và Chương trình văn nghệ ca múa nhạc Việt -
Hoa chào mừng lễ hội.
3. Ngày 20/02/2024 (11 tháng Giêng, Giáp Thìn)
- Từ 17 giờ 00 đến 18 giờ 30: Chương trình biểu diễn võ thuật
của Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao tỉnh Đồng
Nai; Hội thi trò chơi dân gian (kéo co, nhảy bao bố, nhảy dây) của
các Hội quán người Hoa Biên Hòa và Chi đoàn Thanh niên phường
Hiệp Hòa; Chi đoàn Thanh niên thành phố Biên Hòa.
- Từ 18 giờ 30 - 22 giờ 30: Biểu diễn tuồng cổ của Đoàn tuồng
cổ Huỳnh Long (TP. Hồ Chí Minh).
4. Ngày 21/02/2024 (12 tháng Giêng, Giáp Thìn)
- Buổi sáng: Từ 9 giờ 00 đến 11 giờ 30: Giao lưu vẽ tranh thủy
mạc và thư pháp Việt - Hoa: Tái hiện khung cảnh cho chữ đầu xuân
- nét đẹp văn hóa dân gian trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc. Hoạt
động mang ý nghĩa tôn vinh cái đẹp, khuyến khích tinh thần hiếu
học, đạo lý làm người (đọc sách tốt, nói điều hay, làm việc tốt, làm
người tốt); tìm về bản sắc văn hóa của cộng đồng người Việt và
người Hoa ở vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai.
239

24.10 Page 240

▲back to top


Đối tượng tham gia: Một số nghệ nhân thư pháp - thư họa đến từ
Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia và CLB Thư pháp Việt thành phố
Biên Hòa, Chi Hội Thư pháp người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Buổi tối: Từ 18 giờ 30 - 22 giờ 30: Biểu diễn tuồng cổ của
Đoàn tuồng cổ Huỳnh Long (TP. Hồ Chí Minh).
5. Chương trình biểu diễn lân - sư - rồng
- Thời gian, địa điểm: Xuyên suốt 03 ngày diễn ra lễ hội (từ ngày
19/02 đến ngày 21/02/2024) trong khuôn viên Chùa Ông.
C. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Nguồn xã hội hóa của di tích Chùa Ông (Thất Phủ cổ miếu Biên
Hòa) và nguồn ủng hộ của Ban Liên lạc người Hoa Biên Hòa, các
Hội quán người Hoa Biên Hòa...
240

25 Pages 241-250

▲back to top


25.1 Page 241

▲back to top


241

25.2 Page 242

▲back to top


242

25.3 Page 243

▲back to top


243

25.4 Page 244

▲back to top


244

25.5 Page 245

▲back to top


Sơ đồ đường sông
245

25.6 Page 246

▲back to top


2. Sơ đồ đường bộ
246

25.7 Page 247

▲back to top


Lân đá hợp chất ở vị trí 4 góc khuôn viên Chùa Ông
được Gia Định thành thông chí nhắc đến
(Theo tham luận của ThS. Nguyễn Hữu Lộc)
247

25.8 Page 248

▲back to top


Tranh vẽ Thất Phủ cổ miếu năm 1862 của TYP. J. Claye
(Theo tham luận của Lê Ngọc Quốc)
Tranh vẽ một ngôi chùa Hoa ở Đồng Nai (Pagode chinoise à Donaï) của
André Joyeux - giáo sư trường Bá Nghệ Biên Hoà từ năm 1910-1913.
(Theo tham luận của Lê Ngọc Quốc)
248

25.9 Page 249

▲back to top


Chùa Ông
thành phố Biên
Hòa trong
ngày Lễ hội
(mùng 10
tháng Giêng,
2018)
Nghinh Ông
tuần du
(bộ hành)
mùng (10
tháng Giêng,
2018)
249

25.10 Page 250

▲back to top


Diễu hành đường phố
(mùng 10 tháng Giêng, 2018)
250

26 Pages 251-260

▲back to top


26.1 Page 251

▲back to top


Nghinh Ông tuần du (thủy hành)
(mùng 10 tháng Giêng, 2018)
251

26.2 Page 252

▲back to top


Niềm vui diễu hành đường phố
(ngày thứ nhất, mùng 10 tháng Giêng, 2023)
252

26.3 Page 253

▲back to top


Các hộ dân lập bàn hương án nghênh đón Đức Ông tuần du
(mùng 10 tháng Giêng, 2023)
253

26.4 Page 254

▲back to top


Lễ an vị chư thần tại điện thờ Quan Thánh Đế quân
(trưa mùng 10 tháng Giêng)
Nghi thức Tế trời (ngày thứ nhất, mùng 10 tháng Giêng)
254

26.5 Page 255

▲back to top


Nghi thức thả phúc khí trời
(trưa ngày 13 tháng Giêng, 2018)
255

26.6 Page 256

▲back to top


Thả hoa đăng cầu an
(tối ngày 13 tháng Giêng, 2018)
256

26.7 Page 257

▲back to top


Khai mạc Lễ hội Chùa Ông, 2023
(UBND tỉnh tặng hoa chúc mừng, mùng 10 tháng Giêng, 2023)
Lễ cúng Trời (mùng 10 tháng Giêng, 2023)
257

26.8 Page 258

▲back to top


Dự Lễ Hạ Ngươn (Vía Thủy quan Đại Đế, 13/10 Quý Mão)
258

26.9 Page 259

▲back to top


Giao lưu quốc tế
(Trung tâm Văn hóa Quan Công Malaysia viếng Chùa Ông,
25/02/2018)
259

26.10 Page 260

▲back to top


UBND tỉnh trao Chứng nhận của Bộ VHTT và DL, 28/12/2023
Chứng nhận của Bộ VHTT và DL đưa Lễ hội Chùa Ông thành phố
Biên Hòa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
260

27 Pages 261-270

▲back to top


27.1 Page 261

▲back to top


Ban Trị sự Thất Phủ cổ miếu chuẩn bị kế hoạch Lễ hội Chùa Ông,
29/12/2023
Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức họp, triển khai Kế hoạch, 04/01/2024
261

27.2 Page 262

▲back to top


Ban Điều hành Thất Phủ cổ miếu Biên Hòa
triển khai thực hiện kế hoạch, 07/01/1024
262

27.3 Page 263

▲back to top


Mục lục
Lời nói đầu............................................................................................................. 5
Phần I: HỒ SƠ DI SẢN
- Lễ hội truyền thống Chùa Ông thành Phố Biên Hòa.......................................... 9
Phần II: TỪ GÓC NHÌN TỌA DÀM KHOA HỌC
- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo tồn và khai thác giá trị
- Di sản văn hóa (trường hợp Chùa Ông ở Biên Hòa)......................................... 83
- P hát huy lễ hội văn hóa Chùa Ông trong hoạt động du lịch
của thành phố Biên Hòa - Đồng Nai................................................................. 98
- Tín ngưỡng thờ Quan Công và Lễ hội Chùa Ông ở Đồng Nai........................116
- P hát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Chùa Ông
(Thất Phủ cổ miếu) Cù lao Phố Biên Hòa ...................................................... 123
- Phát huy Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Chùa Ông
(Biên Hòa - Đồng Nai) trong đời sống đương đại.......................................... 133
- Đôi nét về tín ngưỡng và văn hóa Quan Công tại Thất Phủ cổ miếu
ở Biên Hòa...................................................................................................... 147
- H iện trạng và giá trị của di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Chùa Ông
(thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai)............................................................. 163
- L ễ hội Chùa Ông - Hành trình đến với Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.. 181
- Từ lễ hội Rước cộ Chùa Ông đến Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.......... 191
- Miếu Quan Đế Biên Hòa (Chùa Ông, Thất Phủ cổ miếu)
Một số phát hiện mới qua đối chiếu các thư tịch cổ........................................ 210
- V ề bốn tượng lân của Thất Phủ cổ miếu
(thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai)............................................................. 225
Phần III: KẾ HOẠCH Lễ hội Chùa Ông THÀNH PHỐ
BIÊN HÒANĂM 2024
- Kế hoạch Lễ hội Chùa ông (lần thứ ix, năm 2024)......................................... 230
- Quyết định về việc thành lập Ban Chỉ đạo Lễ hội Chùa Ông năm 2024........ 241
- Quyết định về việc thành lập Ban Tổ chức Lễ hội Chùa Ông năm 2024........ 243
- Sơ đồ đường sông............................................................................................ 245
- Sơ đồ đường bộ............................................................................................... 246
Phụ lục............................................................................................................... 247
Mục lục.............................................................................................................. 263

27.4 Page 264

▲back to top


DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIA
LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CHÙA ÔNG BIÊN HÒA
UBND thành phố Biên Hòa;
Bảo tàng Đồng Nai;
Thất Phủ Cổ Miếu Biên Hòa;
Nguyễn Xuân Thanh (Chủ biên)
Mã ISBN: 978-604-42-0220-4
Chịu trách nhiệm xuất bản
GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP
BÙI THỊ LÂM NGỌC
Biên tập:
Biên tập kĩ thuật:
Trình bày:
Sửa bản in:
Bìa:
Võ Thị Thanh Hiếu
Nguyễn Văn Lừng
Hoàng Phương
Thanh Hiếu
Nguyễn Minh
.................................................................................................................
In: 500 bản. Khổ: 14.5 x 20.5 cm. In tại: Công ty in Thiên Ngôn- 134/8
Hoàng Hoa Thám, P. 12, Q. Tân Bình, TP. HCM. Số xác nhận ĐKXB:
46-2024/CXBIPH/3-02/ĐoN. Cục Xuất bản, In và Phát hành xác nhận
ngày: 08/01/2024. Quyết định xuất bản số: 01/QĐA-ĐoN, cấp ngày:
29/01/2024. In xong và nộp lưu chiểu: Q1/2024.
..................................................................................................................................
NhÀ XUẤT BẢN Đồng Nai
1953J (210 cũ) Nguyễn Ái Quốc, TP Biên Hoà, Đồng Nai
Ban Biên tập: (02513) 825 292 - P Kinh doanh: 946 521 - 946 530
- Email: dongnainxb@gmail.com